Giải pháp đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường (Trang 82 - 95)

8. Đóng góp chính của luận văn

3.3.3. Giải pháp đầu tư

- Tuyển dụng và Đào tạo lao động địa phương: Nhìn chung lao động địa phương còn nhiều hạn chế về chất lượng, trình độ. Chính vì thế cần cung cấp các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho người dân địa phương. Ưu tiên thuê lao động địa phương để giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời cũng sẽ làm giảm được các rủi ro do các lực lượng lao động bên ngoài mang lại.

- Cung cấp các dịch vụ khám và chăm sóc sức khoẻ thích hợp cho người dân địa phương để ngăn chặn các nguy cơ về sức khoẻ và an toàn gia tăng liên quan đến các hoạt động của mỏ và việc di cư của công nhân.

- Cung cấp cơ hội giáo dục với cấp quốc gia và địa phương như hỗ trợ các phương tiện thiết bị cho trường học, học bổng cho người lao động hỗ trợ kinh phí xây dựng mở rộng các cơ sở giáo dục địa phương.

- Cải thiện hạ tầng môi trường bằng việc hỗ trợ các chương trình nâng cao năng lực cho các cơ quan của tỉnh và địa phương thông qua các hội thảo về quan trắc môi trường an toàn đập và các chương trình đào tạo.

- Hỗ trợ sự phát triển của các dịch vụ vệ tinh như duy trì và phát triển các doanh nghiệp sản xuất nhỏ: (sản xuất đá ốp lát, dệt, chế biến thức ăn).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn74

- Nhà nước cần hỗ trợ một phần vốn thăm dò cho các doanh nghiệp để tránh trường hợp vì thiếu vốn nên xé nhỏ mỏ gây lãng phí vốn đầu tư, gây tâm lý không an toàn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào tỉnh.

- Khuyến khích áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến khoáng sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hồi tối đa và tăng giá trị của khoáng sản, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

- Đặc biệt cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ công nhân viên có trình độ khoa học kỹ thuật cao đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

- Xây dựng thêm các loại đường và nâng cao chất lượng đường nhằm đưa giao thông vận tải của tỉnh phát triển hơn, kinh tế tỉnh sẽ đi lên hội nhập vào công cuộc phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Trong quá trình phát triển cần có biện pháp cải tiến công nghệ, từng bước đồng bộ hoá với những công nghệ bảo vệ môi trường.

- Tăng cường đầu tư kinh phí trong kế hoạch hằng năm cho công tác quản lí môi trường, tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí cho việc xây dựng và thực hiện các dự án về môi trường.

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên gia có chuyên môn giỏi. Đầu tư trang thiết bị, máy móc có đủ năng lực giám sát các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.

- Chú ý kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai từ khi mới bước chân vào các nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 3

Dự án khai thác khoáng sản Núi Pháo đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương, của tỉnh và của cả đất nước. Mặc dù đã sử dụng công nghệ khai thác hiện đại nhưng dự án khai thác khoáng sản Núi Pháo cũng gây ra một số ảnh hưởng tới môi trường khu vực. Theo kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn75

quả quan trắc của trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên, nguồn nước xung quanh khu vực bị ô nhiễm nhẹ bởi một số kim loại nặng. Môi trường không khí bị ảnh hưởng bởi bụi và một số khí thải từ các phương tiện và thiết bị sử dụng. Sự suy giảm của một số các loại động vật, ngoài những ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, hoạt động của công ty đã gây ra một số ảnh hưởng với môi trường kinh tế xã hội như các vấn đề về chất lượng cuộc sống, sức khỏe, trật tự an ninh xã hội. Trên cơ sở những tác động của hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo đề tài đã đưa ra một số giải pháp góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường, tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính, giải pháp quản lý, giải pháp môi trường, giải pháp đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn76

KẾT LUẬN

Tài nguyên khoáng sản có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự duy trì và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng. Các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm trở lại đây đã thực sự tạo đà cho tỉnh trở thành một trong những địa điểm phát triển công nghiệp khai khoáng lớn nhất trên cả nước, có đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách, đưa nền kinh tế của tỉnh từng bước hội nhập vào thị trường trong nước và quốc tế, đời sồng nhân dân cũng không ngừng được nâng cao.

Công ty khai thác khoáng sản Núi Pháo được coi là công ty khai thác quặng đa kim lớn nhất Việt Nam, một công trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên. Công ty Núi Pháo đi vào khai thác sẽ đem lại một nguồn lợi nhuận không nhỏ, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động… Điều đó có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của đất nước nói chung, của tỉnh và huyện Đại Từ nói riêng. Vì sự phát của công ty cũng như của địa phương công ty Núi Pháo cần thực hiện đầy đủ những giải pháp về môi trường. Đây là một trong những điều kiện để đảm bảo mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Huy Anh (1996), Cảnh quan hình thái địa hình tỉnh Bắc Thái, đề án

ORSTOM, Hà Nội.

2. Dương Thị Lan Anh (2002), Đánh giá tài nguyên khoáng sản huyện Đại

Từ, tỉnh Thái Nguyên, đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học Sư

Phạm – Đại học Thái Nguyên.

3. Đào Đình Bắc (2008), Địa mạo đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Trần Anh Châu (1992), Địa chất đại cương, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Văn Cừ (1995), Nghiên cứu đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, khí hậu, nước vùng Đông Bắc, Hà Nội.

6. Nguyễn Dược, Trung Hải (2006), Sổ tay thuật ngữ địa lí.

7. Hồ Sỹ Giao (chủ biên), Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên,

NXB Từ Điển Bách Khoa.

8. TS Nguyễn Thị Hồng (2006), Đề cường bài giảng cơ sở cảnh quan học. 9. Trần Viết Khanh (2005), đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai

thác khoáng sản đến du lịch sinh thái ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

10. Trần Viết Khanh (1998 - 1999), đề tài Cấu trúc địa chất và phân bố khoáng

sản vùng Tây Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

11. Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 12. Nguyễn Quận, Trịnh Trúc Lâm, Địa lí tỉnh Thái Nguyên, Xí nghiệp in

Thái Nguyên (1998).

13. Trần Văn Trị và nnk, Địa chất Việt Nam phần miền bắc, NXB Khoa học và Kỹ thuật

14. PGS.TS Lê Trình, Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2020, Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn78

TN&MT tỉnh Thái Nguyên và Viện Môi trường và phát triển bền vững cung cấp, tháng 5/2009.

15. Nguyễn Minh Tuệ, giáo trình Địa lí kinh tế xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. TS Vũ Như Vân – ThS Dương Quỳnh Phương (2006), Giáo trình địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, NXB Đại học Thái Nguyên

17. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác chế biến khoáng sản Vonfram, Flourit, Bismut, Đồng và Vàng Núi Pháo, 2005.

18. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác chế biến khoáng sản Vonfram, Flourit, Bismut, Đồng và Vàng Núi Pháo, 2007.

19. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường khu vực khai thác khoáng sản Núi

Pháo năm 2011, Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên.

20. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường khu vực khai thác khoáng sản Núi

Pháo năm 2012, Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên.

21. Dự án cải tạo môi trường của các mỏ khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên,

Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên 22. Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên 23. http:// www.Google.com.

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh hoạt động của công ty khai thác khoáng sản Núi Pháo

Hình ảnh công trường xây dựng nhà máy

Hình ảnh quan trắc nước ngầm

Tưới nước kiểm soát bụi

Hình ảnh quan trắc nổ mìn

(Nguồn tác giả)

Một số hình ảnh về hoạt động quản lý và thu gom rác

Thùng rác thải nguy hại đặt trên công trường

Sản lƣợng khai thác các loại khoáng sản từ 2005

đến hết 31/12/2009

STT Tên loại khoáng sản Sản lƣợng khai thác năm2005 Sản lƣợng khai thác năm2006 Sản lƣợng khai thác năm2007 Sản lƣợng khai thác năm2008 Sản lƣợng khai thác năm2009 Tổng sản lƣợng khai thác, chế biến đến 31/12/2009 Đơn vị 1 Than 915.958 978.689 1.073.916 1.058.476 1.261.974 8.094.151 tấn 2 Sắt 502.977 332.967 423.400 386.165 160.320 3.357.051 tấn 3 Chì- kẽm 16.183 27.678 34.173 28.632 20.451 225.112 tấn 4 Thiếc 17.000 17.000 93 84 - 104.177 tấn 5 Titan 6.500 31.272 83.982 92.500 27.025 309.615 tấn

6 Vonfram đa kim - - - tấn

7 Vàng - - - tấn m3 8 Đôlômit 24.937 42.864 43.204 53.844 30.000 313.249 tấn 9 Barit 400 250 200 100 - 5.925 tấn 10 Phôtphorit 589 1.829 2.418 tấn 11 Đá vôi xi măng 114.028 72.374 276.810 281.852 337.886 1.519.631 tấn 12 Sét xi măng 25.237 43.367 82.048 66.402 108.084 445.354 tấn 13 Đá vôi 606.299 608.911 658.126 578.396 875.602 4.865.289 m3 14 Sét gạch ngói 37.950 37.136 34.264 34.000 17.857 193.599 m3 15 Cát sỏi - - - 11.000 11.500 22.500 m3 16 Nước khoáng - 2.160.000 90 - - 2.160.090 m3

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường (Trang 82 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)