Theo các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô, bón lân có ảnh hƣởng tăng năng suất và phẩm chất búp chè rõ rệt. J. Đimitrôva (1965) cho rằng hiệu quả của phân lân đƣợc nâng lên một cách rõ rệt trên đất đã đƣợc bón N, K. Ngƣợc lại hiệu quả của phân lân thấp không những do lân bị cố định trong đất mà còn do đất thiếu N, K. Một đặc điểm cần chú ý là hiệu quả về sau của lân kéo tới 20 - 25 năm. Trên đất đỏ (Liên Xô) hiệu quả về sau của lân thƣờng cao hơn những năm bón trực tiếp. Theo nghiên cứu của F. H. Urusatze thì hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón lân với liều lƣợng 120 - 960kg/ha trên nền N, K là tăng sản lƣợng búp 5 -30% so với đối chứng bón N, K. Song hiệu quả tăng sản bình quân trong 21 năm về sau là 60 - 78%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những nghiên cứu của Cuaxanop (1954) T.C. Mgaloblisvili (1966) đều khẳng định bón phân lân trên nền N,K làm tăng hàm lƣợng catechin trong búp chè, có lợi cho phẩm chất.
Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu hiệu quả của phân lân đối với năng suất và phẩm chất búp mới tiến hành chƣa đƣợc bao lâu. Song kết quả sơ bộ rút ra từ thí nghiệm 10 năm bón phân N,P,K cho chè tại trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: trên cơ sở bón 100 kgN/ha, bón thêm 50kg P2O5 qua từng năm không có sự chênh lệch gì đáng kể về năng suất, nhƣng từ năm thứ 7 trở đi bội thu tăng dần một cách rõ rệt và để chúng qua 10 năm thì supe lân tỏ ra có hiệu lực chắc chắn và đáng tin cậy. Bình quân 10 năm 1kg P2O5 đã làm tăng đƣợc 3,5kg búp chè.
Kết quả phân tích lá chè và đất trồng chè ở Liên Xô cho thấy: ở cây chè thiếu lân, hàm lƣợng lân (P2O5) trong lá là 0,27 - 0,28%, trong búp là 0,5 - 0,75%. Cây chè đủ dinh dƣỡng hàm lƣợng lân tƣơng ứng là 0,33 - 0,39% và 0,82 - 0,86%. nếu trong đất hàm lƣợng P2O5 là 30 - 32mg/100g đất, là thiếu nhiều lân.
Theo quy trình của Bộ Nông nghiệp: đối với chè đang kinh doanh thì 3 năm bón phân lân một lần vào tháng 11 - 12 với liều lƣợng 100kg P2O5/ha.