Nguyên tắc và phương pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long (Trang 32 - 36)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Nguyên tắc và phương pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

trẻ ở trường mầm non

1.3.3.1. Nguyên tắc quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở trường mầm non a.Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ phải đảm bảo tính mục đích nâng cao thể lực, sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, sống an toàn khỏe mạnh, phát triển trí tuệ, phẩm chất và tính tự nhiên.

b. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế

Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng của trường mầm non phải thực hiện theo đúng mục tiêu giáo dục của cấp học, mục tiêu chương trình

chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đối với từng khối lớp, thực hiện đúng chỉ thị nghị quyết của Đảng các cấp, hệ thống văn bản hướng dẫn của Bộ, của Sở và của ngành. Đặc biệt là phải thực hiện theo đúng Điều lệ trường mầm non về chức năng, nhiệm vụ của giáo viên, hiệu trưởng.

c. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả

Mọi hoạt động của giáo viên đều phải tính đến mang lại lợi ích cho người học đó là sự trưởng thành, phát triển nhân cách của trẻ, sự an toàn của trẻ và thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

d. Nguyên tắc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất: Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội. “Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Vì vậy các nhà QLGD cần phải thấm nhuần nguyên tắc này để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong quá trình quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.

e. Nguyên tắc kết hợp thuyết phục với công tác tổ chức, động viên tinh thần với khuyến khích vật chất, chăm lo đời sống giáo viên

Trong công tác QLGD xã hội chủ nghĩa cần coi trọng các biện pháp giáo dục để nâng cao ý thức giác ngộ về quyền lợi và nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của người làm công tác giáo dục. Đồng thời cần có biện pháp tổ chức chặt chẽ để đảm bảo mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bảo đảm tính tổ chức kỉ luật trong lao động tập thể, có biện pháp cưỡng bức với những trường hợp lười nhác, vô trách nhiệm. Trong QLGD thì giáo dục và thuyết phục về trách nhiệm để hình thành tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó cần có những biện pháp tổ chức chặt chẽ để nâng cao ý thức kỉ luật trong quá trình giáo dục, đồng thời phải động viên khuyến khích kịp thời để phát huy sức mạnh của các tập thể và cá nhân trong quá trình giáo dục.

Mọi người đều biết, trong tự nhiên cũng như trong xã hội, mọi vật luôn vận động không ngừng. Bởi vậy, quản lý nói chung và quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phải phù hợp với nguyên tắc tài chính, cơ sở vật chất trường học.

Chi tiêu hợp lý, hiệu quả đúng pháp luật đó là điều Hiệu trưởng cần quán triệt hàng ngày.

1.3.3.2. Phương pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở trường mầm non

a. Phương pháp Tâm lý - Giáo dục

Hiệu trưởng trường mầm non phải làm tốt công tác tư tưởng, công tác thuyết phục động viên giáo viên làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để họ nhận thức đúng về chức năng, nhiệm vụ, thực hiện có hiệu quả công việc đề ra.

Làm tốt công tác tư tưởng đối với giáo viên để giáo viên có động cơ, thái độ học tập đúng đắn trong từng hành động chăm sóc trẻ, nuôi dưỡng trẻ.

Các phương pháp tâm lý - giáo dục là sự tác động đến đối tượng quản lý thông qua các quan hệ tâm lý, tư tưởng, tình cảm. Các yếu tố tạo động cơ thúc đẩy con người làm việc hàm chứa các yếu tố: sự thành đạt, sự công nhận, khả năng thăng chức, sự thách thức, tinh thần trách nhiệm và khả năng phát triển. Người quản lý nếu biết xây dựng, phát triển những động cơ này ở các thành viên của tổ chức của mình sẽ tạo lập sự say mê, phấn khởi, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo đối với công việc, từ đó giúp giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên tâm với hoạt động chủ nhiệm, tất cả vì học sinh thân yêu.

b. Phương pháp tổ chức - hành chính

Nhà trường cần xây dựng hệ thống các văn bản quy định về việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của giáo viên trong mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Ưu điểm: Dùng phương pháp tổ chức - hành chính tạo ra sự thống nhất trong nhà trường về thực hiện nội dung, chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, giúp Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục học sinh.

Nhược điểm: Phương pháp hành chính mang tính đơn phương, một chiều, áp đặt nên nhiều khi giáo viên, học sinh thực hiện các mệnh lệnh hành chính một cách tự giác, không phát huy được khả năng sáng tạo của giáo viên trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Cán bộ quản lý cần tăng cường thuyết phục giáo viên làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ qua tổ chức sinh hoạt tập thể, qua tổ chức hoạt động chuyên môn của trường hiệu trưởng động viên, khuyến khích giáo viên làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

c. Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế kích thích giáo viên toàn tâm, toàn ý với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Để thực hiện có hiệu quả phương pháp kinh tế trong quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đòi hỏi nhà quản lý phải xây dựng được cơ chế chính sách trong nhà trường, xây dựng chế độ làm việc và bản mô tả công việc của giáo viên trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Đồng thời với các nhiệm vụ đó nhà trường cần có hệ thống kiểm tra, đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của từng vị trí, có hệ thống thưởng phạt rõ ràng hay định mức chi trả hỗ trợ cho từng mảng công việc để khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia.

Các phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy con người hành động. Các lợi ích được phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Người quản lý thực hiện các chức năng quản lý thông qua điều phối hợp lý quan hệ giữa lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân, lợi ích giữa các cá nhân với nhau để tạo động lực cho giáo viên chuyên tâm với chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Ưu điểm: Kích thích mạnh con người tham gia vào vào hoạt động, bất chấp mọi khó khăn sức khỏe, về thời gian để đạt được mục đích hoạt động. Tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)