0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MỸ THUẬT KHỐI 4 CẢ NĂM (Trang 37 -39 )

gỗ rồi in nét viền đen, sau đó mới vẽ màu.

- Đề tài của tranh dân gian rất phong phú, thể hiện các nội dung: Lao động sản xuất, lễ hội, phê phán tệ nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng, thể hiện ước mơ của nhân dân,…

- Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế.

+ GV cho học sinh xem tranh và hỏi:

(?) Em hãy cho biết tên các tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống mà em biết?

(?) Ngoài các dòng tranh trên em còn biết thêm dòng tranh dân gian nào nữa?

GV tóm tắt: Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con, nhiều cháu…Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung. Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên.

* Hoạt động 2 (: Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt (Hàng Trống) và Cá chép (Đông Hồ)

- GV tổ chức cho học sinh xem tranh theo nhóm - Mỗi nhóm gồm có 6 em và cử một trưởng nhóm, một thư ký ghi chép nội dung thảo luận.

(?) Tranh Lý ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?

(?) Tranh Cá chép có những hình ảnh nào?

(?) Hình ảnh nào là hình ảnh chính ở hai bức tranh? (?) Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu? (?) Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào? (?) Hai bức tranh có gì giống nhau và khác nhau? - Các nhóm trình bày ý kiến sau khi thảo luận về tát cả các ý GV đã đưa ra.

- GV tóm tắt: Hai bức tranh Lí ngư vọng nguyệt và

HĐ cả lớp:

- Lắng nghe để nhận biết về nguồn gốc và cách làm tranh.

- Tranh Đấu vật, tranh Gà mái, Đinh Tiên Hoàng…

- Tranh Làng Sình (Huế), Kim Hoàng (Hà Tây)…

- Lắng nghe.

HĐ cả lớp:

- Hình thành nhóm. - Các nhóm thảo luận.

- Cá chép, đàn các con, ông trăng và rong rêu.

- Cá chép, đàn các con, và những bông sen.

- Cá chép.

- Ở xung quanh hình ảnh chính

- Hình hai con cá chép như đang vẫy đuôi để bơi; vây, mang, vẩy của cá chép được cách điệu rất đẹp.

- Đều là cá chép nhưng cách thể hiện khác nhau.

___________________________________________________________________________ Cá chép là hai bức tranh đẹp trong nghệ thuật tranh

dân gian Việt Nam. Hai bức tranh đều vẽ cá chép nhưng có tên gọi khác nhau. Hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng, nét thanh mảnh, trau chuốt; màu chủ đạo là màu xanh êm dịu. Còn hình cá chép trong tranh ở tranh Đông Hồ mập mạp, nét khắc dứt khoát, khoẻ khoắn; màu chủ đạo là màu nâu đỏ ấm áp.

*

Củng cố, dặn dò:

- GV liên hệ lồng ghép: Các em nên giảm lượng giấy sử dụng, nên sử dụng giấy đã sử dụng một mặt. Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy tạo ra khí mê tan. Thu gom và sử lý rác thải, tác thải hữu cơ có thể làm phân bón cho cây.

- chuẩn bị cho bài sau Vẽ tranh: Đề tài Ngày hội

quê em. - Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ. - Lắng nghe. HĐ cả lớp: -HS lắng nghe *********************************************** Tuần 20: Bài 20:

TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY HỘI Ở QUÊ EMI. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích.

- Học sinh thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

II. Chuẩn bị:

* Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Phim tư liệu về một số hoạt động lễ hội truyền thống. - Một số tranh vẽ của thiếu nhi về lễ hội truyền thống.

- Tranh in trong bộ đồ dùng dạy học. Hình gợi ý cách vẽ tranh. * Học sinh:

- Sách giáo khoa.

- Vở tập vẽ, bút chì, màu tẩy.

III. Các hoạt động dạy – học:

___________________________________________________________________________

* Ổn định lớp:

Kết hợp kiểm tra dụng cụ học vẽ của học sinh.

* Bài mới:

Giới thiệu bài

- Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của áo quần, cờ hoa rực rỡ. Làm thế nào để đưa không khí ngày hội sôi động đó vào trong tranh vẽ của mình. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ tranh với đề tài “Ngày hội quê em”.

* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài

- GV yêu cầu học sinh xem tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội và hỏi:

(?) Trong tranh, ảnh này có những hoạt động lễ hội gì?

(?) Hình ảnh chính trong tranh, ảnh này là hình ảnh nào? (GV chỉ vào tranh, ảnh).

(?) Em có nhận xét gì về màu sắc trong các tranh, ảnh này?

(?) Ngoài các ngày hội các em được xem, em nào có thể kể về ngày hội ở quê mình?

- GV nhấn mạnh: Trong ngày hội có rất nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng như: Đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền,…Các em có thể tìm chọn một hoạt động của lễ hội quê hương để vẽ tranh.

* Hoạt động 2 (4’): Cách vẽ tranh

- GV hỏi một số em:

(?) Em chọn ngày hội gì ở quê hương mình để vẽ? - GV gợi ý để học sinh chọn một hoạt động trong ngày hội mà em thích để vẽ, cụ thể như: Múa lân, đua thuyền, kéo co, hát quan họ, chọi gà, chọi trâu,...

- Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung, các hình ảnh phụ phải phải phù hợp với cảnh ngày hội như cờ, hoa, sân đình, người xem hội,…:

+ Chọn một hoạt động lễ hội để vẽ. + Vẽ phác mảng chính, mảng phụ. + Vẽ phác hình ảnh chính, hình ảnh phụ.

+ Sửa hình và vẽ màu theo ý thích. Màu sắc ngày hội tươi vui, rực rỡ và có đậm, có nhạt.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước để vẽ tranh.

* Hoạt động 3: Thực hành

- Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, gợi ý để các em chọn các hoạt động ngày hội quê mình để vẽ.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MỸ THUẬT KHỐI 4 CẢ NĂM (Trang 37 -39 )

×