Hiện trạng và định hướng phát triển du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Hiện trạng và định hướng phát triển du lịc hở Việt Nam

1.2.1.1. Hiện trạng phát triển du lịch ở Việt Nam

Cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng hoạt động đối ngoại và khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài của nhà nước, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và du lịch ngày một tăng. Đây là tiền đề cơ bản cho ngành du lịch Việt Nam phát triển trên nhiều mặt: số lượng khách quốc tế vào tham quan du lịch, số lượng khách du lịch nội địa và người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày một tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

19

Ngành du lịch đã đón tiếp và phục vụ được 3,43 triệu lượt khách du lịch năm 2005, so với mục tiêu chiến lược đặt ra từ 3 đến 3,5 triệu lượt đạt 98%. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh mẽ đến hoạt động du lịch của tất cả các nước năm 2008 và 2009 nhưng Việt Nam năm 2010 vẫn đạt 5 triệu lượt khách quốc tế, đạt 91% so với mục tiêu 5,5 triệu đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế trung bình giai đoạn 2001 – 2010 là 8,9%/năm nhưng trong các năm 2002 – 2003 tăng trưởng âm (-7,6%) và 2008 – 2009 tăng trưởng âm (-10,9%).

Về khách du lịch nội địa, đến năm 2005 đã vượt chỉ tiêu đề ra đạt 15 – 16 triệu lượt khách và đạt con số ấn tượng 28 triệu lượt khách năm 2010. Bình quân giai đoạn 2001 – 2010 tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa đạt 10,2%.

Năm 2005, tổng thu từ khách du lịch Việt Nam đạt 1,9 tỉ USD. Năm 2008, là 3,41 tỉ USD và năm 2010 là 4,8 tỉ USD. Nếu xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ, doanh thu của ngành du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nước, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ xuất khẩu trong nền kinh tế. Nếu so sánh với xuất khẩu hàng hóa (năm 2009), doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là xuất khẩu dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Hoạt động du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội. [18]

Đến năm 2012, cả nước có trên 12.000 cơ sở lưu trú với 235.000 buồng trong đó có 388 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng 3 sao đến 5 sao với 40.052 buồng. Bình quân tăng trưởng số buồng khách sạn là 15,87%/năm. Trong lĩnh vực khách sạn đã hình thành những KDL cao cấp tại các bãi biển miền Trung, miền Trung Trung Bộ, Phú Quốc và một số bãi biển phía Bắc. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn và ăn uống đã thu hút được gần 11 tỉ USD với 247 dự án, xếp thứ ba sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

Hoạt động lữ hành quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt thị trường, quảng cáo, xúc tiến và thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước, doanh nghiệp lữ hành nội địa cũng tăng lên nhanh chóng. Hiện tại, có khoảng hơn 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa được thành lập và đi vào hoạt động. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng với hơn 17.000 hướng dẫn viên. Số lao động trong ngành du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp) tăng trưởng bình quân 13,4%; chiếm 2,4% trong tổng số lao động cả nước.

Do còn hạn chế về nhiều mặt, đặc biệt là điều kiện cơ sở hạ tầng của đất nước nên du lịch Việt Nam chỉ xếp hạng 5 trong các nước ASEAN (sau Malaysia, Thái Lan, Singapo và Inđônêxia). Vì thế, cần có sự đầu tư về các phương tiện vận chuyển khách quốc tế đến, đó là đường không, đường bộ, đường sắt, đường biển và đường sông. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam còn quá hạn chế về vấn đề này. Công suất các sân bay quốc tế tới các nước khác, bên cạnh đó là các phương tiện vận chuyển khác như đường sắt, đường biển và đường sông vận chuyển khách quốc tế chưa lớn (khoảng 10 – 20%).

Theo lãnh thổ, du lịch Việt Nam được chia thành các vùng du lịch với các sản phẩm du lịch đặc trưng:

Vùng du lịch Bắc Bộ: sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, du lịch nghiên cứu và du lịch nghỉ dưỡng.

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, di sản văn hóa thế giới.

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh của du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng sông Cửu Long. [16]

1.2.1.2. Định hướng phát triển du lịch ở Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001- 2010 được phê duyệt theo

Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg ngày 27/7/2002 và Dự thảo Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030, đều xác định như sau:

Mục tiêu tổng quát: Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi

nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực.

Phát triển du lịch ở các vùng, các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải xuất phát từ điều kiện, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và lợi thế về du lịch của từng vùng nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của cả nước.

Các mục tiêu về kinh tế:

- Khách du lịch: Năm 2015 thu hút 7 – 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 36 – 37 triệu lượt khách nội địa, đạt mức tăng trưởng khách quốc tế 7,6%/năm và nội địa 5,7%/năm.

Năm 2020 thu hút 10 – 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47 - 48 triệu lượt khách nội địa, tăng trưởng khách quốc tế là 7,2%/năm, nội địa là 5,3%/năm.

Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 - 60 triệu lượt khách nội địa, tăng trưởng khách quốc tế là 6,5%/năm, nội địa là 4,6%/năm.

Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 70 - 72 triệu lượt khách nội địa, tăng trưởng khách quốc tế là 5,2%/năm, nội địa là 3,7%/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 10 – 11 tỉ USD, tăng 12,8%/năm; năm 2020 đạt 18 – 19 tỉ USD, tăng trung bình 12%/năm; năm 2025 đạt 27 tỉ USD; năm 2030 đạt gấp 2 lần năm 2020.

- Tỉ trọng GDP: năm 2015 đóng góp 6% tổng GDP cả nước, năm 2020 đóng góp 7% tổng GDP cả nước.

- Về cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch: Năm 2015 có 390.000 buồng lưu trú, trong đó có 30 – 35% buồng lưu trú đạt chuẩn 3 – 5 sao; Năm 2020 có tổng số 580.000 buồng lưu trú, trong đó 35 – 40% buồng lưu trú đạt chuẩn 3 – 5 sao; Năm 2030 có tổng số 900.000 buồng lưu trú, trong đó 50% buồng lưu trú đạt chuẩn 3 – 5 sao.

Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2015 là 18,5 tỉ USD, năm 2020 là 24 tỉ USD. Tính cho cả giai đoạn đến 2020, tổng vốn đầu tư phát triển du lịch cần 42,5 tỉ USD. [18]

Các định hướng cụ thể như sau:

Về thị trường: Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực

Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu. Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Về đầu tư phát triển du lịch: Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp

tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề. Kết hợp đầu tư nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nước. Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trên toàn quốc, các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.

Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa

học, công nghệ: Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch

gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.

Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch: Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên

truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch: Tăng cường củng cố và mở rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia - Thái Lan - Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng. Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông Nam Á (ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch. [18]

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)