Tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 124)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

Khí hậu có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người và các loại hình du lịch. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tới việc thực hiện các chuyến du lịch và hoạt động về dịch vụ du lịch, nó thu hút người tham gia và người tổ chức các hoạt động du lịch.

Khí hậu khu vực nghiên cứu có nền chung của khí hậu miền núi Bắc Việt Nam. Đặc trưng cơ bản của nền khí hậu này là có mùa đông lạnh hanh, khô, mùa hạ thì nóng ẩm mưa nhiều. Như vậy, khí hậu khu vực nghiên cứu là khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia làm 2 mà rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X. Mùa khô kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

Bảng 2.1. Số liệu khí tƣợng một số trạm khu vực nghiên cứu

Trạm Đại Từ Tam Đảo Định Hóa

Nhiệt độ trung bình năm (0

C) 22,9 18,0 22,5

Nhiệt độ tối cao (0

C) 37,3 33,1 41,6

Nhiệt độ tối thấp (0

C) 3,0 -0,2 3,5

Lượng mưa trong năm (mm) 1906 2630 1781

Số ngày mưa trong năm (ngày) 153,4 153,7 137,1

Độ ẩm không khí (0

C) 82.0 87.0 81.0

Lượng bốc hơi 985.2 551.5 800

(Nguồn: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản

đến du lịch sinh thái ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên) [7]

Qua bảng số liệu trên có thể thấy khu vực ATK Định Hóa khí hậu không có sự khác biệt đáng kể so với khí hậu Thái Nguyên và cả nước nên khí hậu không là thế mạnh thu hút du lịch vùng này. Khu vực Tam Đảo, Hồ Núi Cốc và vùng phụ cận cách thành phố Thái Nguyên không xa nhưng khí hậu có sự khác biệt đáng kể vào mùa hè nên đây sẽ là yếu tố thu hút khách du lịch sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

Thủy văn: Sông ngòi trong vùng lớn nhất là hệ thống sông Công. Sông Công là sông chính trong hệ thống sông này. Khu vực nghiên cứu không có hồ tự nhiên nhưng có những hồ nhân tạo lớn như hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc được xây dựng trên sông Công có diện tích mặt nước rộng 25 – 30 km², độ sâu 25 – 30m. Và một số hồ khác như hồ Vai Miếu (huyện Đại Từ), hồ Ghềnh Chè (thị xã Sông Công).

Như vậy, vùng nghiên cứu có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc nhưng các sông, hồ ở đây không lớn. Dọc theo lưu vực có thể gặp các thác có cảnh quan đẹp như thác Bảy tầng ở Định Hóa, thác Cửa Tử ở Đại Từ,... Tuy nhiên, các tiềm năng trên chưa được khai thác đúng mức. Các hồ thuộc lưu vực sông Công là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, góp phần vào việc điều tiết khí hậu.

Đa dạng sinh học: Tài nguyên động, thực vật có ý nghĩa lớn đối với hoạt động du lịch tự nhiên. Hình thức du lịch có sức hấp dẫn lớn đó là con người được hòa mình vào thiên nhiên, được thưởng thức bầu không khí trong lành, mát mẻ, được tận mắt chứng kiến những loài động, thực vật quý hiếm.

Khu vực nghiên cứu có hệ động, thực vật phong phú đa dạng với nhiều loài đặc hữu. Rừng hiện nay chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên còn lại chỉ là rừng tái sinh.

Theo thống kê, khu vực nghiên cứu có 904 loài thuộc 478 chi, 213 họ trong đó có một số loài quý hiếm chủ yếu phân bố ở sườn Đông Tam Đảo như Kim Tuyến, Gù Hương, Kim Giao.

Sự đa dạng sinh học thể hiện ở số lượng với 64 loài thú, 239 loài chim, 75 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư và 434 loài côn trùng. Có nhiều động vật đặc trưng, tạo nên sức hấp dẫn riêng không chỉ đối với du lịch khám phá mà còn đối với du lịch tìm hiểu các loài động, thực vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 Lớp Số bộ Số họ Số giống Số loài Thú 8 25 48 64 Chim 15 50 140 239 Bò sát 2 14 46 75 Lưỡng cư 3 7 11 28 Côn trùng 8 48 271 434 Tổng số 38 144 516 480

(Nguồn:Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản

đến du lịch sinh thái ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên) [7] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rừng ở khu vực Hồ Núi Cốc khá lớn, hệ sinh thái thực vật có 130 loài, 344 chi với 49 loài bao gồm các rừng cây lá tràm, rừng cây tai tượng, rừng cây bạch đàn, rừng cây ăn quả, cây công nghiệp chè và các thảm thực vật khác. Hiện nay tại các khu rừng phía Tây và phía Nam hồ có 7 bộ, 21 họ, 58 loài với các loài chim thú quý hiếm như cầy, hươu nai, họ bồ nông, họ hạc... Đặc biệt, sinh vật dưới nước rất phong phú như các loài cá, các loài tôm, cua, ốc, các loài phù du động vật, phù du thực vật... Hệ sinh thái hiện nay đang được phục hồi nhờ các dự án thực hiện đúng đắn các chính sách trồng rừng, giao rừng và ý thức bảo vệ hệ sinh thái của người dân. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh các chính sách khai thác và bảo vệ hệ sinh thái trong khu vực.

Sự phong phú và độc đáo của hệ động, thực vật khu vực nghiên cứu là cơ sở để thu hút khách du lịch.

Cảnh quan địa hình: Địa hình Karst: đây là địa hình đặc trưng cho vùng núi đá vôi. Trong khu vực nghiên cứu dạng địa hình này gặp ở một số xã thuộc huyện Định Hóa và dưới dạng các chỏm nhỏ ở Núi Văn, Núi Võ (Đại Từ). Địa hình karst thường tạo ra các vách đá lởm chởm hoặc các hang động hấp dẫn cho kiểu du lịch mạo hiểm, leo núi, khám phá hang động.

Địa hình núi cao: khu vực nghiên cứu có một số dãy núi có độ cao khá lớn như dãy Tam Đảo (1592m), Núi Hồng (743m), núi Chúa (374m), núi Pháo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

(443m), núi Điệng (574m), núi Hùng Sơn (459m). Các dãy núi này tạo nên cảnh quan hùng vĩ, kích thích các hoạt động leo núi, các hoạt động trong rừng...

Địa hình đồi bát úp: có độ cao vừa phải nên liên kết với nhau tạo nên các dải đồi có sức hấp dẫn cho khách tham quan, đi bộ.

2.2.2.2. Tiềm năng du lịch văn hóa, lịch sử

Tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu tập trung ở huyện Định Hóa, các địa danh du lịch ở huyện Đại Từ chủ yếu là các điểm du lịch nhỏ lẻ, chưa tập trung thành KDL.

Các tiềm năng du lịch văn hóa, lịch sử chủ yếu là các di tích lịch sử, các lễ hội văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của một số dân tộc và các yếu tố văn hóa khác như văn hóa ẩm thực, các làng nghề truyền thống, du lịch cộng đồng...

a. Di tích lịch sử

Du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, làng nghề và lễ hội truyền thống.

Cụ thể, ở huyện Đại Từ, các điểm du lịch chính là các di tích lịch sử như: điểm di tích lịch sử Núi Văn, Núi Võ, nơi gắn liền với danh tiếng của người góp phần làm nên chiến thắng Chi Lăng - Lưu Nhân Chú; Khu di tích nơi công bố thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thương binh, gia đình liệt sĩ tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ; Nơi thành lập chiến khu Nguyễn Huệ tại xã Yên Lãng; Nơi thành lập đội quân Phạm Hồng Thái tại xã Quân Chu; Nơi Bác Hồ và Trung ương sống, làm việc trước khi tiếp quản Thủ đô năm 1954 tại xã Bản Ngoạn; Nơi thành lập Đoàn thanh niên xung phong Việt Nam năm 1950 tại xã Yên Lãng và di tích nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tại xã La Bằng.

Định Hóa là nơi có truyền thống cách mạng lâu đời, đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Mặc dù trong lưu vực sông Công có 5 xã là Phú Đình, Điềm Mặc, Sơn Phú, Thanh Định và Bình Thành thuộc ATK Định Hóa nhưng đã có tới 31 di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến này. Đồng thời các điểm di tích có sự gắn kết mật thiết với nhau nên khi nghiên cứu tác giả không tách bạch các điểm di tích này theo lưu vực sông Công mà tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

hợp theo cả khu vực ATK Định Hóa. Do vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang cùng với địa hình hiểm trở, Định Hóa đã được chọn làm An Toàn Khu. Chính vì thế, Định Hóa có nhiều di tích lịch sử. Theo kết quả tổng kiểm kê di tích, tại ATK Định Hoá đã phát hiện có 129 điểm di tích lịch sử nằm trên 23 xã, thị trấn trong tổng số 24 xã, thị trấn của huyện Định Hoá, trong đó di tích lịch sử cách mạng có 127 điểm, danh lam thắng cảnh có 02 điểm. Có 13 điểm di tích xếp hạng cấp quốc gia, 05 điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh. Theo thống kê của Sở VHTTDL, tính riêng 10 xã trung tâm ATK đã có 42 điểm di tích lịch sử.

Khu di tích ATK Định Hoá gắn với lịch sử đấu tranh cách mạng, giữ gìn độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1947 -1954, mỗi di tích ở đây đều ẩn chứa trong nó những giá trị lịch sử hết sức to lớn, ghi lại dấu ấn hào hùng, ý chí cách mạng quật cường của các thế hệ cha anh đi trước. Là nơi đặt đại bản doanh của Trung ương Đảng, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng. Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quân đội, Mặt trận ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Từ ATK Định Hoá, Trung ương Đảng, Bộ tổng tư lệnh ra nhiều quyết sách quan trọng liên quan đến vận mệnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của cả dân tộc. Tại nơi đây đã diễn ra các sự kiện quan trọng, các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta với bạn bè quốc tế, nơi nhiều đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, đoàn thể được ra đời. Các giá trị lịch sử đó được xác định là hết sức quý giá, là địa chỉ đỏ trong giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau. Nhiều di tích ở đây đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích quốc gia lịch sử đặc biệt, di tích lịch sử cấp tỉnh.

Bảng 2.3. Phân bố các di tích lịch sử theo các xã vùng trung tâm ATK Tên xã Số lƣợng các di tích lịch sử

Xã Điềm Mặc 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Xã Chợ Chu 1 Xã Bảo Cường 2 Xã Trung Hội 1 Xã Định Biên 4 Xã Sơn Phú 7 Xã Bảo Linh 1 Xã Bình Thành 2 Xã Bình Yên 2 Xã Thanh Định 2 Tổng cộng 42

(Nguồn: Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa) [2]

Bên cạnh đó, Thị xã Sông Công có di tích lịch sử Căng Bá Vân ở xã Bình Sơn. Huyện Phổ Yên còn một số di tích lịch sử như: địa điểm lịch sử tại xã Tiên Phong: Nhà bà Hoàng Thị Úc (bà Tỳ cơ sở in báo "Cờ giải phóng"), nhà ông Ngô Hải Long, nhà bà Lưu Thị Phận, bãi Soi Quýt. Khu di tích nằm ở phía Đông, cách trung tâm huyện Phổ Yên khoảng 7 km. Và các chùa đền: Chùa Đông Cao hay còn gọi là chùa Cao, tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Từ Hà Nội đến địa phận tỉnh Thái Nguyên, đi 16km nữa thì đến chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa ngày nay do Sư cụ Thích Đàm Hinh tổ chức xây cất vào ngày 17 tháng 5 năm 1992, hoàn thành ngày 21 tháng 7 năm 1992. Chùa còn giữ được các ngôi tháp, bia, cột đá thời Hậu Lê, như tấm bia cổ có khắc niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 (1697); Đền Lục Giáp (Miếu Vật) được xây dựng trên một khu đất cao bằng phẳng, nằm bên bờ sông Công, xung quanh là đồng ruộng thuộc xóm Dương, xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên, cách thành phố Thái Nguyên về phía Nam 18 km đường chim bay, cách huyện lỵ Phổ Yên về phía Tây 4 km đường ô tô, nơi dân cư gần nhất là xóm Dương cách đền 500 mét về phía Đông. Hằng năm đền mở hội từ ngày 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

tháng 3 (âm lịch) tưởng niệm các danh nhân Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú, Đỗ Cận. Lễ hội có dâng hương tế lễ, rước kiệu, hát ví, đấu cờ, đấu vật và đua thuyền trên Sông Công…thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương tham dự.

b. Các lễ hội văn hóa truyền thống

Lễ hội Núi Văn - Núi Võ (huyện Đại Từ) được tổ chức vào mùng 4 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ công đức vị tướng tài ba Lưu Nhân Chú - người con của xã Văn Yên , huyện Đại Từ và là một trong những vị công thần khai quốc của triều đại hậu Lê vào cuối thế kỷ thứ 15. Ông chính là một trong 18 người cùng với Lê Lợi lập ra Hội thề Lũng Nhai (năm 1416). Ngoài phần lễ, lễ hội Núi Văn - Núi Võ còn có phần hội với nhiều hoạt động phong phú như văn nghệ, chơi bóng chuyền, cờ tướng và các trò chơi dân gian...

Định Hóa có một số lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc như Lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng) là lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc của người Tày được tổ chức vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm ở Tỉn Keo – Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa. Lễ hội thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân mới hằng năm ở những đám ruộng to nhất, đẹp nhất do dân bản chọn nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Trong ngày diễn ra lễ hội, phần lễ và phần hội đều diễn ra trang trọng, vui tươi. Phần lễ là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Ðể chuẩn bị lễ ở ngoài đồng, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng, có nhiều nhà làm từ vài chục đến một trăm món. Việc làm cỗ còn mang hàm ý phô bày một cách kín đáo sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng... Có những gia đình dâng mâm cao đến 5 tầng lễ vật, ngoài các loại bánh kẹo còn có các món ăn được chế biến công phu, trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc. Mỗi mâm cỗ còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ. Khi cỗ được bày xong, người đựơc dân làng tín nhiệm tiến cử thực hiện nghi lễ cầu cúng cầu mong đất trời, thần linh phù hộ cho bản làng. Phần cúng lễ cũng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, còn dành thời gian cho phần hội. Mở đầu là hội tung còn. Ðây là hoạt động vui nhất, thu hút nhiều người tham gia nhất. Ðể chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa đám ruộng lớn đựơc chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20-30cm làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 - 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật - Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khoẻ và sự khéo léo. Nếu ở lễ hội nào không có ai

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 124)