3.2.2.1. Phân vùng hiện trạng mật đội đối tượng bị tổn thương
Dựa trên hiện trạng phân bố các đối tượng tài nguyên, xã hội (dân cư và sinh kế, cơ sở hạ tầng), bản đồ hiện trạng mật độ đối tượng bị tổn thương vùng Cửa Đáy
được thành lập theo quy trình như Bảng 2.2 và được phân vùng từ cao đến thấp (Bản đồ 3).
Vùng I - Vùng có mật độ đối tượng tổn thương thấp, chiếm 24,8% diện tích vùng nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở vùng biển từ 0 đến 6 m nước khi triều kiệt. Đối
Hình 3.13. Gian nhà mái cói của gia đình ông Trần Văn Đoàn ở xóm 3, xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng) bị tốc mái do cơn bão
Sơn Tinh
61
tượng bị tổn thương tại vùng này chủ yếu là tài nguyên sinh vật (cá, tôm, ngao). Vùng II - Vùng có mật độ đối tượng tổn thương trung bình, chiếm 62,4%, ,phân bố chủ yếu ở các xã ven biển từ thị trấn Bình Minh, thị trấn Rạng Đông ra đến bờ biển. Đối tượng tổn thương là các đầm nuôi thâm canh, vùng sản xuất muối, hệ
thống đê kè, rừng ngập mặn.
Vùng III - Vùng có mật độđối tượng tổn thương cao, chiếm 12,8% diện tích vùng nghiên cứu, phân bố rải rác, thường là những khu dân cư có mật độ cao và vùng nông thôn. Đối tượng bị tổn thương chủ yếu là người dân, cơ sở hạ tầng (đường giao thông, đường điện, cơ sở văn hóa, cơ sở hạ tầng sự nghiệp và hoạt
động nông nghiệp).
3.2.2.2. Phân vùng mật độ đối tượng bị tổn thương (theo kịch bản nước biển dâng 1m)
Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2011, mực nước biển dâng 1m sẽ xảy ra vào năm 2100. Hiện nay, mới có các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nghiên cứu đến năm 2020. Vì vậy, mật độ đối tượng bị tổn thương vào năm 2100 được xác định bằng phương pháp tính tốc độ phát triển dựa trên bản đồ mật độđối tượng bị tổn thương
đến năm 2020 đối với toàn dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ do Mai Trọng Nhuận và cộng sự thực hiện năm 2009 - 2011 và bản đồ hiện trạng mật độ đối tượng bị tổn thương. Từđó, thành lập được bản đồ mật độ các đối tượng bị tổn thương theo kịch bản nước biển dâng 1m (Bản đồ 4). Nhìn chung, các vùng phân bố mật độđối tượng bị tổn thương cao, trung bình, thấp khá tương đồng so với vùng phân bố trên bản đồ
hiện trạng mật độđối tượng bị tổn thương. Các vùng phân bố cụ thể như sau:
Vùng I - Vùng có mật độ đối tượng tổn thương thấp, chiếm 20,6% diện tích vùng nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở vùng biển ven bờ từ 3 đến 6 m nước khi triều kiệt. Đối tượng bị tổn thương tại vùng này chủ yếu là tài nguyên sinh vật (cá, tôm, ngao) và tài nguyên đất ngập nước.
Vùng II - Vùng có mật độ đối tượng tổn thương trung bình, chiếm 54,6%, ,phân bố chủ yếu ở các xã ven biển từ thị trấn Bình Minh, thị trấn Rạng Đông ra đến
62
bờ biển. Đối tượng tổn thương là các đầm nuôi thâm canh, vùng sản xuất muối, hệ
thống đê kè, rừng ngập mặn.
Vùng III - Vùng có mật độđối tượng tổn thương cao, chiếm 26,8% diện tích vùng nghiên cứu, phân bố rải rác, thường là những khu dân cư có mật độ cao. Đối tượng bị tổn thương chủ yếu là người dân, cơ sở hạ tầng (đường giao thông, đường
điện, cơ sở văn hóa, cơ sở hạ tầng sự nghiệp và hoạt động nông nghiệp).
Bảng 3.10. Bảng so sánh mật độđối tượng bị tổn thương vùng Cửa Đáy theo hiện trạng và kịch bản nước biển dâng 1m
Chỉ số Vùng Hiện trạng Kịch bản nước biển dâng 1m
Thấp 24,8 20,6 Trung bình 62,4 54,6 Diện tích (%) Cao 12,8 26,8 Thấp 0,40 1,81 Giá trị mật độ Cao 4,01 18,13
So sánh hiện trạng mật độ đối tượng bị tổn thương hiện tại với mât độ đối tượng bị tổn thương năm 2100 (theo kịch bản nước biển dâng 1m) có thể thấy diện tích các vùng có mật độ tổn thương thấp và cao tăng lên và diện tích vùng có mức
độ tổn thương trung bình giảm đi. Đặc biệt giá trị của các vùng mật độ tổn thương cao trong kịch bản nước biển dâng tăng hơn 4,5 lần so với vùng tương ứng ở hiện tại.