Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường (Trang 27 - 33)

8. Đóng góp chính của luận văn

1.2.2.Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên

Trên địa phận của tỉnh Thái Nguyên hiện nay có khá nhiều mỏ, điểm quặng đã và đang được tiến hành khai thác, sử dụng ở quy mô khác nhau góp phần đáp ứng nhu cầu nguyên nhiên liệu của địa phương trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi khu vực và vào từng giai đoạn cụ thể mà mức độ khai thác có sự khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu phụ thuộc vào thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn19

trường nguồn nguyên liệu, phương thức tổ chức quản lý và mức độ phát triển của các hoạt động khoáng sản.

Trong những năm gần đây, nhờ luật khoáng sản ra đời, công tác quản lý tài nguyên, khai thác khoáng sản trên địa bàn của tỉnh đã được củng cố, nhiều nơi đã thành lập các tổ chức khai thác tập thể dưới dạng các doanh nghiệp, góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở mỏ và lập các kế hoạch khai thác và chế biến hợp lý, nhờ đó mà các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng đã nâng cao được hiệu quả khai thác mỏ.

Nhìn chung, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khá phát triển, công nghệ khai thác ngày càng được đầu tư, nâng cấp, năng lực chế biến ngày càng được nâng cao, hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản có quy mô lớn.

* Nhóm khoáng sản nhiên liệu

Khoáng sản nhiên liệu là nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng khá lớn, phân bố khá tập trung. Trên địa bàn tỉnh, khoáng sản nhiên liệu có than đá và than nâu được phân bố ở hai huyện Phú Lương, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên, với các mỏ than như: Núi Hồng, Khánh Hoà, An Khánh, Phấn Mễ, Làng Cẩm… các mỏ này đã được khai thác từ nhiều năm nay. So với các loại khoáng sản khác của tỉnh thì trữ lượng của các loại khoáng sản này khá lớn, đủ cho khai thác trong nhiều năm tới với công suất trung bình khoảng 300 nghìn tấn/năm.

Tính đến tháng 7 năm 2011, mỏ than Núi Hồng thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ đã khai thác khoảng 7,8 triệu tấn than, với trữ lượng được đánh giá khoảng hơn 15 triệu tấn. Mỏ than Phấn Mễ thuộc xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương đã khai thác được hơn 3,4 triệu tấn than trong tổng trữ lượng than của mỏ là 4,3 triệu tấn. Riêng mỏ than mỡ Làng Cẩm thuộc xã Hà Thượng, huyện Đại Từ đã khai thác được hơn 2 triệu tấn trên tổng số 3,2 triệu tấn than. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn20

các mỏ than trên địa bàn tỉnh, mỏ than Khánh Hoà thuộc xã Phú Hà – thành phố Thái Nguyên là mỏ than có trữ lượng lớn nhất (khoảng 47,4 triệu tấn), tổng khối lượng đã khai thác khoảng 2,6 triệu tấn, do đó khả năng khai thác của mỏ trong tương lai lớn.

Như vậy, các mỏ than ở tỉnh Thái Nguyên đã được khai thác từ lâu với trữ lượng khai thác khá lớn, đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, để có thể khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này hợp lí và hiệu quả cần có các biện pháp xử lý tốt về mặt môi trường.

* Nhóm khoáng sản kim loại - Quặng sắt

Khoáng sản quặng sắt ở tỉnh Thái Nguyên khá phong phú, có tổng trữ lượng khá lớn khoảng 40,9 triệu tấn, tập trung ở các mỏ như: Trại Cau, Tương Lai, Ký Phú, Hoá Trung, Địa Khai, Hàm Chim….

Trong các mỏ sắt trên địa bàn tỉnh, mỏ sắt Trại Cau thuộc thị trấn Trại Cau huyện Đồng Hỷ có trữ lượng lớn nhất khoảng 13,9, triệu tấn quặng nguyên khai, với công suất trung bình 300 nghìn tấn/năm. Tính đến tháng 7 năm 2011 tổng khối lượng quặng sắt đã khai thác của mỏ hơn 5 triệu tấn. Mỏ sắt Tiến Bộ có trữ lượng tài nguyên quặng gốc khoảng 19 triệu tấn quặng sắt, hàm lượng sắt trung bình 48-50% với công suất 300 nghìn tấn/năm. Mỏ sắt Tương Lai có trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn quặng nguyên khai, đã khai thác khoảng 32 nghìn tấn với công suất trung bình 60 nghìn tấn/năm và có thế mở rộng thêm trong những năm sau.

- Titan

Các thành tạo titan nguồn gốc magma phân bố ở các huyện Phú Lương, Đại Từ, Định Hoá của tỉnh Thái Nguyên. Các mỏ titan có trữ lượng khá lớn tuy nhiên do mới được đầu tư khai thác trong vài năm trở lại đây nên sản lượng chưa cao, công suất thấp, trữ lượng khoáng sản còn lại khá lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn21

- Chì, kẽm

Chì - kẽm là loại khoáng sản được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp luyện kim. Trên địa bàn tỉnh, chỉ - kẽm có trữ lượng không lớn nhưng có chất lượng khá tốt, có điều kiện khai thác thuận lợi. Tại mỏ làng Hít thuộc huyện Đồng Hỷ mỗi năm khai thác trên 20 nghìn tấn quặng các loại trong đó từ 18 đến 20 nghìn tấn quặng sulfua, khoảng 4 nghìn tấn quặng oxit. Riêng quặng chì - kẽm trữ lượng còn lại nhỏ là 272,673 tấn.

- Thiếc – vonfram

So với một số khoáng sản điển hình của tỉnh, thiếc – vonfram là khoáng sản tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên. Chúng phân bố khá tập trung ở hai vùng Phục Linh, Núi Pháo thuộc huyện Đại Từ.

Tính đến tháng 7 năm 2011, tại mỏ thiếc Đại Từ, xã Hà Thượng - huyện Đại Từ đã khai thác được 812 tấn trong tổng trữ lượng 1083 tấn kim loại, với công suất 50 tấn kim loại/năm. Tại mỏ Vonfram ở khu vực Đá Liền, trữ lượng thăm dò lớn khoảng 28 nghìn tấn, đã khai thác được khoảng 12 nghìn tấn.

- Vàng

Phân bố tập trung ở Đông Bắc thành phố Thái Nguyên, các tụ khoáng vàng sa khoáng ở khu vực này có ý nghĩa công nghiệp và đã được tập trung khai thác để tăng nguồn ngân sách cho tỉnh. Tại mỏ vàng gốc Bồ Cu có tổng trữ lượng khoảng 121,8 nghìn tấn, mới chỉ khai thác khoảng được 300 tấn, do đó tiềm năng khai thác vàng gốc còn rất lớn. Còn tại mỏ vàng sa khoáng Bản Ná, xã Thần Xa - huyện Võ Nhai có tổng trữ lượng khoảng hơn 1 triệu m3

cát quặng với công suất 320 nghìn m3

cát quặng/năm đến nay đã khai thác được 11,5 nghìn m3, trữ lượng còn lại khoảng 1 triệu m3

(tính đến tháng 7 năm 2011). * Nhóm khoáng sản phi kim loại

- Phốtphorit

Phốtphorit đã được khai thác sử dụng với trữ lượng khoảng 60 nghìn tấn, được khai thác chủ yếu nhằm làm nguyên liệu sản xuất phân bón. Tại mỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn22

Phốtphorit Hang Rơi xã Tân Long và Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ có tổng trữ lượng khoảng 11,9 nghìn tấn quặng nguyên khai, với công suất khai thác là 4 nghìn tấn /năm. Tại mỏ phốtphorit Phú Đô, xã Phú Đô, huyện Phú Lương đã khai thác được khoảng 1,5 nghìn tấn trong tổng số 11,3 nghìn tấn, với công suất trung bình 2500 tấn/năm (tính đến tháng 7 năm 2011). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đôlômit

Trong đời sống ứng dụng của đôlômit rất rộng rãi, được sử dụng làm chất trợ dung, sản xuất chất liệu chịu lửa trong luyện kim đen, sản xuất chất liệu gắn kết, chất liệu cách nóng, công nghiệp thuỷ tinh, công nghiệp hoá chất và dược liệu.

Trên địa bàn tỉnh có 3 tụ khoáng là La Giang, Núi Voi, Làng Lai với tổng trữ lượng khoảng 110 triệu tấn. Hiện nay, khai thác các mỏ đôlômit đang được tiến hành với trữ lượng đã khai thác khoảng vài trục triệu tấn.

- Đá vôi Xi măng

Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào của tỉnh, phân bố khá tập trung chủ yếu ở huyện Võ Nhai với trữ lượng lớn vài chục triệu m3 đã vôi xi măng có đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy sản xuất xi măng có công suất lớn gấp nhiều lần so với hiện nay. Mỏ đã vôi La Hiện thuộc xã La Hiên, huyện Võ Nhai có trữ lượng tới 29,8 triệu tấn, công suất khai thác trung bình là hơn 1,6 triệu tấn/năm (tính đến tháng 7 năm 2011).

- Đá vôi xây dựng

Đây là nguồn nguyên vật liệu dồi dào nhất của tỉnh, có trữ lượng xấp xỉ khoảng 100 tỉ m3. Hiện nay các loại đá này được khai thác chủ yếu cho xây dựng các công trình dân sinh, kinh tế, thông dụng nhất là làm đá rải đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn23

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 đề tài đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động khai thác khoáng sản. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là ngành có vai trò quan trọng trong hệ thống của ngành công nghiệp, nó là tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp khác. Hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang có nhiều bước phát triển mới. Sản lượng khai thác các loại khoáng sản ngày càng tăng, công nghệ, kỹ thuật khai thác ngày càng hiện đại. Sự phát triển của ngành đã đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển chung của cả hệ thống nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn24

Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường (Trang 27 - 33)