8. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nhóm biện pháp bổ trợ
3.2.3.1. Biện pháp 1: Thực hiện quản lý công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ
theo hƣớng tiếp cận khoa học.
Mục đích: Làm cho lãnh đạo nhà trường nhận thức được một cách đầy đủ, các cách tiếp cận khoa học để vận dụng vào việc quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non trong đó có việc xây dựng quy trình thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo quy trình.
Việc xây dựng quy trình thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và quản lý theo quy trình trước hết giúp giáo viên, nhân viên triển khai các nội dung công việc theo yêu cầu một cách khoa học, bài bản, tuần tự, logic không bỏ sót việc mang lại hiệu quả cao. Đồng thời giúp lãnh đạo nhà trường dễ dàng trong việc quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của trường.
Quy trình thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bao gồm 5 bước cơ bản sau:
Bước 1. Nhận học sinh
Bước 2. Phân lớp theo độ tuổi
Bước 3. Lập kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
Bước 4. Tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Bước 5. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Cách tiến hành:
- Đối với bước nhận học sinh ngay sau khi kết thúc năm học trước lãnh đạo nhà trường phải triển khai điều tra phổ cập để nắm được số lượng trẻ trong độ tuổi, chuẩn bị cơ sở vật chất để tiếp nhận trẻ. Khi tiếp nhận trẻ cần phải yêu cầu phụ huynh cung cấp đầy đủ thông tin về trẻ đặc biệt là các thông tin về sức khỏe của trẻ: lịch tiêm chủng của trẻ, tiền sử các bệnh trẻ đã mắc: các bệnh bẩm sinh, bệnh suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, các bệnh do dịch, các bệnh về tâm lý hoặc các biểu hiện của bệnh tâm lý,các tai nạn thương tích trẻ đã bị... Có đầy đủ hồ sơ của trẻ theo quy định đặc biệt là có giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế.
Đối với việc phân lớp theo độ tuổi:
Trên cơ sở các nội dung tìm hiểu học sinh ở phần trên để phân lớp cho phù hợp.
Trên thực tế việc phân lớp theo độ tuổi thường dựa trên các cơ sở sau: - Thực tế cơ sở vật chất của nhà trường.
- Độ tuổi của trẻ.
- Sĩ số lớp: căn cứ vào điều lệ trường mầm non.
Lập kế hoạch
Trên cơ sở thông tin về học sinh, phân lớp theo độ tuổi, lãnh đạo nhà trường phân công GVCN lớp.
Sau đó lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch năm học chú trọng đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. Căn cứ vào đó:
Hướng dẫn GVCN lớp xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề, theo tuần, theo ngày. Trong đó đặc biệt chú ý đến chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn cho những trẻ khuyết tật, trẻ mắc các bệnh xã hội (HIV/AIDS ), các bệnh bẩm sinh, trẻ mới ốm dậy, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, béo phì, trẻ mắc các bệnh về tâm lý.
Hướng dẫn tổ dinh dưỡng xây dựng kế hoạch thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong đó chú trọng đến công tác xây dựng thực đơn thay đổi phù hợp theo mùa, theo tháng, theo tuần. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ về lượng, cân đối các chất dinh dưỡng(Các chất dinh dưỡng phải được cân đối trên phần mềm quản lý dinh dưỡng), xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác phân công lao động, Đảm bảo thực hiện hồ sơ quản lý ăn bán trú theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện đúng quy định tiêu chuẩn bếp ăn một chiều, đề xuất, tham mưu đầu tư cơ sở vật chất trang sắm thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ bếp ăn bán trú.
Hướng dẫn cán bộ y tế xây dựng kế hoạch y tế học đường xây dựng kế hoạch đầy đủ chi tiết về các công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ, chăm sóc sức khỏe học đường cho trẻ, theo dõi phòng tránh dịch bệnh, các chương trình y tế trường học, các điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
a. Vệ sinh học đường
- Thông thoáng toàn bộ hệ thống cống rãnh trong và ngoài khu vực trường, khu vực gần trường, vệ sinh trường sạch sẽ.
- Trồng và chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp - Làm vệ sinh nguồn nước sạch.
- Khử trùng toàn bộ trường, đồ dùng, đồ chơi của trẻ.
b. Điều kiện học tập
- Kiểm tra trang thiết bị lớp học về đảm bảo ánh sáng, không khí, kích cỡ bàn ghế phù hợp với độ tuổi của trẻ, đồ dùng đồ chơi đảm bảo vệ sinh, an toàn với trẻ.
c. An toàn vệ sinh thực phẩm
- Tham mưu với BGH để tìm nguồn thực phẩm an toàn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ký hợp đồng đầy đủ.
- Phối hợp với chuyên môn xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ theo độ tuổi. kiểm tra định kỳ 1 lần/ tháng và kiểm tra đột xuất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn và các nhóm lớp.
- Tham mưu với chuyên môn và tổ phục vụ chế độ chăm sóc đặc biệt đối với những trẻ khuyết tật, trẻ thừa cân, trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể nhẹ cân.
d. Tình hình sức khoẻ bệnh tật:
- Phối hợp với chuyên môn, cơ sở y tế khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2 lần/ năm vào tháng 9 và tháng 5. Tổ chức cân, đo cho trẻ theo quy định, vào biểu đồ tăng trưởng.
- Tham mưu với chuyên môn và hội cha mẹ học sinh chế độ chăm sóc đặc biệt đối với những trẻ khuyết tật, trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng.
- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế theo chỉ đạo của ngành và của cơ sở y tế địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền cho giáo viên, học sinh và phụ huynh phòng chống tốt các bệnh dịch trong cộng đồng, các dịch bệnh theo mùa.
- Tổ chức thực hiện sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ, thông báo cho phụ huynh, chuyển tuyến kịp thời.
e. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ.
- Phối hợp với chuyên môn và phụ huynh học sinh tổ chức hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ. Tổ chức cho trẻ 5 -6 tuổi đánh răng sau bữa chính sáng. Rèn cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Phối hợp với chuyên môn hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho trẻ tuyên truyền Nhắc nhở phụ huynh vệ sinh thân thể cho trẻ, cho trẻ mặc trang phục phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý của trẻ và phù hợp với thời tiết.
- Tuyên truyền đến giáo viên, học sinh và phụ huynh cách phòng chống một số dịch bệnh (bệnh tay - chân - miệng, đậu mùa, sởi...)
f. Quản lý hồ sơ sổ sách
- Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế học đường năm học trình BG H phê duyệt.
- Phối hợp với chuyên môn xây dựng kế hoạch chế độ sinh hoạt cho trẻ phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý của trẻ.
- Phối hợp với tổ dinh dưỡng xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ, tham mưu chế độ dinh dưỡng đối với trẻ khuyết tật, trẻ mới ốm dậy, trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.
- Thực hiện các chế độ sổ sách, báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định.
g. Tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Triển khai thực hiện ở tất cả các bộ phận theo đúng kế hoạch đã được ban giám hiệu phê duyệt.
h. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Các điều kiện thực hiện biện pháp:
Để thực hiện tốt biện pháp này, bản thân mỗi thành viên trong BGH trường mầm non phải tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo hướng tiếp cận hệ thống và theo cách tiếp cận quy trình quản lý, dưới nhiều hình thức:
- Hình thức bồi dưỡng thông qua con đường chỉ đạo và bồi dưỡng các lớp chuyên đề và con đường thông qua nghiên cứu hệ thống tài liệu liên quan đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ .
- Hình thức bồi dưỡng thông qua tham quan học tập: thực tiễn luôn chứa trong nó kho kinh nghiệm quý báu vô tận, chúng ta cần khai thác, đúc rút và tạo cơ hội để quảng bá những kinh nghiệm đó. Việc trao đổi, học hỏi những người làm công tác quản lý, giữa các giáo viên, nhân viên làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nếu được tổ chức tốt sẽ đem lại cho người hiệu trưởng, cho giáo viên, nhân viên làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhãn quan mới về nhiều mặt, từ đó cách nhìn về cảnh quan môi trường, nền nếp, phong cách quản lý đến các biện pháp quản lý cụ thể hơn. có thể nói đây là hình thức tiếp cận nhanh nhất khá thiết thực và hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng, cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non.
- Bồi dưỡng theo hình thức tại chức. Trong điều kiện hiện nay, hình thức này tỏ ra có nhiều ưu điểm. Lãnh đạo nhà trường, giáo viên, nhân viên vừa được học tập lại vẫn làm được công tác quản lý tại trường, tại lớp, không gây mất ổn định về công tác cán bộ. Những kiến thức mà họ cần học là những kiến thức được sắp xếp có hệ thống theo chương trình học được cập nhật hoá nên đó là những kiến thức hết sức cần thiết đối với công tác quản lý. Nhờ vừa học vừa làm những tri thức được bồi dưỡng được ứng dụng vào thực tiễn quản lý hàng ngày. Ngược lại những vần đề cơ bản nảy sinh trong thực tiễn được đưa ra phân tích thảo luận trong khoá học làm cho việc học tập trở nên sinh động và hấp dẫn.
- Tuy nhiên dù hình thức bồi dưỡng nào muốn có hiệu quả phải có sự chỉ đạo sát sao của cấp trên có sự hỗ trợ đắc lực, kiểm tra của các cấp quản lý cấp trên (đối với hiệu trưởng các trường mầm non do Phòng Giáo dục - Đào tạo
quản lý, đối với giáo viên, nhân viên thì do hiệu trưởng quản lý) và sự tham gia tích cực của các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
3.2.3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn, phân công hợp lý, hiệu quả giáo viên, nhân viên:
Mục đích: Việc lựa chọn phận công hợp lý, hiệu quả giáo viên, nhân viên sẽ giúp cho công tác chăm sóc, giáo dục toàn diện học sinh của nhà trường được triển khai một cách thuận lợi, mang lại kết quả cao. Đồng thời làm cho các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường đến được tất cả các đối tượng học sinh.
Cách tiến hành: Trước hết lãnh đạo nhà trường có buổi họp với nội dung dự kiến phân công nhiệm vụ trước khi năm học bắt đầu. Việc phân công nhiệm vụ cần căn cứ vào các yêu cầu về:
+ Trình độ chuyên môn của giáo viên, nhân viên.
+ Kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục học sinh, kinh nghiệm làm công tác nghiệp vụ của giáo viên, nhân viên.
+ Các kỹ năng cơ bản mà giáo viên, nhân viên cần phải có theo yêu cầu nhiệm vụ.
+ Điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao như điều kiện gia đình, điều kiện sức khỏe v.v.
Các điều kiện thực hiện biện pháp: Để lựa chọn, phân công được nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên đạt hiệu quả cao nhất lãnh đạo nhà trường cần tranh thủ ý kiến đóng góp, xây dựng của các tổ chức đoàn thể trong trường như tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ thậm trí có thể tìm hiểu năng lực của giáo viên, nhân viên thông qua kênh thăm dò phản hồi từ học sinh, phụ huynh học sinh.
3.2.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm công tác chăm sóc,
Mục đích: Việc thành lập tổ tổ chuyên môn của nhà trường sẽ giúp cho hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường được thực hiện thuận lợi hơn. Qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn các giáo viên, nhân viên có có điều kiện trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thống nhất các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phối hợp với nhau trong các hoạt động chung của nhà trường.
Việc giao ban, rút kinh nghiệm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng từng tuần sẽ giúp cho lãnh đạo nhà trường kịp thời nắm được tình hình hoạt động, các vấn đề nảy sinh trong các bộ phận qua một tuần qua báo cáo của các bộ phận chuyên môn trên cơ sơ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời làm cho các hoạt động nề nếp, thi đua trong nhà trường được ổn định và phát huy hiệu quả.
Cách tiến hành:
- Sau khi lựa chọn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên xong. Lãnh đạo nhà trường ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn quyết định bổ nhiệm chức danh tổ trưởng, tổ phó các tổ này Hiệu trưởng phân công 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng chăm sóc, nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm và chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức sinh hoạt, kiểm tra kế hoạch công tác giáo viên, nhân viên và việc triển khai thực hiện kế hoạch đó.
- Khi thành lập, cần xây dựng quy chế hoạt động, lịch hoạt động theo từng tuần và từng tháng. Bám sát vào hoạt động của nhà trường, tổ chuyên môn hàng tuần cần có lịch sinh hoạt tổ hay nhóm chuyên môn để trao đổi, rút kinh nghiệm, góp ý, đánh giá công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong tuần và trong tháng.
- Tổ chuyên môn giáo viên cũng thường xuyên cử giáo viên đi dự các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, của lớp khác do giáo viên có kinh nghiệm về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phụ trách để tạo điều kiện cho giáo viên trẻ được học hỏi kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Mỗi kỳ nên tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trong phạm vi trường học hay cụm trường để nhằm thúc đẩy công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trong nhà trường.
- Ngay từ đầu năm học lãnh đạo nhà trường thông báo cho giáo viên, nhân viên về chế độ hội họp theo quy định của điều lệ trường mầm non, riêng với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhà trường yêu cầu sẽ họp giao ban hàng tuần.
3.2.3.4. Biện pháp 4: Thực hiện đối mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt
động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trong trƣờng mầm non
Mục đích: Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng nó giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất, đảm bảo an toàn cho trẻ. Hoạt động này diễn ra liên tục trong mọi hoạt động của trẻ, của nhà trường, với sự tham gia của nhiều đối tượng, nội dung khác nhau. Trong quá trình đó có người làm tốt, có người làm chưa tốt vì vậy kiểm tra đánh giá luôn là một nội dung hết sức quan trọng trong quy trình quản lý hoạt động công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của người hiệu trưởng trường mầm non. Trên thực tế việc đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng hiện nay ở các trường mầm non chưa được tiến hành một cách có kế hoạch, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Bởi vậy đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường mầm non là một yêu cầu có tính tất yếu và là một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp.
Cách tiến hành: Lãnh đạo nhà trường phải coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà trường, do đó phải xác định được yêu