Tác động đến môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường (Trang 54 - 57)

8. Đóng góp chính của luận văn

3.2.1.Tác động đến môi trường kinh tế xã hội

3.2.1.1. Di dời và tái định cư người dân địa phương và các công trình công cộng

Một trong những tác động không nhỏ của các dự án đến người dân địa phương là sự di dời, tái định cư người dân và các công trình công cộng. Đối với dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo thì ảnh hưởng này cũng rất lớn. Tổng số hộ sẽ phải di dời ra khỏi khu vực Dự án là 950 hộ với 3800 người trong đó có hộ bị mất nhà và vườn có hộ bị mất đất trồng trọt. Sẽ có 681 hộ với 2,947 người bị ảnh hưởng sẽ nhận được đất ở 6 khu tái định cư với tổng diện tích của 6 khu đó là 649,099 m2

.[18]

Ngoài ra còn có một số công trình công cộng cũng phải di dời như đoạn quốc lộ 37, đoạn đường sắt Quán Triều, mỏ than Núi Hồng

3.2.1.2. Tác động đến chất lượng cuộc sống

Các kết quả quan trắc nền xác nhận rằng các hàm lượng kim loại có trước tại đây (ví dụ arsen và chì) đang tăng lên và là nguy cơ đối với cộng đồng và môi trường địa phương. Các bệnh về da là những vấn đề sức khoẻ thường xảy ra nhất trong các cộng đồng sống ở khu vực hạ lưu. Nhân viên y tế của xã Hà Thượng cho biết các bệnh về da đã tăng gấp ba lần theo tần suất trong hơn 10 năm qua và trùng với thời gian mở rộng các hoạt động khai thác mỏ quy mô nhỏ. Hoạt động của dự án cũng sẽ có một số ảnh hưởng tới sức khoẻ con người nhất là đối với công nhân tham gia trực tiếp sản xuất: bệnh nghề nghiệp do bụi, do tiếng ồn.

3.2.1.3. Các tác động kinh tế – xã hội

* Tác động kinh tế

Dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo là một trong những dự án lớn của quốc gia nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Chính vì vậy mà khi dự án đi vào hoạt động công ty khai thác chế biến khoáng sản Núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn46

Pháo sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế của cả nước và của tỉnh. Với vị thế của mình Núi Pháo sẽ góp phần:

- Nâng cao vai trò vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế

Nước ta sẽ được công nhận là một nước có trữ lượng khoáng sản tầm cỡ thế giới không chỉ về tầm vóc mà cả về chất lượng. Việt Nam sẽ được thế giới biết đến với tư cách là một nhà cung cấp vonframit và fluorit hàng đầu thế giới. Hơn 90% sản phẩm sẽ được xuất khẩu từ Việt Nam đến với các thị trường quốc tế.

-Tăng nguồn thu ngân sách

Dự án sẽ đóng góp một phần tích cực vào nền kinh tế quốc gia, tạo nguồn thu trong thời gian dài cho ngân sách Nhà nước và địa phương có mỏ. Khi đi vào sản xuất, công ty sẽ tạo doanh thu khoảng 400 - 500 triệu USD và khoảng 250 - 300 triệu USD hàng năm, đóng góp ngân sách cho tỉnh Thái Nguyên hàng trăm tỷ đồng và tạo giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu đô la Mỹ… Riêng năm 2011 khai thác mỏ Núi Pháo đã đóng góp ngân sách nhà nước 115 tỷ đồng. Đây là một thuận lợi lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

- Giải quyết việc làm

Dự án đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động dư thừa, thất nghiệp và tận dung lao động nông nhàn ở nông thôn vào hoạt động khai thác khoáng sản. Đồng thời còn tạo việc làm cho một số lao động trong khu vực dịch vụ và thương nghiệp địa phương, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Đã có khoảng 1000 người được tuyển dụng vào làm lao động phổ thông cho NuiPhao Mining và các nhà thầu,, trong đó trên 80% số lao động thuộc các hộ bị ảnh hưởng bởi công ty.

- Nâng cao trình độ cho ngươi lao động

Việc đưa thêm một lực lượng lao động có tay nghề vào lĩnh vực công nghiệp và sử dụng lao động công nghiệp khai khoáng góp phần nâng cao dân trí và tỉ lệ lao động công nghiệp cho địa phương. Công ty TNHH Khai thác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn47

Chế biến khoáng sản Núi Pháo (NuiPhao Mining) đã phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện Kim Thái Nguyên tổ chức Lễ khai giảng lớp Trung cấp nghề Hàn - Điện - Cơ khí khóa 48, năm học 2012-2013, 90 học viên tham gia khóa đào tạo là con, em các gia đình bị ảnh hưởng bởi Dự án Núi Pháo. Thời gian khóa học là 15 tháng, các học viên sẽ được NuiPhao Mining hỗ trợ đồng phục, tiền ăn, ở, đi lại và thiết bị đào tạo. Học viên sẽ được học lý thuyết và thực hành trên dây chuyền công nghệ của Công ty; UBND tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ học phí cho học viên trong quá trình đào tạo. Sau khi hoàn thành khóa học, các học viên đạt yêu cầu sẽ được nhận vào làm việc tại NuiPhao Mining với mức lương tối thiểu là 220USD/người/tháng

- Tạo điều kiện để mở rộng các ngành kinh tế địa phương và phát triển ngành kinh tế mới như sản xuất gạch, đá lát nền.

* Tác động xã hội

Trong quá trình xây dựng và vận hành, công ty đã thu hút một lượng lớn công nhân đến khu vực. Hiện tượng này có khả năng gây ra tác động đối với các làng địa phương và cư dân nông thôn. Chính sự gia tăng số lượng người lao động sẽ làm tăng áp lực đối với các phương tiện y tế và giáo dục, nhà ở và hạ tầng hiện có.

Các khu vực xung quanh sẽ phải chịu cảnh dân số tăng do cộng đồng mới di dời đến và việc di cư của người lao động. Điều này đã tạo ra mức độ cao hơn về các nguy cơ an toàn và sức khoẻ. Đồng thời chính sự tăng số lượng người lao động trong nhà máy và sự xuất hiện của những nghề khác đã làm tăng tính cạnh tranh đối với các nguồn nhân lực địa phương, dẫn đến khó khăn về kinh tế và tăng giá cả. Cùng với đó là căng thẳng xã hội và các vấn đề liên quan đến việc di cư của người lao động từ nơi khác đến như mại dâm, cờ bạc, nghiện hút…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn48

Dự án tạo điều kiện phát triển mạng lưới giao thông, truyền thông và cơ sở hạ tầng khác ở địa phương, nâng cao khả năng phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương với bên ngoài .Việc xây dựng thêm các tuyến đường giao thông phục vụ cho công nghiệp khai khoáng đã góp phần đáng kể vào việc mở mang, phát triển mạng lưới giao thông khu vực, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương thông qua việc gia tăng khả năng lưu thông, phân phối hàng hóa, mở mang dịch vụ đời sống văn hóa, y tế và giáo dục.

Việc tăng mật độ giao thông do vận chuyển vật liệu và các hoạt động khác có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cộng đồng địa phương và làm gián đoạn các hoạt động tại địa phương. Các làng địa phương và cư dân nông thôn tại các vùng lân cận khu vực dự án, sẽ chịu các cấp độ tiếng ồn khác nhau do các hoạt động khai thác mỏ gây ra. Các thị trấn dọc theo đường vào hiện trường giữa các tuyến sẽ chịu tác động của việc tăng mật độ giao thông. Tác động cũng bao gồm các vấn đề về gia tăng tiếng ồn, bụi và tai nạn đường bộ.

Ngoài ra, những hoạt động giao thông mỏ cũng gây ra những tác động xấu như làm tăng nhanh quá trình xuống cấp của các tuyến đường do lưu lượng xe tăng, quá tải so với chất lượng đường được thiết kế, làm ảnh hưởng tới tiến độ lưu thông chung của khu vực và gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường (Trang 54 - 57)