Mối liên hệ với các điểm du lịch nội tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 83 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.2.Mối liên hệ với các điểm du lịch nội tỉnh

Hiện nay có 4 KDL trên chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, gồm: KDL trung tâm Thành phố Thái Nguyên; KDL Hồ Núi Cốc; KDL Đồng Hỷ, Võ Nhai; KDL Định Hóa, Phú Lương. Ngoài ra còn có các điểm du lịch khác phía nam của tỉnh. Mỗi điểm du lịch có một nét đặc trưng riêng hấp dẫn du khách, bao gồm các cảnh quan tự nhiên đa dạng và hệ động thực vật phong phú, sông hồ, hang động đẹp. Trong đó, KDL Hồ Núi Cốc và KDL Định Hóa nằm gọn trong lưu vực sông Công, khu vực này có tiềm năng phát triển cao trong việc liên kết, kết nối các điểm tham quan du lịch trong tỉnh, tạo ra một loại hình tour du lịch hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ và rộng rãi du khách trong và ngoài khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

Thành phố Thái Nguyên: Hiện là một trong trung tâm du lịch hấp dẫn

và đa dạng, bao gồm: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Khu di tích lịch sử đồi Đội Cấn; Công viên Sông Cầu, trung tâm nghỉ ngơi, thư giãn; Khu du lịch sinh thái Lương Sơn; Chùa và đền thờ (Đền Xương Rồng, Đền Ông, chùa Phủ Liễn, chùa Đồng Mỗ); Các nhà máy và Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên; Hồ và công viên Xương Rồng; Du lịch lướt sóng trên sông Cầu;…

Khu du lịch Đồng Hỷ, Võ Nhai: Nằm cách thành phố Thái Nguyên 47

km về hướng Đông Bắc, bao gồm:

- Khu vực Hang Phượng Hoàng: thuộc Na Phèo (Phú Lương, Võ Nhai), cách thị trấn Đình Cả 4km, cách suối Mỏ Gà 200m, trải dài 800m dọc theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn), diện tích 75 ha (45 ha núi đá và 30 ha đồng bằng). Đây là một quần thể thắng cảnh đẹp bao gồm các hang động, suối, các bản làng dân tộc, núi đá và rừng (Hang Huyện và rừng Khuôn Mánh), Khu khảo cổ học Thần Sa, chùa Hoài, Làng văn hóa dân tộc Dao.

- Khu vực Chùa Hang: Thuộc thị trấn Chùa Hang, lấy Chùa Hang làm trung tâm tạo một quần thể du lịch bao gồm Đài tưởng niệm liệt sĩ, khu thể thao văn hóa, bể Mắt rồng, vườn thú vườn hoa, chùa Hang, núi Voi, được nối với hang Dơi, hang Leo, hang Le, đền Gốc Sấu (Đồng Bẩm), Suối Tiên - Hang Chùa và KDL sinh thái Hồ Văn Lăng.

KDL Định Hoá, Phú Lương: Bao gồm huyện Định Hóa và Phú Lương,

nối sang Tân Trào (Tuyên Quang), cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc. Sản phẩm du lịch đặc trưng là tham quan các di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh, tâm linh và nghiên cứu văn hóa dân tộc.

Khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên: Bao gồm huyện Phổ Yên:

Hồ Suối Lạnh và Bắc cầu Đa Phúc, Đồi thông Vân Thượng; Thị xã Sông Công: Điểm du lịch Núi Tảo, Hồ Núc Nác, Mỏ Chè và trung tâm văn hóa, thể thao và vui chơi khu công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

Hồ: Hồ Núi Cốc và một số hồ trong khu vực lân cận như hồ Bảo Linh (Định Hóa), hồ Văn Lăng (Đồng Hỷ). Lợi thế về mặt nước và cảnh quan, có thể mang lại tiềm năng to lớn về dịch vụ, du lịch và khu dưỡng trong khu vực.

VQG: VQG Tam Đảo (một phần thuộc tỉnh Thái Nguyên), cùng với hệ sinh thái KDL Hồ Núi Cốc đã tạo nên một quần thể du lịch tự nhiên với nét đặc trưng văn hóa đến từ 3 tỉnh lân cận.

Điểm du lịch sinh thái khác: Các cảnh quan thiên nhiên thú vị trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng phát triển trở thành các điểm đến du lịch rất đa dạng, thu hút khách du lịch thích cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là từ thị trường nước ngoài như Tây Âu. KDL Đồng Hỷ có cảnh quan tự nhiên thú vị và độc đáo bao gồm Hang Phượng Hoàng, Chùa Hang và rừng Khuôn Mánh, suối Mỏ Gà, núi Voi, Hang Leo, Hang Le, suối Tiên và đặc biệt là khu du lịch sinh thái hồ Văn Lăng.

Các di tích lịch sử và văn hóa: Tỉnh Thái Nguyên còn có các di tích

lịch sử và văn hoá đa dạng, nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để và bảo tồn, tôn tạo để trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Việc quảng bá thông tin, giữ gìn các di tích, phát huy các ý nghĩa, giá trị nhân văn và lịch sử của các địa điểm đó, là một cơ hội tốt để phát triển về du lịch lịch sử, tâm linh. Khu vực Hang Phượng Hoàng và một số di tích lịch sử, tâm linh độc đáo và huyền ảo như chùa Hang, khu vực khảo cổ Thần Sa và khu vực khảo cổ Thung lũng Thượng Nung (đã phát hiện ra các cổ vật từ thời kỳ Đồ đá). Du lịch khám phá các làng bản dân tộc (Tày, Nùng, Dao, H'mông, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Ngái) với đời sống, văn hóa rất đặc trưng và giàu bản sắc cũng là một thế mạnh chưa được khai thác của Thái Nguyên. Các điểm du lịch này sẽ tô điểm thêm vào quần thể du lịch lịch sử giúp thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước thích tìm hiểu về lịch sử văn hóa, và chủ yếu là du khách trong nước đến từ Hà Nội và các vùng lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 83 - 85)