Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Đánh giá chung

Có rất nhiều nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển du lịch. Trước hết, phải kể đến các điều kiện tự nhiên. Đây là cơ sở, là tiền đề để đảm bảo cho việc định hướng phát triển ngành du lịch. Nếu một quốc gia hay một khu vực nhất định có nhiều điều kiện để phát triển nhiều ngành nghề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

khác song điều kiện tự nhiên không có gì nổi bật thì cũng rất khó để hoạt động du lịch tiến hành thuận lợi. Trên thực tế, lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên có điều kiện tự nhiên tương đối đa dạng và độc đáo cụ thể phần tiềm năng sẽ trình bày, đánh giá một cách chi tiết để thấy rõ điều này.

Trình độ nhận thức của xã hội về phát triển du lịch cũng có vai trò nhất định đối với phát triển du lịch. Một xã hội kém phát triển không thể có hoạt động du lịch sôi nổi, thu hút số lượng khách tham quan cùng các hoạt động du lịch đi kèm. Vì thế, có thể nhận thấy rằng trình độ nhận thức của xã hội có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nó cũng là cơ sở để phát triển du lịch. Trên nền tảng kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, lưu vực sông Công có sự phân hóa nội vùng. Ở khu vực thượng lưu và trung lưu sông, trình độ nhận thức của người dân về nhiều mặt còn hạn chế. Tuy nhiên, ở khu vực hạ lưu người dân có sự nhanh nhạy cũng như trình độ nhận thức khá hơn. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có những chính sách phù hợp với từng khu vực để có sự cân bằng tương đối, phát triển du lịch đồng đều.

Du lịch không phải là một hoạt động tự phát. Bởi lẽ, nó được đặt trong sự sắp xếp có tính chuyên môn. Do đó, một nhân tố không kém phần quan trọng nữa là chất lượng xây dựng và quản lí quy hoạch du lịch. Trong phạm vi lãnh thổ vùng, quốc gia, địa phương thông thường người ta thường quy hoạch để mọi hoạt động theo khuôn khổ nhất định. Việc quy hoạch du lịch giúp khai thác tối đa các tiềm năng tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội. Lưu vực sông Công hiện nay được quy hoạch thông qua nhiều dự án, trong đó 2 khu vực thu hút đầu tư và quy hoạch cụ thể là khu vực Hồ Núi Cốc và khu vực ATK Định Hóa.

Trình độ kinh tế - xã hội có tác động nhất định đến sự phát triển du lịch thể hiện ở chỗ, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao thì cơ sở vật chất, chất lượng nguồn lao động du lịch sẽ tốt hơn so với nơi trình độ thấp. Tỉnh Thái Nguyên đang trong quá trình phát triển nhiều mặt kinh tế - xã hội. Trong lưu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

vực sông Công, sự phát triển này được đánh giá ở mức trung bình, thấp hơn so với khu vực thành phố Thái Nguyên.

Chất lượng của hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch làm cho ngành du lịch có sức thu hút, mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. Ở Thái Nguyên, hoạt động này được tiến hành qua Trung tâm xúc tiến du lịch của Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động này trong thời gian gần đây đang được tiến hành rộng rãi, có nhiều hoạt động giới thiệu về du lịch tỉnh Thái Nguyên nói chung và lưu vực sông Công nói riêng như: lễ hội Chùa Hang, lễ hội Lồng tồng (huyện Định Hóa), tour du lịch Hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ),... Đồng thời, chất lượng các hoạt động ngày càng được nâng cao. Vì thế, nó có vai trò tích cực trong việc phát triển du lịch của khu vực.

Mối liên kết và hợp tác trong hoạt động du lịch với các địa phương trong nước giúp phát huy tối đa tiềm năng du lịch sẵn có. Lưu vực sông Công có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với kết hợp các tuyến du lịch đã được hình thành. Cụ thể: Tuyến Hồ Núi Cốc - Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo, Tuyến Hồ Núi Cốc - Vườn quốc gia Ba Bể, Khu ATK liên hoàn 3 tỉnh Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc Kạn…

Hệ thống giao thông vận tải, xe buýt có tác động lớn đến việc phát triển du lịch. Hệ thống giao thông phục vụ cho phát triển du lịch ở lưu vực sông Công chủ yếu là giao thông đường bộ với các tuyến chính là quốc lộ 3, quốc lộ 37, tỉnh lộ 261, 264… Hệ thống giao thông đường bộ đang được cải tạo để nâng cao chất lượng. Hệ thống đường sắt ít thông dụng phục vụ cho du lịch. Bên cạnh đó là hệ thống xe buýt có ý nghĩa quan trọng đối với du khách nội tỉnh. Hiện nay, tỉnh đã có nhiều đầu tư phát triển loại hình vận tải xe buýt, với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như doanh nghiệp vận tải Hà Lan, Việt Vịnh, Phượng Hoàng, Mạnh Hà… Các tuyến xe buýt thường có điểm xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

phát là thành phố Thái Nguyên và đi qua hầu hết các điểm du lịch thuộc khu vực Hồ Núi Cốc, khu ATK Định Hóa, làng nghề chè La Bằng, hồ Vai Miếu,…

Các tuyến xe buýt gồm các tuyến sau:

Tuyến số 1: Đồng Hỷ - Sông Công - Phổ Yên - Phố Nỷ (Sóc Sơn, Hà Nội) Tuyến số 2A: Gang Thép (thành phố Thái Nguyên) - Đường Cách mạng tháng 8 - Trung tâm thành phố Thái Nguyên - Yên Lãng (Đại Từ)

Tuyến số 2B: Gang Thép (thành phố Thái Nguyên) - Quốc lộ 3 - Đường tránh thành phố Thái Nguyên - Tân Long - Yên Lãng (Đại Từ)

Tuyến số 3: Chợ Thái (thành phố Thái Nguyên) - Hồ Núi Cốc – Thị trấn Đại Từ - Ký Phú

Tuyến số 4: Thị xã Sông Công - Thành phố Thái Nguyên - Đồng Hỷ Tuyến số 5: Tân Long (thành phố Thái Nguyên) - Phú Bình - Cầu Ca Tuyến số 6: Thành phố Thái Nguyên - Định Hóa

Tuyến số 7: Quyết Thắng (thành phố Thái Nguyên) - Đình Cả (Võ Nhai) Tuyến số 8: Thị xã Sông Công - Phố Nỷ (Sóc Sơn, Hà Nội)

Tuyến số 9: Thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ) - Thịnh Đán (thành phố Thái Nguyên) – Thị xã Sông Công – Thị trấn Bãi Bông (Phổ Yên)

Tuyến số 10: Thịnh Đán (thành phố Thái Nguyên) - Quân Chu (Đại Từ)[22]

Trong đó, có nhiều tuyến chạy qua lưu vực sông Công như tuyến số 1, 2A, 2B, 3, 4, 6, 10. Các tuyến xe buýt hoạt động liên tục với tần suất trung bình từ 15 – 20 phút/chuyến và hoạt động từ 6 giờ sang đến 19 giờ tối. Đây là phương tiện giao thông công cộng vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế vừa có ý nghĩa về mặt xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nội tỉnh và du khách các tỉnh khác kết hợp các loại hình giao thông như xe máy, ô tô cá nhân… khi đi tham quan du lịch ở lưu vực sông Công.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 46)