Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 22 Tranh sáp màu của Phương Thảo

Một phần của tài liệu Giáo án mỹ thuật khối 4 cả năm (Trang 52 - 54)

- QSát cảnh trường học HĐ cả lớp:

3.Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 22 Tranh sáp màu của Phương Thảo

sáp màu của Phương Thảo

- GV yêu cầu học sinh xem tranh theo nhóm đôi và tìm hiểu nội dung tương tự các câu hỏi gợi ý như trên. - GV tóm tắt: Bức tranh của bạn Thảo vẽ về đề tài sinh hoạt của thiếu nhi: Làm vệ sinh môi trường để chào đón ngày Hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức ở nước ta vào năm 2003 tại Hà Nội. Bức tranh có bố cục rõ trọng tâm, hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, thể hiện được không khí lao động sôi nổi, hăng say.

- Ba bức tranh các em vừa được xem là ba tranh đẹp của các bạn thiếu nhi vẽ. Các bạn đã vẽ những hoạt động khác nhau nhưng đều rất quen thuộc với lứa tuổi nhỏ. Nếu thường xuyên quan sát cuộc sống xung quanh, các em sẽ tìm được nhiều đề tài lý thú để vẽ thành những bức tranh đẹp.

Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá

- GV khen HS tích cực phát biểu xây dựng bài.

* Củng cố: Bức tranh về thăm ông bà của ai ?Vẽ bằng chất liệu gì?

3/ Dặn dò :

Quan sát một số loại cây, chuẩn bị bài sau.

- Đại diện nhóm trình bày nội dung bức tranh.

- Lắng nghe.

- Thảo luận nhóm đôi và đưa ra cách diễn đạt riêng.

- Cả lớp lắng nghe.

HĐ cả lớp:

-Bạn Thu Vân vẽ. Bằng chất liệu sáp màu

HĐ cả lớp:

-HS lắng nghe, ghi nhớ.

___________________________________________________________________________

Tuần 27: Bài 27:

VẼ CÂYI. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

- Hiểu hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc. - Biết cách vẽ và vẽ được một vài cây.

- Học sinh yêu mến và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh. - HSKG:Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu cây

II. Chuẩn bị:

* Giáo viên:

- Sưu tầm ảnh một số loại cây có hình dáng đơn giản và đẹp (thân, cành, lá phân biệt rõ ràng).

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh các lớp trước. * Học sinh:

- Vở tập vẽ.

- Bút chì, màu, tẩy.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1/ Ổn định: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Kiểm tra dụng cụ học vẽ.

-Giờ trước các em học bài gì?

2/ Bài mới :

-Giới thiệu bài:

VẼ CÂY

- Các em quan sát các cây trong sách giáo khoa trang 64 và các em có nhận xét gì về các cây này? - Đúng rồi, các cây trong SGK đều có một dáng vẻ riêng, có cây to, cây nhỏ, màu sắc cũng khác nhau, nó thường thay đổi theo mùa. Để biết rõ hơn về một số loại cây, ở bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em nhận biết và vẽ được một vài loại cây quen thuộc.

Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét

- GV treo ảnh một số loại cây và hỏi: (?) Trong ảnh có những cây gì?

(?) Cây thường có các bộ phận chính nào? (?) Màu sắc của cây như thế nào?

(?) Em hãy phân biệt sự khác nhau của các loại cây này?

- GV chốt ý: Có rất nhiều loại cây, mỗi loại đều có hình dáng và vẻ đẹp riêng. Cây thường có các bộ phận dễ nhận thấy như: thân, cành, lá. Màu sắc của cây rất đẹp, thường thay đổi theo thời gian. Cây rất cần thiết cho con người, cho bóng mát, chắn gió, chắn cát, chống sói mòn, điều hoà không khí; lá, hoa, quả có thể làm thức ăn; gỗ có thể dùng để làm

HĐ cả lớp:

- Quan sát các cây trong SGK và trả lời câu học sinhỏi.

- Chú ý lắng nghe.

HĐ cả lớp:

- Quan sát ảnh và trả lời câu học sinhỏi. - Cây dừa, cây cau, cây hoa mai, cây bàng, …

- Thân, cành, lá…

- Màu sắc của cây rất đẹp, thường thay đổi theo thời gian.

- Xung phong nhận xét. - Cả lớp lắng nghe.

___________________________________________________________________________ nhà, đóng bàn ghế,…Cây là bạn của con người, vì

vậy chúng ta cần phải chăm sóc, bảo vệ cây xanh. GV liên hệ lồng ghép: Các em nên yêu thiên nhiên, và luôn thực hiện một lối sống than thiện với môi trường và là tấm gương để lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi. Tham gia trồng cây để bảo vệ rừng và biển, góp phần làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do cây xanh hấp thụ khí CO2

Hoạt động 2 : Cách vẽ cây

- Nhắc học sinh quan sát kĩ mẫu vẽ và gọi một em nêu lại cách vẽ theo mẫu. GV vừa nói vừa vẽ lên bảng để cả lớp theo dõi cách vẽ cây.

+ Vẽ phác hình dáng chung của cây: thân cây, vòm lá (tán lá).

+ Vẽ phác các nét chính của thân, cành, sống lá (cây dừa, cây cau…),…

+ Vẽ chi tiết của thân, cành, lá cho rõ đặc điểm của cây.

+ Vẽ màu đậm nhạt theo mẫu hoặc theo ý thích. - Các em có thể vẽ một cây hoặc nhiều cây để tạo thành một vườn cây theo ý thích, có thể vẽ cây cùng loại hay khác loại, vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh đẹp và sinh động.

Hoạt động 3 : Thực hành

- Cho học sinh xem một số bài vẽ đẹp của các bạn vẽ cây. Trong khi học sinh làm bài GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, uốn nắn những sai sót kịp thời.

Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV cùng học sinh nhận xét bài đã hoàn thành. + Bố cục hình vẽ (Cân đối với tờ giấy).

+ Hình dáng cây (rõ đặc điểm).

+ Các hình ảnh phụ (làm cho tranh sinh động). + Màu sắc (tươi sáng, có đậm, có nhạt).

- Học sinh nhận xét và đưa ra ý kiến mình thích bài nào nhất? Vì sao? Gv nhận xét chung. Tdương HS.

Một phần của tài liệu Giáo án mỹ thuật khối 4 cả năm (Trang 52 - 54)