8. Đóng góp chính của luận văn
2.2.2. Khoáng sản kim loại
* Kim loại đen
Kim loại đen trong khu vực có sắt, quặng sắt phân bố ở Cù Vân thuộc nhóm manhêhit bị mactit hoá. Thân manhêtit-cacbonnát nghèo, vừa có thân quặng gốc nằm sâu trong các lớp đất đá, lại vừa có các quặng sườn tích, tàn tích trên mặt hình thành do quá trình phong hoá, trầm tích.
* Kim loại màu - Thiếc
+ Thiếc gốc: Quặng thiếc gốc trong khu vực tồn tại dưới dạng các thân quặng, mạch quặng nằm trong các đá (đới nội tiếp xúc – trong khối xâm nhập Núi Pháo và đới ngoại tiếp xúc – trong đá phiến bao quanh) với đặc điểm thân mạch kéo dài nhưng không liên tục, độ dày thay đổi, mạch phân nhánh.
Khoáng sản thiếc tập trung ở khu Đông và Tây Núi Pháo cách thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Tây Bắc. Ở đây có 57 thân quặng, mạch quặng với hướng phát triển chính là hướng Đông Bắc - Tây Nam, hướng vĩ tuyến. Chiều dài, độ dày, tỉ lệ canxiterit cũng có sự khác nhau. Thành phần khoáng vật chính bao gồm: Thạch anh, canxiterit, toumalin, pyrit, inmetit… [10]
Quặng thiếc gốc ở đây là những thành tạo nhiệt dịch lấp đầy các khe nứt có nguồn gốc kiến tạo và macma xâm nhập gây biến đổi khí hóa nhiệt dịch các đá xung quanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn32
Ở Tây Núi Pháo, các mạch thạch anh sunfua chứa canxiterit phát triển theo phương Đông Bắc - Tây Nam, tạo thành đới kéo dài 500 – 600m, rộng hàng trăm mét, cách nhau 100 đến 300m. Hướng nghiêng chung là hướng đông nam với góc dốc 60 - 650
.
+ Thiếc sa khoáng: Trong khi thiếc gốc Núi Pháo có nguồn gốc nội sinh thì thiếc sa khoáng lại có nguồn gốc ngoại sinh, gắn liền với quá trình bóc mòn, vận chuyển, trầm tích các vật liệu có chứa quặng và các khoáng vật tạo quặng thiếc (chủ yếu là canxiterit) từ Núi Pháo chuyển xuống các thung lũng kề cận.
Thiếc sa khoáng có thung lũng Suối Cát, thung lũng Đầm Mây tiếp giáp phía Bắc Núi Pháo và thiếc sa khoáng ở Suối Bắc Máng – Cù Vân. Các thung lũng ở đây hơi nghiêng, sa khoáng thiếc tập trung ở phần cao hơn, nơi tiếp giáp với Núi Pháo tiếp nhận trực tiếp vật liệu từ sườn Núi Pháo chuyển xuống. Thành phần các đá ở đây chủ yếu có cát, cuội, sỏi, sét… phân bố với tỉ lệ khác nhau ở các lớp, hàm lượng canxiterit cũng có sự khác nhau. Điểm sa khoáng thiếc Phục Linh (thung lũng Suối Cát và thung lũng Đầm Mây) và sa khoáng thiếc Cù Vân hiện nay đang được khai thác. Ở Phục Linh, sa khoáng thiếc có trữ lượng dự báo khoảng 1,13,103
tấn SO2 (canxiterit) nhưng triển vọng có thể đạt 6.103
tấn. Sa khoáng Cù Vân tồn tại dưới 4 thân quặng kích thước nhỏ, hàm lượng thiếc trung bình 100g/cm3, chiều dài thân quặng là 0,4 đến 1,9m. [13]
Như vậy khoáng sản Núi Pháo gồm các loại khoáng sản có giá trị cao như thiếc, vonfram, vàng, đồng… đây là một lợi thế cho dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo nói riêng và cho công nghiệp khai thác khoáng sản tỉnh Thái Nguyên nói chung.