Hiện trạng phát triển du lịc hở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 124)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Hiện trạng phát triển du lịc hở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Điều kiện phát triển du lịch: Diện tích vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khoảng 95.434 km², Dân số: 11.208 nghìn người (2011), Mật độ trung bình: 118 người/km². Vùng có 1240 km đường biên giới với Trung Quốc và 610 km đường biên giới với Lào và hệ thống cửa khẩu quan trọng như Pa Háng (Sơn La), Tây Trang (Điện Biên), Ma Lù Thàng (Lai Châu), Lào Cai (Lào Cai), Thanh Thủy (Hà Giang), Tà Lùng (Cao Bằng), Hữu Nghị (Lạng Sơn). Trên địa bàn có các quốc lộ nối với Thủ đô Hà Nội, với Lào, với Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

Quốc và nối khu vực phía Đông và Tây của vùng, đó là quốc lộ 1, 2, 3, 6, 70, 279, quốc lộ 4A, B, C, D, quốc lộ 12. Giao thông đường sắt gồm tuyến Hà Nội - Lào Cai và tuyến Hà Nội – Đồng Đăng. Vùng có các sân bay nội địa Điện Biên Phủ (Điện Biên Phủ), Nà Sản (Sơn La). Giao thông đường sông thuộc hệ thống sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Cầu, sông Thương… Sự phát triển vùng gắn liền với hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai giữa Việt Nam và Trung Quốc (Côn Minh - Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Quảng Ninh – Hải Phòng), với hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). [18]

Tài nguyên du lịch đặc thù: Cảnh quan hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc; Hệ thống hang động núi đá vôi vùng Đông Bắc; Bản sắc văn hóa các dân tộc ít người ở Tây Bắc (Thái, Mường…) và Đông Bắc (Tày, Nùng…); Biên giới đường bộ dài với hệ thống cửa khẩu quốc tế và các cửa khẩu khác.

Các điểm du lịch nổi bật và các khu vực tiềm năng để phát triển thành KDL quốc gia của vùng:

KDL sinh thái cảnh quan Thác Bản Giốc (Cao Bằng): Là nơi có cảnh quan sinh thái đẹp hùng vĩ, văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng sinh sống. Phát triển du lịch tham quan cảnh quan kết hợp với văn hóa, thương mại.

KDL sinh thái công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang): Phát triển du lịch khám phá, tìm hiểu các giá trị địa chất, cảnh quan, văn hóa bản địa.

KDL nghỉ dưỡng núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi kết hợp tham quan bản văn hóa và các hình thức dã ngoại của vùng núi phía Đông Bắc.

KDL sinh thái cảnh quan Hồ Ba Bể (Bắc Kạn): Phát triển du lịch sinh thái hồ kết hợp tham quan tìm hiểu văn hóa bản địa.

KDL văn hóa, lịch sử và sinh thái Tân Trào (Tuyên Quang): Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử về với cội nguồn, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

KDL sinh thái nghỉ dưỡng núi Sa Pa (Lào Cai): Phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi kết hợp tham quan bản văn hóa và các hình thức dã ngoại của vùng núi phía Bắc.

KDL sinh thái Hồ Thác Bà (Yên Bái): Hồ Thác Bà là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất nước ta với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, thảm thực vật phong phú, bản dân tộc ít người mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng núi phía Bắc.

KDL văn hóa lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ): Là khu du lịch văn hóa lễ hội với tài nguyên du lịch độc đáo bao gồm lễ hội Đền Hùng, các di tích thời đại Hùng Vương. Đền Hùng có giá trị văn hóa, lịch sử cao, chiếm vị trí quan trọng trong vùng du lịch Bắc Bộ.

KDL nghỉ dưỡng Mộc Châu (Sơn La): Với đặc điểm khí hậu quanh năm mát mẻ với các điểm cảnh quan và di tích khu vực phụ cận như Hang Dơi, thác Dải Yếm, nông trường bò sữa, du lịch nông nghiệp công nghệ cao… KDL sinh thái lịch sử Điện Biên Phủ - Hồ Pá Khoang (Điện Biên): Điện Biên Phủ là quần thể di tích chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại và có tầm vóc quốc tế với nền văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Bắc mang bản sắc độc đáo bên cạnh rừng nguyên sinh Mường Phăng và cảnh quan hồ Pá Khoang có sức hấp dẫn cao với khách du lịch.

KDL sinh thái hồ Hòa Bình (Hòa Bình): Là KDL sinh thái hấp dẫn bởi hồ nước mênh mông gắn với địa hình rừng núi và công trình đập thủy điện.

KDL biển đảo Hạ Long – Bái Tử Long (Quảng Ninh): phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh biển, đảo, sinh thái biển.

Tiểu kết chƣơng 1

Các khái niệm du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch, tuyến du lịch, phân loại các tài nguyên du lịch..., hiện trạng phát triển du lịch ở Việt Nam và vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, định hướng phát triển du lịch nước ta đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

năm 2020 – tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở lí luận để nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch khu vực lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, đây cũng là tiền đề cơ sở thực tiễn quan trọng để đánh giá tổng hợp các tiềm năng phát triển du lịch tại lưu vực sông Công, mối liên hệ giữa du lịch của khu vực với các tuyến du lịch nội tỉnh Thái Nguyên, các tuyến liên tỉnh và liên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

Chƣơng 2

TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LƢU VỰC SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát về lƣu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên

Lưu vực là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên mà mọi lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát qua một cửa ra duy nhất. Trên thực tế, lưu vực thường được đề cập đến là lưu vực sông, và toàn bộ lượng nước trên sông sẽ thoát ra cửa sông. Các lưu vực khác nhau được phân tách bởi đường phân thủy (đường chia nước), thường là các dãy núi. Lưu vực sông Công là lưu vực quan trọng của hệ thống sông ngòi tỉnh Thái Nguyên, lưu vực này có ý nghĩa về mặt tưới tiêu, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất và nhất là với phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Công

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Sông Công bắt nguồn từ núi Ba Lan thuộc huyện Định Hoá, dài 96 km, lưu vực sông Công nằm ở phía Tây tỉnh Thái Nguyên, thuộc phạm vi hành chính của một số xã của thành phố Thái Nguyên, các huyện Phổ Yên, Đại Từ và Định Hóa. Ranh giới hành chính thuộc phạm vi các huyện và thành phố như sau:

Thành phố Thái Nguyên: 4 xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức.

Huyện Phổ Yên: toàn bộ huyện; Thị xã Sông Công: toàn bộ thị xã. Huyện Đại Từ: toàn bộ huyện (trừ 4 xã: Tân Linh, Phục Linh, Cù Vân, An Khánh)

Huyện Định Hóa: 5 xã Điềm Mặc, Phú Đình, Sơn Phú, Bình Thành, Thanh Định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

2.1.1.2. Khí hậu

Bức xạ tổng cộng: Khu vực nghiên cứu có tổng lượng bức xạ trung bình 125,4kcalo/cm²/năm. Giá trị này không lớn vì đây là trung tâm mưa lớn, nhiều mây và sương mù. Mùa hè lượng bức xạ và số giờ nắng lớn hơn, còn về mùa đông giá trị này giảm đi nhiều. [8]

Chế độ gió: Do địa hình núi phân cắt tương đối mạnh, cùng với hướng núi phát triển phức tạp, nên hướng gió cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Về mùa đông: gió thổi chủ yếu theo hướng đông bắc, về mùa hè: gió thổi chủ yếu theo hướng đông nam. Trong các thung lũng gió thổi theo hướng phát triển của hướng núi hai bên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

Hình 2.1. Bản đồ vị trí lƣu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

Vận tốc gió trung bình đạt khoảng 1 - 2m/s. Trên dãy Tam Đảo, do độ cao lớn nên tốc độ gió lớn hơn, đạt tới 3 - 4m/s.

Chế độ nhiệt: Chế độ nhiệt trong khu vực chịu sự chi phối của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và đặc điểm địa hình. Nhiệt độ không khí trung bình năm giảm theo độ cao địa hình và phân hóa thành 2 mùa nóng lạnh.

Nhiệt độ không khí trung bình các năm là 18o

đến 22,7oC. Mùa nóng kéo dài 5 tháng (từ tháng V đến tháng X). Càng lên cao mùa đông càng dài hơn.

Tài liệu thu thập nhiều năm ở các trạm khí tượng cho thấy các tháng VI, VII, VIII là những tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 29o

C, các tháng XII, I và II là những tháng lạnh nhất với nhiệt độ không khí là 15o

– 16oC.

Biến trình nhiệt độ không khí trong năm có dạng một cực đại và một cực tiểu. Cực đại vào tháng VII (27o

– 30oC) và cực tiểu vào tháng I (<10o

C). Như vậy, chế độ nhiệt ở lưu vực sông Công phân hóa sâu sắc theo độ cao và theo mùa.

Chế độ mưa: Do nằm kề với dãy Tam Đảo nên lưu vực sông Công có lượng mưa lớn. Hàng năm, lượng mưa có thể đạt tới 2500 – 3000mm/năm. Mùa mưa kéo dài 7 – 8 tháng (IV - XI). Lượng mưa này chiếm tới 75 – 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ 3 – 4 tháng.

Lượng mưa trung bình năm 1800 – 2000mm/năm. Tháng mưa nhiều là các tháng VI, VII, VIII (lượng mưa trung bình các tháng này 200 – 300mm). Tháng XII, I, II, III thường chỉ có mưa phùn, lượng mưa chỉ đạt 30 – 40mm. Trong các tháng này có sương mù, đôi khi có sương muối. [8]

Độ ẩm tương đối không khí: Tháng VII, VIII và IX = 82 – 89% Tháng XII, I, II, III = 80 – 82 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32

Lượng bốc hơi tiềm năng PET thấp do chế độ bức xạ không lớn, ít nắng nhiều mây, nền nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và vận tốc gió yếu. Lượng bốc hơi dao động trong khoảng 29,4 – 96,1mm/tháng.

2.1.1.3. Địa hình và mạng lưới sông ngòi

Địa hình lưu vực sông Công được chia ra các cấp độ khác nhau với các giá trị độ phân cắt khác nhau. Giá trị độ phân cắt sâu tăng dần từ 20m (vùng đồng bằng và thung lũng) đến 300m (vùng đồi núi thấp) và đạt giá trị lớn nhất trên dãy Tam Đảo (500 – 800m). Độ phân cắt ngang trung bình 1 – 2 km². Đôi nơi giá trị này đạt tới 3 – 4 km². Dựa trên các giá trị độ phân cắt có thể thấy rằng vùng nghiên cứu có mạng lưới sông suối khá dày đặc liên quan tới các hoạt động kiến tạo, điều kiện khí hậu và đặc điểm thạch học các đá trong vùng.

Mạng lưới sông suối chính trong vùng phát triển theo hướng chủ đạo là tây bắc – đông nam để tạo nên hệ thống sông Công, qua Đại Từ xuống phía Đông dãy núi Tam Đảo, qua Tân Cương, Phổ Yên, Đồng Đỗ, gặp sông Cầu tại Đa Phúc và đổ vào hệ thống sông Thái Bình. Hệ thống sông Công có độ cao trung bình lưu vực 224 m, độ dốc trung bình 27%, mật độ dòng chảy 1,2km/km², diện tích lưu vực 957 km². Trong hệ thống sông này, sông Công là dòng chảy chính có chiều dài 50km, chảy qua trung tâm vùng nghiên cứu với lưu lượng trung bình là 120 m3/s. Hầu hết các sông suối trong vùng đều đổ vào sông này. Cán cân nước sông theo phương trình Lvovits được xác định như sau:

P = 1867 (mm), R = 918 (mm) S = 796 (mm), U = 122 (mm) E = 949 (mm), W = 1071 (mm).

Trong đó, P – lượng mưa (mm), E – lượng bốc hơi, R – lưu lượng dòng chảy năm (mm), S – lưu lượng dòng chảy do nước mưa cung cấp (mm), U – lưu lượng dòng chảy do nước ngầm cung cấp, W – trữ lượng ẩm (mm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

Sông Công nằm trên vùng có mưa nhiều, nước sông dâng nhanh đột ngột và rút nhanh trong mùa lũ, là nhánh cung cấp nước chủ yếu cho sông Cầu tại Hương Ninh với khối lượng 0,703km3/năm. Cao độ nước lũ tại sông Công là 17m.

Phụ thuộc vào các hoạt động kiến tạo nâng hạ mang tính cục bộ mà các sông suối ở đây thể hiện quá trình xâm thực với mức độ khác nhau. Như vậy, có thể thấy rằng địa hình khu vực này tương đối phong phú và đa dạng.

2.1.2. Dân cư, lao động và cơ sở hạ tầng

2.1.2.1. Dân cư

Khu vực nghiên cứu có dân số 254.454 người (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ

Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011) [4] với nhiều thành phần dân tộc khác

nhau như Kinh, Tày, Mông, Sán Chí, Sán Dao, Sán Dìu... Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, sống xen kẽ hòa thuận với nhau tạo nên những nét văn hóa độc đáo.

Trong các thành phần dân tộc, người Kinh chiếm đa số, sau đó đến người Tày, các dân tộc còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ. Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số đã giảm xong vẫn còn cao so với toàn tỉnh Thái Nguyên. Dân số tăng nhanh trong điều kiện kinh tế chưa phát triển đã gây áp lực lớn cho xã hội như đối nghèo, bệnh tật, thất học, không có việc làm, ô nhiễm môi trường...

2.1.2.2. Lao động

Đại bộ phận dân cư trong vùng là lao động nông nghiệp, lâm nghiệp nên đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Hoạt động du lịch và dịch vụ có số lao động tham gia thấp song lại có doanh thu cao hơn so với các ngành nghề khác. Nhìn chung, kinh tế vùng này còn chậm phát triển, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, một số xã của huyện Định Hóa nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.

Theo thống kê, lực lượng lao động trong vùng phần lớn là lao động phổ thông không có chuyên môn kĩ thuật. Tuy nhiên hiện nay, số lượng lao động có trình độ chuyên môn không ngừng tăng lên. Điều này góp phần quan trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

vào việc nâng cao dân trí, bổ sung lực lượng lao động có trình độ cao, nhất là lao động hoạt động trong nhóm dịch vụ - đặc biệt ngành du lịch.

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng và mạng lưới đô thị

Các cơ sở hạ tầng trong vùng hết sức khiêm tốn, chủ yếu là các cơ sở khai khoáng như mỏ than Núi Hồng, mỏ thiếc Đại Từ, mỏ barit Lục Ba, mỏ titan Cây Châm, mỏ thiếc La Bằng, mỏ asen Hà Thượng, mỏ wonfram Đá Liền. Ngoài ra, còn có một số cơ sở gia công chế biến nông sản như nhà máy chế biến chè Đại Từ, xí nghiệp chè Quân Chu, doanh nghiệp chè Tân Cương Hoàng Bình và nhiều cơ sở sản xuất chè quy mô nhỏ khác.

Hệ thống giao thông trong vùng tương đối phát triển, trong đó có quốc lộ 3, quốc lộ 37 chạy qua trung tâm, có các đường tỉnh lộ và hệ thống giao thông liên xã tương đối thuận lợi cho đi lại và phát triển kinh tế xã hội.

Hệ thống điện lưới quốc gia đã được kéo tới hầu hết các thôn bản, các xã vùng cao trong vùng nghiên cứu.

Đời sống người dân trong vùng tuy chưa cao song đã bớt nghèo đói do có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự đóng góp của các dự án xóa đói giảm nghèo, dự án 135 của chính phủ.

Vùng nghiên cứu có mạng lưới đô thị đang trong quá trình quy hoạch và phát triển một số khu đô thị mới, có một số thị trấn như: thị trấn Đại Từ, thị trấn Quân Chu, thị trấn Ba Hàng, còn lại đa phần là các xã với các cơ sở lưu trú có nhiều hạn chế về mặt số lượng cũng như chất lượng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 124)