3.3.1.1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hệ sinh thái RNM vừa là đối tượng bị tổn thương nhưng cũng vừa có khả
năng ứng phó với BĐKH. Theo Blasco (1975), Lê Xuân Tuấn và cộng sự (2005) hệ
sinh thái RNM giúp cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phương (nhiệt độ, lượng mưa) và giảm thiểu khí nhà kính. Nhờ các tán lá hút CO2
mạnh nên hàm lượng khí CO2 nơi có rừng giảm mạnh. Hàm lượng CO2 của nước ở
63
Các dải RNM đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng diện tích
đất bồi tụ, hạn chế xói lở, hạn chế xâm nhập mặn và giảm thiểu tác hại của sóng, bão lụt. Rễ cây ngập mặn, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày
đặc có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng làm hạn chế xói lở, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Khi có RNM, quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và phạm vi hẹp vì khi triều cao, nước lan tỏa vào trong những khu RNM rộng lớn; hệ
thống rễ dài đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế
tốc độ gió (Phan Nguyên Hồng, 1997). Ngoài ra, các dải RNM có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm thiểu tác hại của sóng do bão gây nên, nhờ thếđã bảo vệ được các đê biển trong cơn bão lớn, qua đó tài sản và sinh mạng của cộng đồng ven biển cũng được bảo vệ an toàn. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (2007),
độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải rừng ngập mặn, với mức biến đổi từ
75% đến 85% (từ 1,3m xuống còn 0,2 - 0,3m). Vì vậy, những vùng có rừng ngập mặn phát triển sẽ có khả năng ứng phó với tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu cao hơn các vùng khác.
Tổng diện tích RNM ở vùng cửa Đáy tính đến 2007 là 1.202ha (Mai Trọng Nhuận, năm 2007), phân bốở những bãi bồi ven biển ngoài đê. RNM ở đây chủ yếu là rừng trồng, nên thành phần loài thực vật phân bố không đa dạng, chủ yếu có một số loài như: Trang (Kandelia obovata),
Bần chua (Sonneratia caseolaris), Sú (Aegiceras corniculatum).
Trong giai đoạn 1990 - 2000, diện tích RNM ở vùng nghiên cứu bị
suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do quai đê lấn biển, đắp đầm NTTS. Nhưng hiện nay, chính quyền và nhân dân địa phương đã nhìn nhận tích
cực hơn về vai trò của RNM nên ý thức bảo vệ rừng được nâng cao hơn, nhiều dự
Hình 3.14. Rừng ngập mặn phát triển mạnh phía trong Cồn Mờ
64 án trồng RNM đã được Hội Chữ thập Đỏ tài trợ.
Trong hơn 10 năm qua, RNM Kim Sơn đã phát triển rất tốt. Nhiều điểm trong vùng có tỷ lệ che phủ rất cao, lên đến 90 - 100%, tiêu biểu ở vùng ven biển xã Nam Điền. Trái lại, ven biển các xã Kim Hải và xã Nghĩa Phúc và phía trong các
đầm NTTS, RNM chỉ còn một dải hẹp hoặc tỷ lệ che phủ của cây ngập mặn rất ít nên khả năng ứng phó trước các tác động của BĐKH tại các vị trí này thấp hơn.
3.3.1.2. Địa hình, thành tạo địa chất
Nhìn chung, địa hình vùng nghiên cứu tương đối thấp, độ cao trung bình vùng ven biển dao động từ 0 đến 2m so với mực nước biển. Đặc biệt, các vùng đất mới ở huyện Kim Sơn nằm giữa các tuyến đê Bình Minh - 2 và đê Bình Minh - 3 có cao độ rất thấp, trung bình 0,3 tới 0,6m. Ởđộ cao này, khả năng ứng phó thấp trước các tai biến nước dâng do bão và dâng cao mực nước biển. Khi mực nước biển dâng 1m sẽ làm ngập lụt toàn bộ diện tích đất phía ngoài đê Bình Minh 3 và đe dọa trực tiếp đến các vùng đất phía trong khi sự cố vỡ đê xảy ra. Thêm vào đó, các thành tạo
địa chất ở vùng Cửa Đáy chủ yếu là thành tạo bở rời nên khả năng chống chịu thấp trước tai biến bão và dâng cao mực nước biển.
Mặc dù địa hình thấp, nhưng từ những năm 1989 cho đến nay, vùng cửa Đáy
đang có xu thế bồi tụ do hoạt động quai đê lấn biển, trồng RNM và do hoạt động nội lực cửa sông. Hiện nay, vùng cửa Sông Đáy có xu thế bồi ở cả 2 bên của sông,
độ cao bồi tụ khoảng 1m. Vùng bồi mạnh nhất ở trước cửa Đáy bồi cao đến gần 2m. Vùng phía Đông Cửa Đáy thuộc huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định có xu thế bồi và hình thành dọc bờ. Vùng phía Tây thuộc huyện Kim Sơn bồi rất mạnh nhưng có xu thế bồi lắng rộng ra ngoài xuống phía Nam. Nhìn chung, giai đoạn 1995 đến nay, tốc độ phát triển bãi bồi phía huyện Nghĩa Hưng đạt 100, 180m/năm và trung bình là 140m/năm. Bãi bồi huyện Nghĩa Hưng phát triển nhanh hơn, đạt tốc độ 300 tới 350m/năm [10].
Theo kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên Môi trường thực hiện năm 2011, mực nước tăng trung bình trong giai đoạn từ năm 2020 tới 2100 khoảng 0,7 cm/năm. Như vậy, tốc độ bồi lắng trầm tích ở các bãi bồi vùng nghiên cứu cao hơn
65
nhiều lần so với tốc độ nước biển dâng. Điều này thể hiện vai trò ứng phó cao của
địa hình đối với nước biển dâng. Nếu không, vùng ven biển này sẽ phải đối mặt với sự suy giảm diện tích dải RNM và nhiệu vụứng phó với BĐKH sẽ càng trở nên khó khăn hơn.