Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Công

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Công

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Sông Công bắt nguồn từ núi Ba Lan thuộc huyện Định Hoá, dài 96 km, lưu vực sông Công nằm ở phía Tây tỉnh Thái Nguyên, thuộc phạm vi hành chính của một số xã của thành phố Thái Nguyên, các huyện Phổ Yên, Đại Từ và Định Hóa. Ranh giới hành chính thuộc phạm vi các huyện và thành phố như sau:

Thành phố Thái Nguyên: 4 xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức.

Huyện Phổ Yên: toàn bộ huyện; Thị xã Sông Công: toàn bộ thị xã. Huyện Đại Từ: toàn bộ huyện (trừ 4 xã: Tân Linh, Phục Linh, Cù Vân, An Khánh)

Huyện Định Hóa: 5 xã Điềm Mặc, Phú Đình, Sơn Phú, Bình Thành, Thanh Định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

2.1.1.2. Khí hậu

Bức xạ tổng cộng: Khu vực nghiên cứu có tổng lượng bức xạ trung bình 125,4kcalo/cm²/năm. Giá trị này không lớn vì đây là trung tâm mưa lớn, nhiều mây và sương mù. Mùa hè lượng bức xạ và số giờ nắng lớn hơn, còn về mùa đông giá trị này giảm đi nhiều. [8]

Chế độ gió: Do địa hình núi phân cắt tương đối mạnh, cùng với hướng núi phát triển phức tạp, nên hướng gió cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Về mùa đông: gió thổi chủ yếu theo hướng đông bắc, về mùa hè: gió thổi chủ yếu theo hướng đông nam. Trong các thung lũng gió thổi theo hướng phát triển của hướng núi hai bên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

Hình 2.1. Bản đồ vị trí lƣu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

Vận tốc gió trung bình đạt khoảng 1 - 2m/s. Trên dãy Tam Đảo, do độ cao lớn nên tốc độ gió lớn hơn, đạt tới 3 - 4m/s.

Chế độ nhiệt: Chế độ nhiệt trong khu vực chịu sự chi phối của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và đặc điểm địa hình. Nhiệt độ không khí trung bình năm giảm theo độ cao địa hình và phân hóa thành 2 mùa nóng lạnh.

Nhiệt độ không khí trung bình các năm là 18o

đến 22,7oC. Mùa nóng kéo dài 5 tháng (từ tháng V đến tháng X). Càng lên cao mùa đông càng dài hơn.

Tài liệu thu thập nhiều năm ở các trạm khí tượng cho thấy các tháng VI, VII, VIII là những tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 29o

C, các tháng XII, I và II là những tháng lạnh nhất với nhiệt độ không khí là 15o

– 16oC.

Biến trình nhiệt độ không khí trong năm có dạng một cực đại và một cực tiểu. Cực đại vào tháng VII (27o

– 30oC) và cực tiểu vào tháng I (<10o

C). Như vậy, chế độ nhiệt ở lưu vực sông Công phân hóa sâu sắc theo độ cao và theo mùa.

Chế độ mưa: Do nằm kề với dãy Tam Đảo nên lưu vực sông Công có lượng mưa lớn. Hàng năm, lượng mưa có thể đạt tới 2500 – 3000mm/năm. Mùa mưa kéo dài 7 – 8 tháng (IV - XI). Lượng mưa này chiếm tới 75 – 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ 3 – 4 tháng.

Lượng mưa trung bình năm 1800 – 2000mm/năm. Tháng mưa nhiều là các tháng VI, VII, VIII (lượng mưa trung bình các tháng này 200 – 300mm). Tháng XII, I, II, III thường chỉ có mưa phùn, lượng mưa chỉ đạt 30 – 40mm. Trong các tháng này có sương mù, đôi khi có sương muối. [8]

Độ ẩm tương đối không khí: Tháng VII, VIII và IX = 82 – 89% Tháng XII, I, II, III = 80 – 82 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

Lượng bốc hơi tiềm năng PET thấp do chế độ bức xạ không lớn, ít nắng nhiều mây, nền nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và vận tốc gió yếu. Lượng bốc hơi dao động trong khoảng 29,4 – 96,1mm/tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.3. Địa hình và mạng lưới sông ngòi

Địa hình lưu vực sông Công được chia ra các cấp độ khác nhau với các giá trị độ phân cắt khác nhau. Giá trị độ phân cắt sâu tăng dần từ 20m (vùng đồng bằng và thung lũng) đến 300m (vùng đồi núi thấp) và đạt giá trị lớn nhất trên dãy Tam Đảo (500 – 800m). Độ phân cắt ngang trung bình 1 – 2 km². Đôi nơi giá trị này đạt tới 3 – 4 km². Dựa trên các giá trị độ phân cắt có thể thấy rằng vùng nghiên cứu có mạng lưới sông suối khá dày đặc liên quan tới các hoạt động kiến tạo, điều kiện khí hậu và đặc điểm thạch học các đá trong vùng.

Mạng lưới sông suối chính trong vùng phát triển theo hướng chủ đạo là tây bắc – đông nam để tạo nên hệ thống sông Công, qua Đại Từ xuống phía Đông dãy núi Tam Đảo, qua Tân Cương, Phổ Yên, Đồng Đỗ, gặp sông Cầu tại Đa Phúc và đổ vào hệ thống sông Thái Bình. Hệ thống sông Công có độ cao trung bình lưu vực 224 m, độ dốc trung bình 27%, mật độ dòng chảy 1,2km/km², diện tích lưu vực 957 km². Trong hệ thống sông này, sông Công là dòng chảy chính có chiều dài 50km, chảy qua trung tâm vùng nghiên cứu với lưu lượng trung bình là 120 m3/s. Hầu hết các sông suối trong vùng đều đổ vào sông này. Cán cân nước sông theo phương trình Lvovits được xác định như sau:

P = 1867 (mm), R = 918 (mm) S = 796 (mm), U = 122 (mm) E = 949 (mm), W = 1071 (mm).

Trong đó, P – lượng mưa (mm), E – lượng bốc hơi, R – lưu lượng dòng chảy năm (mm), S – lưu lượng dòng chảy do nước mưa cung cấp (mm), U – lưu lượng dòng chảy do nước ngầm cung cấp, W – trữ lượng ẩm (mm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

Sông Công nằm trên vùng có mưa nhiều, nước sông dâng nhanh đột ngột và rút nhanh trong mùa lũ, là nhánh cung cấp nước chủ yếu cho sông Cầu tại Hương Ninh với khối lượng 0,703km3/năm. Cao độ nước lũ tại sông Công là 17m.

Phụ thuộc vào các hoạt động kiến tạo nâng hạ mang tính cục bộ mà các sông suối ở đây thể hiện quá trình xâm thực với mức độ khác nhau. Như vậy, có thể thấy rằng địa hình khu vực này tương đối phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 42)