Vai trò của Hiệu trưởng trường mầm non trong hoạt động chăm sóc nuô

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long (Trang 36 - 39)

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Vai trò của Hiệu trưởng trường mầm non trong hoạt động chăm sóc nuô

Nhược điểm: Nếu nhà quản lý thực hiện không khéo dẫn đến tình trạng không có tiền không làm, do đó giáo viên ít quan tâm đến trẻ, không bám sát trẻ, không nắm được những diễn biến của trẻ về mặt sức khỏe, tâm lý.

Chính vì vậy để đạt hiệu quả cao trong quản lý, Hiệu Trưởng cần sử dụng phối hợp các phương pháp nêu trên, vì các phương pháp này đảm bảo việc xác lập các cơ cấu tổ chức và các cơ chế vận hành của tổ chức. Nhờ đó công việc chung của tổ chức được tiến hành nhanh chóng, thống nhất triệt để, đáp ứng mục đích không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

1.4. Vai trò của Hiệu trưởng trường mầm non trong hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nuôi dưỡng trẻ

Hiệu trưởng trường mầm non có nhiệm vụ quản lý nhà trường, quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vì vậy Hiệu trưởng đóng vai trò là người lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Hiệu trưởng phải thực hiện tốt công tác tuyển sinh:

- Công tác tuyển sinh cần được kế hoạch hóa trên cơ sở nhu cầu gửi con của các gia đình trên địa bàn dân cư và khả năng thực tế của trường về cơ sở vật chất, đội ngũ GV. Trường MN dù ở loại hình đào tạo nào cũng được tổ chức theo tinh thần tự nguyện nên việc thu hút trẻ đến trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhận thức của cộng đồng đối với công tác GDMN, chất lượng chăm sóc, GD trẻ, ĐKCSVC, cảnh quan sư phạm.

- Hiệu trưởng cần sử dụng phối hợp các biện pháp:

+ Điều tra cơ bản để biết số trẻ dưới 6 tuổi trên địa bàn dân cư. Nắm được số trẻ đến trường, số trẻ không đến trường, tìm hiểu nguyên nhân...

+ Xây dựng kế hoạch phát triển số lượng trẻ hàng năm trên cơ sở tính toán đầy đủ các điều kiện thực tế, đảm bảo kế hoạch đề ra có tính khả thi.

+ Tổ chức tốt công tác tuyển sinh: công khai hóa đối tượng, số lượng tuyển sinh, chế độ đóng góp và những quy định cụ thể, tạo điều kiện để các gia đình có nhu cầu gửi con được đáp ứng.

+ Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về vị trí vai trò của GDMN và lợi ích của việc gửi con vào trường MN. Phối hợp với hội Phụ nữ, y tế địa phương và các tổ chức xã hội vận động gia đình gửi trẻ đến trường.

+ Giao chỉ tiêu phát triển số lượng trẻ cho từng nhóm lớp để GV có trách nhiệm tuyên truyền, thuyết phục, huy động trẻ đến lớp.

Hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Hiệu trưởng là người huy động mọi nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Hiệu trưởng là người chỉ đạo các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Hiệu trưởng là người kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Vì vậy đòi hỏi hiệu trưởng phải thường xuyên sâu, sát với từng công việc nắm chắc từng nội dung công việc, từng thực đơn của trẻ hàng ngày, theo sát từng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ để định hướng các hoạt động cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, vai trò, nội dung, nhiệm vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Việc nghiên cứu phần lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở vững chắc giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non nói chung và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Hạ Long nói riêng.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một vấn đề quan trọng trong nhiệm vụ của trường mầm non, tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non thành phố Hạ long.

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được thực hiện thông qua các hoạt động trong trường mầm non dựa trên mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, xuất phát từ yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ.

Bản chất của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình hoạt động tích cực, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác nhằm phát triển thể chất, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn, phòng tránh dịch bệnh cho trẻ, hình thành cho trẻ một số kỹ năng tự chăm sóc, phát hiện phòng tránh nguy hiểm.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG TRẺ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ HẠ LONG

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)