Phân tích các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học đất trồng chè Yên Bái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho cây chè Shan tại Yên Bái (Trang 81 - 95)

Tiến hành thu mẫu đất trồng chè Shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đây là vùng chè nổi tiếng về chất lƣợng, với các cây chè cổ thụ có trên 300 năm tuổi. Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học đất trồng chè Yên Bái đƣợc tập hợp trong bảng 24.

So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu về đất trồng không khắt khe lắm. Song để cây chè sinh trƣởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu là: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nƣớc. Độ chua thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 5,5. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nƣớc ngầm phải dƣới 100 cm thì hệ rễ mới phát triển bình thƣờng.

Đất trồng chè ở miền núi phần lớn là feralit vàng đỏ đƣợc phát triển trên đá granit, phiến thạch sét, mica,...; Về cơ bản những loại đất này giàu dinh dƣỡng có tính chất lý học phù hợp với yêu cầu sinh trƣởng của cây chè. Đặc biệt các loại đất mùn trên núi cao rất phù hợp đối với cây chè Shan, giúp cho cây chè sinh trƣởng tốt, đồng thời cũng cho chất lƣợng tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 24: Thành phần lý, hoá, sinh học đất trồng chè Yên Bái *

TT Chỉ tiêu Giá trị 1 pHH2O 4,5 2 OM (%) 7,25 3 N t.số (% ) 0,202 4 P2O5 t.số (%) 0,133 5 K2O t.số (%) 0,018

6 Mật độ tế bào VSV tổng số (CFU/g) 4,6 x 106 7 Mật độ tế bào xạ khuẩn tổng số (CFU/g) 1,5 x 103 8 Mật độ tế bào nấm tổng số (CFU/g) 1,0 x 103 9 Mật độ tế bào vi khuẩn cố định Nitơ tự do

(CFU/g)

2,8 x 104

10 Mật độ tế bào vi khuẩn phân giải lân(CFU/g)

0

11 Mật độ tế bào vi khuẩn nhóm Azotobacter

(CFU/g)

1,5 x 104

*Mẫu đất thu tại xã Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái

Qua số liệu phân tích bảng 24 có thể thấy đất trồng chè Yên Bái thuộc dạng đất chua, giàu dinh dƣỡng, đạm tổng số trong đất thuộc loại trung bình, giàu lân tổng số, kali tổng số thuộc loại nghèo (theo thang đánh giá độ phì nhiêu đất của Viện Thổ nhưỡng nông hóa). Đây là đất thích hợp cho cây chè sinh trƣởng, phát triển, tuy nhiên để đạt năng suất cao cần phải có chế độ bón phân hợp lý, kết hợp phân khoáng và phân hữu cơ vi sinh. Số lƣợng các nhóm vi sinh vật trong đất vùng Tây Bắc tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu trƣớc của TS. Bùi Thị Ngọc Dung (1999). Mật độ tế bào vi sinh vật tổng số đạt 106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 11: Khuẩn lạc của một số loài vi sinh vật trong đất

4.4.2. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đất trồng chè Shan (chất dinh dưỡng, pH, các nhóm vi sinh vật) đến khả năng tồn tại của các chủng vi sinh vật nghiên cứu

Để xác định ảnh hƣởng của các nhân tố vật lý, hóa học trong đất trồng chè Shan đến khả năng tồn tại của các chủng vi sinh vật nghiên cứu, tiến hành nhiễm các chủng vi sinh vật nghiên cứu: vi khuẩn cố định nitơ (YB03), phân giải photphat (BL2) và kích thích sinh trƣởng thực vật (KT7) vào đất trồng chè Shan không khử trùng và khử trùng (ở 121 0C trong 30 phút, sau 3 lần khử trùng liên tiếp, mỗi lần cách nhau 24 giờ. Mật độ tế bào vi sinh vật sau 15, 30 ngày nhiễm đƣợc xác định và tổng hợp trong bảng 25.

Bảng 25. Ảnh hưởng của các nhân tố vật lý, hóa và sinh học trong đất trồng chè Shan đến khả năng tồn tại của các chủng vi sinh vật nghiên cứu

Thời gian theo dõi (ngày) Mật độ tế bào (x106 CFU/g) Đất không khử trùng Đất khử trùng YB03 BL2 KT7 YB03 BL2 KT7 0* 55 73 36 55 73 36 15 7,0 91 22 145 115 270 30 0,4 1,7 0,8 37 24 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

*: kiểm tra ngay sau khi nhiễm vi sinh vật vào đất

Kết quả bảng 25 cho thấy:

Trong đất khử trùng và không khử trùng, các chủng VSV nghiên cứu đều phát triển tốt sau khi đƣợc nhiễm vào đất 15 ngày, mật độ tế bào đạt > 107

- 108 CFU/g đất. Điều đó chứng tỏ điều kiện môi trƣờng sống trong đất là phù hợp để vi sinh vật phát triển. Khi trong môi trƣờng đất không có sự cạnh tranh với các nhân tố sinh học khác (vi sinh vật) trong đất nên các chủng VSV tuyển chọn phát triển mạnh hơn so với khi sống trong môi trƣờng đất không khử trùng (mật độ tế bào vi sinh vật trong đất khử trùng đạt 108 CFU/g đất, trong khi đó trong đất không khử trùng chỉ đạt 106

- 107 CFU/g đất. Sau 30 ngày nhiễm vi sinh vật vào đất, mật độ tế bào các chủng vi sinh vật đều giảm ở đất khử trùng và không khử trùng, có thể do khi đó nguồn dinh dƣỡng trong đất đã ít đi, không đủ cung cấp cho vi sinh vật.

4.5. Nghiên cứu ảnh hƣởng của các chủng vi sinh vật tuyển chọn đến sinh trƣởng cây chè Shan. trƣởng cây chè Shan.

Đánh giá ảnh hƣởng của nhóm vi sinh vật hữu ích nghiên cứu (cố định nitơ, kích thích sinh trƣởng, phân giải lân) đến sinh trƣởng cây chè Shan giai đoạn vƣờn ƣơm (1 tuổi) thông qua các chỉ tiêu sinh trƣởng đƣợc đo đếm trực tiếp. Cây chè đƣợc bón phân từ tháng 6 năm 2012 và kết quả đƣợc kiểm tra ở 2 giai đoạn là: sau 30 ngày và 60 ngày bón. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày tại bảng 26, 27, 28.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 12: Trồng cây chè Shan

Bảng 26. Ảnh hưởng của các chủng vi sinh vật nghiên cứu tới chiều cao(cm) của cây chè Shan (giai đoạn vườn ươm)

CT Sau nhiễm VSV 0 ngày Sau nhiễm VSV 30gày Sau nhiễm VSV 60 ngày CT1 24,37 25,7 28,1 CT2 24,77 28,5 30,5 CT3 24,83 31,4 31,7 CT4 24,53 34,8 35,8 CT5 24,87 30,5 31,4 CT6 24,73 35,2 36,9 CT7 24,80 28,7 30,8 CT8 24, 81 28,9 31,2 LSD0,5 1,16 1,34 1,43 CV% 2,7 2,4 2,5

( Ghi chú: CT1: Không bón NPK, không nhiễm vi sinh vật; CT2: Bón phân NPK, không nhiễm vi sinh vật; CT3: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + NPK; CT4: Nhiễm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật + NPK; CT5:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhiễm vi sinh vật phân giải lân + NPK; CT6: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + Kích thích sinh trưởng + phân giải lân + NPK; CT7: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + Kích thích sinh trưởng + phân giải lân + bón 80 % NP và 100 % K; CT8: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + Kích thích sinh trưởng + phân giải lân + bón 90 % NP và 100 % K).

Ảnh hưởng của các chủng VSV tới chiều cao cây chè Shan ở giai đoạn vườn ươm

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2 4 ,3 7 2 4 ,7 7 2 4 ,8 3 2 4 ,5 3 2 4 ,8 7 2 4 ,7 3 2 4 ,8 24, 81 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 Công thức C hi ều ca o y (c m )

Sau nhiễm VSV 30gày Sau nhiễm VSV 60 ngày

Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của các chủng vi sinh vật nghiên cứu tới chiều cao(cm)của cây chè Shan (giai đoạn vườn ươm)

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh trƣởng của cây. Chiều cao cây chè phụ thuộc vào bản chất di truyền giống và điều kiện sinh thái (đất đai khí hậu, kỹ thuật canh tác).

Qua bảng số liệu 26 và biểu đồ 3 chúng tôi nhận thấy, chiều cao cây của các công thức nghiên cứu ở thời điểm ban đầu chƣa nhiễm (sau nhiễm 0 ngày) là không sai khác nhau. Sau nhiễm 30 ngày chiều cao cây chè con LDP2 đã có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức nghiên cứu, cao nhất là CT6 đạt 35,2 cm, tiếp theo là CT4 đạt 34,8 cm, tiếp theo là CT3, CT5 và thấp nhất là CT1 đạt 25,7 cm và CT2 đạt 28,5 cm. Sau 60 ngày theo dõi sự sinh trƣởng của cây chè con cũng cho kết quả tƣơng tự, chiều cao cây giữa các công thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiên cứu có sự biến động rõ rệt, chiều cao cây cao nhất ở CT6 đạt 36,9 cm, tiếp theo là CT4 đạt 35,8 cm, thấp nhất là CT1 và CT2 lần lƣợt là 28,1 cm và 30,5cm. Điều này có thể đƣợc giải thích, chiều cao cây tăng lên đáng kể là do sự tác động tích cực của các chủng VSV nghiên cứu, đặc biệt khi tác động hỗn hợp các chủng VSV (cố định đạm, phân giải lân và kích thích sinh trƣởng thực vật) thì chiều cao cây tăng rõ rệt. Điều này cũng chứng tỏ khả năng tồn tại cùng nhau của hỗn hợp các chủng VSV nghiên cứu không kìm hãm sự phát triển của nhau và hoạt tính của chúng vẫn đảm bảo sau 60 ngày nhiễm.

Bảng 27. Ảnh hưởng của các chủng của vi sinh vật nghiên cứu tới đường kính thân(cm)cây chè Shan (giai đoạn vườn ươm)

CT Sau nhiễm VSV 0 ngày Sau nhiễm VSV 30 ngày Sau nhiễm VSV 60 ngày CT1 0,45 0,46 0,56 CT2 0,47 0,53 0,54 CT3 0,44 0,83 0,91 CT4 0,47 0,90 1,11 CT5 0,46 0,77 0,90 CT6 0,44 1,33 1,45 CT7 0,48 0,63 0,59 CT8 0,49 0,68 0,64 LSD0,5 0,44 0,87e 0,15 CV% 5,5 6,1 9,4

( Ghi chú: CT1: Không bón NPK, không nhiễm vi sinh vật; CT2: Bón phân NPK, không nhiễm vi sinh vật; CT3: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + NPK; CT4: Nhiễm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật + NPK; CT5: Nhiễm vi sinh vật phân giải lân + NPK; CT6: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kích thích sinh trưởng + phân giải lân + NPK; CT7: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + Kích thích sinh trưởng + phân giải lân + bón 80 % NP và 100 % K; CT8: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + Kích thích sinh trưởng + phân giải lân + bón 90 % NP và 100 % K).

Ảnh hưởng của các chủng VSV nghiên cứu tới đường kính thân cây chè Shan giai đoạn vườn ươm

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 Công thức Đ ư ng k ính t n (c m )

Sau nhiễm VSV 0 ngày Sau nhiễm VSV 30 ngày

Sau nhiễm VSV 60 ngày

Biểu đồ 4: Ảnh hưởng của các chủng vi sinh vật nghiên cứu tới đường kính thân cây chè Shan giai đoạn vườn ươm

Đƣờng kính thân (đƣợc đo ở vị trí gốc) là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tốc độ sinh trƣởng của cây chè trong giai đoạn vƣờn ƣơm. Cây chè nếu có đƣờng kính gốc phát triển mạnh thì thì bộ khung, tán cây rộng, khỏe là tiền đề cho năng suất chè cao và cây cũng sẽ ít bị ngã đổ khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận. Kết quả thí nghiệm đƣợc tập hợp trong bảng 27 và biểu đồ 4 cho thấy, ở thời điểm thí nghiệm ban đầu, cây đƣợc lựa chọn nghiên cứu có đƣờng kính gốc khá đều nhau. Tuy nhiên, sau 30 ngày nhiễm các chủng vi sinh vật nghiên cứu vào đất trồng chè đã làm cho đƣờng kính gốc của các giống chè nghiên cứu có sự sai khác rõ rệt, CT6 cây cho đƣờng kính dài nhất đạt 1,33 cm, tiếp theo là CT4 đƣờng kính gốc đạt 0,9 cm và cuối cùng thấp nhất là các CT1 và CT2 đƣờng kính gốc chỉ đạt 0,46 cm và 0,53 cm. Kết quả tƣơng tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi theo dõi cây chè ở 60 ngày sau nhiễm, cao nhất là CT6, tiếp theo là CT4 và thấp nhất là các công thức CT1 và CT2.

Bảng 28. Ảnh hưởng của các chủng vi sinh vật nghiên cứu tới cành cấp 1(cặp) của cây chè Shan (giai đoạn vườn ươm)

CT Sau nhiễm VSV 0 ngày Sau nhiễm VSV 30 ngày Sau nhiễm VSV 60 ngày CT1 0,00 0,00 0,33 CT2 0,00 0,67 1,00 CT3 0,00 1,00 1,33 CT4 0,00 0,67 2,00 CT5 0,00 1,00 1,33 CT6 0,00 2,00 2,67 CT7 0,00 0,74 1,27 CT8 0,00 0,83 1,35 LSD0,5 0,00 0,94 1,11 CV% 0,0 10,3 4,2

( Ghi chú: CT1: Không bón NPK, không nhiễm vi sinh vật; CT2: Bón phân NPK, không nhiễm vi sinh vật; CT3: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + NPK; CT4: Nhiễm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật + NPK; CT5: Nhiễm vi sinh vật phân giải lân + NPK; CT6: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + Kích thích sinh trưởng + phân giải lân + NPK; CT7: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + Kích thích sinh trưởng + phân giải lân + bón 80 % NP và 100 % K; CT8: Nhiễm vi sinh vật cố định Nitơ + Kích thích sinh trưởng + phân giải lân + bón 90 % NP và 100 % K).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ảnh hưởng của các chủng vi sinh vật nghiên cứu tới cành cấp 1(cặp) của cây chè Shan (giai đoạn vườn

ươm) 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 Công thức C ành c ấp 1( cặ p)

Sau nhiễm VSV 0 ngày Sau nhiễm VSV 30 ngày Sau nhiễm VSV 60 ngày

Biểu đồ 5: Đồ thị ảnh hưởng của các chủng vi sinh vật nghiên cứu tới cành cấp 1(cặp) của cây chè Shan (giai đoạn vườn ươm)

Ngoài chiều cao cây số cặp cành cấp 1 (hay còn gọi là cành cơ bản) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành bộ khung, tán cây cũng nhƣ tiềm năng năng suất của cây chè giai đoạn kinh doanh. Cùng một độ cao, những cây chè càng có nhiều cặp cành cơ bản thì càng cho năng suất cao ngay từ những năm kinh doanh đầu và khả năng phát sinh cành thứ cấp nhiều để cho năng suất cao vào những năm kinh doanh sau này.

Kết quả theo dõi thí nghiệm khi nhiễm các chủng VSV nghiên cứu vào cây chè con cho thấy, ở thời điểm ban đầu (sau nhiễm 0 ngày) tất cả các cây chè nghiên cứu đều chƣa phân cấp cành, sau nhiễm 30 ngày và 60 ngày đã thấy có sự phân cành, những cặp cành cơ bản đầu tiên ở các công thức thí nghiệm khác nhau, sự phân cành mạnh nhất ở CT6 và CT4 và CT5, sự phân cành kém nhất là CT1 và CT2. Kết quả thể hiện ở bảng 28 và biểu đồ 4, cụ thể nhƣ sau: 30 ngày sau các chủng VSV nghiên cứu, số cặp cành ở CT6 (công thức nhiễm hỗn hợp chủng VSV) đạt 2,67 cặp cành, ở CT4 (nhiễm chủng VSV kích thích sinh trƣởng thực vật) số cặp cành đạt 2,00 cặp cành,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong khi đó số cặp cành thấp nhất là ở các công thức không nhiễm các chủng VSV (CT1 đạt 0,33 cặp cành và CT2 đạt 1,00 cặp cành).

Các kết quả trên cho thấy, nhiễm các chủng VSV nghiên cứu vào đất trồng chè đã làm tăng sự sinh trƣởng của cây chè một cách rõ rệt sau 60 ngày nhiễm. Khi chúng ta nhiễm đơn chủng hay hỗn hợp các chủng VSV nghiên cứu vào đất trồng chè đều có tác động tích cực đến sinh trƣởng của cây chè con, thậm chí ở các công thức nhiễm hỗn hợp chủng VSV đã làm tăng sự sinh trƣởng của cây chè một cách rõ rệt nhất. Điều này cho thấy, sự tồn tại cùng nhau của hỗn hợp các chủng VSV nghiên cứu không những không kìm hãm sự phát triển của cây mà còn làm tăng sự sinh trƣởng của cây chè một cách đáng kể.

Như vậy, các chủng vi sinh lựa chọn có thể sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho cây chè Shan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

1. Đã tuyển chọn đƣợc 3 chủng vi khuẩn Azotobacter là VC03, TY02 và YB03 có khả năng cố định nitơ tự do cao nhất. Trong đó khả năng hình thành etylen cao nhất là chủng YB03 đạt 427,2 mol/ml/ngày, tiếp đến là chủng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho cây chè Shan tại Yên Bái (Trang 81 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)