8. Kết cấu của luận văn
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện
biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non thành phố Hạ long
Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn của mình cơ bản có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế
của các trường mầm non thành phố Hạ long, đáp ứng được mong muốn của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và có tính khả thi cao.
Thực tế khảo nghiệm phần lớn ý kiến được hỏi đánh giá các nhóm biện pháp tác giả đề xuất trong luận văn có tính khả thi cao. Thậm chí các biện pháp 1 của nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, các biện pháp một và ba của nhóm biện pháp nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, các biện pháp 5 và 6 của nhóm biện pháp bổ trợ đã có tới 100% ý kiển được hỏi cho rằng rất khả thi.
Tiểu kết chƣơng 3
Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bao gồm từ các biện pháp tâm lý đến các biện pháp về mặt chuyên môn và các biện pháp hỗ trợ hoạt động quản lý nhằm giúp cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ đạt hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện đòi hỏi việc tiến hành các biện pháp phải mang tính đồng bộ, tính hệ thống mới có hiệu quả cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn làm sáng tỏ công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng ở các trường mầm non tại thành phố Hạ Long; Làm phong phú thêm các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng ở các trường mầm non tại thành phố Hạ Long. Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non tại thành phố Hạ Long.
Nâng cao chất lượng quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục, người hiệu trưởng phải đầu tư công sức, thời gian để quản lý tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non góp phần tích cực thực hiện thành công mục tiêu giáo dục.
Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đề ra những biện pháp có tính khả thi giúp lãnh đạo các trường mầm non thành phố Hạ Long trong hoạt động quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
1.1. Về lý luận
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, vai trò, nội dung, nhiệm vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Việc nghiên cứu phần lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở vững chắc giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non nói chung và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Hạ Long nói riêng.
1.2. Về thực trạng
Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ về thực trạng quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của lãnh đạo các trường mầm non thành phố Hạ long. Luận văn đã chỉ ra thực trạng quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
của lãnh đạo các nhà trường trên các nội dung quản lý: như quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, các biện pháp đã thực hiện chỉ đạo đạt ở mức độ nào? Những công việc mà giáo viên đã thực hiện đạt ở mức độ nào. Tiêu chí để đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng, công tác của giáo viên, đánh giá kết quả trên trẻ. Vị trí vai trò của giáo viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Qua điều tra cho thấy việc quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của lãnh đạo các nhà trường chủ yếu do kinh nghiệm cá nhân, học hỏi lẫn nhau, những tài liệu nghiệp vụ còn ít.
1.3. Đề xuất các biện pháp
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đã đề xuất 3 nhóm biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của các trường mầm non thành phố Hạ long, đó là:
TT Tên các biện pháp
Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
1 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đổi mới quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường.
2
Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo viên, nhân viên và công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và các thành viên trong HĐGD nhà trường.
Nhóm biện pháp nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ GVNN.
1 Bồi dưỡng kiến thức môn tâm lý, sinh lý học mầm non cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
2 Thường xuyên tổ chức học tập những nội dung và phương pháp thực hiện công
tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
3 Bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho
đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
4 Chỉ đạo đội ngũ ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tăng cường giáo dục kỹ năng theo nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Nhóm biện pháp bổ trợ.
1 Thực hiện quản lý hoạt động công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo hướng tiếp cận khoa học.
2 Lựa chọn phân công nhiệm vụ hợp lý, hiệu quả.
3 Tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
4 Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
5 Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên gắn với công
tác thi đua
6 Liên kết, huy động mọi nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường phục vụ
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Các nhóm biện pháp đề xuất nói trên là kết quả của một quá trình đánh giá nghiêm túc, kết hợp chặt chẽ phương pháp nghiên cứu của tác giả. Những kết quả khảo nghiệm đã xác định tính khách quan và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó còn cho thấy nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
2. Khuyến nghị
Để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long nói chung, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Hạ Long nói riêng đồng thời có thể phát huy tác dụng của các biện pháp đề xuất, tôi xin trình bày một số khuyến nghị sau.