Nghiên cứu tổn thương do biến đổi khí hậu trên thế giớ i

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng cửa đáy theo kịch bản biến đổi khí hậu phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên (Trang 30 - 32)

Từ năm 1992, những nghiên cứu đánh giá tổn thương nhằm thiết lập các chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được áp dụng cho những quốc

đảo ở Nam Thái Bình Dương (SPREP). Những nghiên cứu bao gồm (1) các đánh giá MĐTT từđánh giá tổng thếđến đánh giá chi tiết khu vực đới bờ với những chỉ

số tổn thương để đánh giá tác động về cơ sở hạ tầng (2) phân tích về xói mòn bờ

biển và bảo về đường bờ (3) lượng giá với từng phương án đối phó và (4) kiểm tra các phương án thích ứng. Dựa trên những nghiên cứu có trước đó, Mimura và nnk (năm 1999) đã đánh giá MĐTT vùng ven bờ Nam Thái Bình Dương với dâng cao mực nước biển và BĐKH.

23

Một trong những phương pháp đánh giá MĐTT do BĐKH nổi bật là phương pháp đánh giá MĐTT đới ven biển với bộ chỉ sốđánh giá tổn thương CVI (Coastal Vulnerability Index) do dâng cao mực nước biển được xây dựng bởi Cục địa chất

Mỹ (USGS, 1996). CVI được xây dựng theo công thức CVI=

(trong đó, a: địa mạo; b: biến động; c: độ dốc bờ biển; d: sự thay đổi mực nước biển; e: độ cao sóng và f: biên độ triều). Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho các nghiên cứu liên quan đến tổn thương đới ven bờ do biến đổi khí hậu sau này.

Năm 2006, Cahoon và cộng sự đã có nghiên cứu về “MĐTT của ĐNN với

dâng cao mực nước biển tương đối: xu hướng độ cao của ĐNN và các quy trình

kiểm soát”. Nghiên cứu này trình bày về sự kiểm soát sinh học và thủy văn với độ

cao vùng ĐNN ven biển. Điển hình, nghiên cứu đã đưa ra những phân tích đầu tiên và sơ bộ cho những nghiên cứu MĐTT ĐNN mang tính toàn cầu với mục đích để

nâng cao hiểu biết về các vùng đầm mặn (salt marsh) và RNM để thích ứng với hiện tượng mực nước biển dâng cao.

Năm 2007, Torresan và cộng sự có nghiên cứu vềđánh giá MĐTT đới bờ do BĐKH áp dụng cho phạm vi khu vực và toàn cầu. Đặc trưng nổi bật của nghiên cứu này là sử dụng hệ thống hỗ trợ quyết định (DSSs - Decision Support Systems) để

tích hợp các nguồn thông tin khác nhau và chưa chắc chắn về tự nhiên, xã hội, kinh tế và lập pháp. Trong DSSs, đánh giá tổn thương đới ven biển do dâng cao mực nước biển với việc sử dụng công cụ (DIVA- Dynamic Interactive Vulnerability Assessment) đã được áp dụng cho phạm vi các quốc gia đến toàn cầu. Công cụ

DIVA bao gồm: (1) cơ sở dữ liệu trên toàn cầu từ tài liệu về môi trường và kinh tế

xã hội khu vực đới bờ; (2) mô hình tích hợp để đánh giá những tác động của lý sinh và kinh tế xã hội do dâng cao mực nước biển và phân tích những tác động tiềm tàng cũng như chi phí của các biện pháp để thích ứng; (3) một giao diện cho người dùng

đồ họa để lựa chọn các kịch bản, chỉnh sửa các dữ liệu đầu vào, chạy các mô hình mô phỏng và phân tích kết quả.

24

tâm góp phần quan trọng trong các chiến lược thích ứng với BĐKH [98]. Trong đó, phương pháp viễn thám và GIS được sử dụng để xây dựng các cơ sở dữ liệu về tiêu chí tổn thương như tiêu chí về các tai biến, điều kiện tự nhiên liên quan đến BĐKH,

đối tượng bị tổn thương và khả năng ứng phó ĐNN ven biển được xác định như là một trong những đối tượng chịu tác động lớn do BĐKH.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng cửa đáy theo kịch bản biến đổi khí hậu phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên (Trang 30 - 32)