Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường (Trang 33 - 37)

8. Đóng góp chính của luận văn

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Khu vực Núi Pháo bao gồm toàn bộ diện tích của Núi Pháo và phần lãnh thổ cận kề (gồm các xã Cù Vân, Hà Thượng, Tân Ninh, Tân Thái, Phục Linh) ở phía Đông, Đông Bắc Thị trấn Đại Từ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách Hà Nội 86 km về phía Bắc (hình 2.1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn25

2.1.1.2. Cấu trúc địa chất

Khu vực nghiên cứu có cấu trúc địa chất phức tạp, đã trải qua thời gian địa chất khá dài với nhiều hoạt động nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, trầm tích, macma, đứt gãy. Vì thế nơi đây có mặt cả 3 loại đá: Đá macma, đá biến chất, đá trầm tích và có tiềm năng khoáng sản rất lớn.

* Địa tầng

Khu vực “ Núi Pháo” nằm trong vùng xảy ra hoạt động uốn nếp của hệ tầng Phú Ngữ và hoạt động đứt gãy, sụt lún của đới sụt lún An châu, nơi có sự giao thoa của các đới kiến tạo: An châu, Sông hiến. Các đá trong khu vực và xung quanh khu vực thành tạo chủ yếu trong đại Palêôzôi, đại Mêzôzôi và được xếp vào giới Palêôzôi và giới Mêzôzôi. Một số trầm tích mới hình thành được xếp vào hệ Đệ tứ của giới Kalêôzôi.

Trong giai đoạn cổ kiến tạo, vận động Calêdôni (Cambri sớm đến Đêvôn sớm) diễn ra chủ yếu ở phía đông bắc đứt gãy Sông Hồng, hình thành nên nền móng Đông Bắc nằm trong miền uốn nếp Việt- Trung. Khu vực nghiên cứu, khu vực “ Núi pháo” thuộc vùng nền móng này. Như vậy ở khu vực này đá có tuổi cổ, hình thành trong giai đoạn vỏ trái đất đang diễn ra nhiều hoạt động kiến tạo, điều kiện thành tạo khoáng sản rất lớn.

Quan sát mặt cắt từ dưới lên theo cột địa tầng ta có thể gặp các loại đất đá sau:

- Phần dưới: Đá granit thuộc khối xâm nhập Núi Pháo thuộc hệ Núi Điệng tuổi Trias giữa, mặt trên khối bị phong hóa nứt nẻ.

- Phần giữa: Các trần tích lục nguyên hệ tầng Phú Ngữ tuổi O-S, thành phần chủ yếu là cát kết, bột kết, đá phiến… với các trầm tích chứa than tuổi Trias.

- Phần trên: có một lớp đất trồng và sản phẩm phong hóa triệt để của đá gốc. * Hoạt động macma

Trong khu vực nghiên cứu có khối Núi Pháo là khối macma xâm nhập hình thành do quá trình xâm nhập macma trong quyển mềm của vỏ trái đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn26

vào các lớp đất đá trong kỉ Trias của giới Mêzôzôi. Sau đó khối macma này được lộ ra trên bề mặt dưới dạng một khối granit méo mó tương đối lớn có độ cao 443m.

Thành phần thạch học gồm: Granit, mutcovit, granit 2 mica, thạch anh felpat kali, apatit, ziecon, flourit, xenrixit, tuocmalin, anbit. Đây là khối macma có ý nghĩa quan trọng trong việc thành tạo khoáng sản, nhất là thiếc và vonfram.

* Kiến tạo

Khu vực Núi Pháo có đặc điểm kiến tạo đặc biệt, thuộc cả 2 đới tướng cấu tạo: đới võng chồng Sông Hiến và đới sụt lún An Châu. Phần phía nam thuộc đới sụt lún An Châu là nơi xảy ra nhiều đứt gãy phá hủy (các đứt gãy theo phương Tây Bắc, Đông Bắc, đứt gãy theo phương vĩ tuyến, đứt gãy hình lông chim…), hoạt động sút lún cũng diễn ra mạnh mẽ. Đứt gãy 13A chạy qua khu vực là một đứt gãy phân đới: đới võng chồng Sông Hiến với đới sụt lún An Châu. Như vậy khu vực Núi Pháo nằm trong dải khoáng hóa quan trọng bậc nhất của vùng.[13]

Thông qua việc nghiên cứu địa tầng, hoạt động macma, hoạt động kiến tạo của khu vực có thể nhận thấy khu vực có điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và tích tụ khoáng sản, nhất là các khoáng sản nội sinh, các khoáng sản hình thành do quá trình tiếp xúc trao đổi khí hóa nhiệt dịch.

2.1.1.3. Địa hình

Khu vực Núi Pháo chủ yếu là đồi núi thấp với dạng đồi bát úp và dải đồi xen với những cảnh đồng, những vùng đất thấp kéo dài do đứt gãy. Đồi núi trong khu vực có độ dốc không lớn, độ dốc lớn chỉ có ở một số nơi như Núi Pháo, Tân Thái, Hùng Sơn, mức độ chia cắt địa hình thấp, hướng chính của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam. Các vùng thấp, các cánh đồng xen kẽ giữa các núi có hướng khác nhau, trong đó vùng thấp kéo dài của đứt gãy đường 13A có hướng gần như hướng Đông – Tây. Trong khu vực có một số ngọn núi có độ cao đáng kể như Núi Pháo (443m), Núi Hùng Sơn (459m).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn27

Như vậy đặc điểm địa hình, địa mạo không gây trở ngại lớn cho hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động khai thác khoáng sản ở đây đang làm cho địa hình bị biến đổi.

2.1.1.4. Khí hậu

Khí hậu của Núi Pháo nằm trong nền chung khí hậu Miền Bắc nước ta với tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ẩm. Khu vực có chế độ thời tiết, khí hậu giống với chế độ thời tiết của huyện Đại Từ.

Trong khu vực, nhiệt độ trong năm tương đối cao, mặc dù khu vực vẫn có một mùa lạnh trùng với mùa gió mùa đông bắc mang không khí lạnh thổi qua Trung Quốc về đây. Nhiệt độ trung bình tháng từ xấp xỉ từ 16o

C - 17oC vào tháng 12 và tháng 1 đến 27o

C - 28oC từ tháng V đến tháng IX.

Gió trong khu vực Núi Pháo chủ yếu là gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam, gió mùa đông bắc thổi trong suốt các tháng mùa đông từ tháng IX đến tháng III, sau đó chuyển sang gió mùa tây nam từ tháng IV đến tháng VIII.

Độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao và ổn định theo mùa trong năm, trung bình từ xấp xỉ 78% vào tháng XII đến 86% vào tháng IV.

Lượng mưa trung bình năm tại tại khu vực Núi Pháo là 2000 mm, mùa mưa diễn ra giữa tháng IV đến tháng X, lượng mưa lớn nhất xảy ra vào tháng VII là 430 mm. Từ tháng XI đến tháng III nhìn chung là những tháng khô hơn, với lượng mưa dưới 65 mm mỗi tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.5. Thủy văn

Sông ngòi khu vực nghiên cứu nằm trong lưu vực Sông Công, có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối phong phú. Tuy nhiên chế độ nước phân hoá theo mùa, lượng nước lớn vào mùa mưa và ít vào mùa khô.

* Nước mặt

Trong khu vực nghiên cứu không có sông lớn nhưng có nhiều suối, ngòi tự nhiên, kênh, mương, máng nước… như suối Cát, Suối Bắc Máng. Vào mùa khô, lượng nước thấp, kênh, mương, máng nước… chỉ là dòng cháy nhỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn28

trơ sỏi đá, cồn cát. Vào mùa mưa, lượng nước lớn và tốc độ dòng chảy cũng cao. Nhìn chung hướng dòng chảy là hướng Tây Bắc – Đông Nam theo hướng địa hình, cung cấp nước cho Sông Công. Núi Pháo có hướng kéo dài cũng là một đường chia nước, nước mưa rơi ở sườn nam của núi cung cấp cho Hồ Núi Cốc trên Sông Công, nước mưa rơi ở sườn bắc tập trung trong ao, hồ nhỏ và các kênh, mương…, sau đó mới nhập vào dòng chảy của Sông Công. Hiện tượng xâm thực, bóc mòn, trầm tích trong khu vực củng xảy ra mạnh mẽ do lớp phủ thực vật bị tàn phá.

* Nước ngầm

Nước mặt và nước ngầm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì thế nó cũng phân hóa theo mùa, dòng chảy mặt nhiều nên lượng nước ngầm cũng tương đối lớn. Vào mùa mưa, mực nước ngầm dâng cao, vào mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp.

2.1.1.6. Sinh vật

Tại khu vực Núi Pháo hầu hết các thảm rừng đã biến mất do việc khai thác rừng bừa bãi và đốt nương làm rẫy. Thực vật ở vùng trung du Đại Từ chủ yếu là cây bụi và các trảng cỏ, các loài này xuất hiện sau khi có sự tàn phá rừng nặng nề. Trong khu vực không tìm thấy các loài thực vật bị đe dọa ở mức toàn cầu, nhưng hệ động vật bị suy giảm nghiêm trọng, sự phong phú và đa dạng của các loài động vật nhìn chung ở mức thấp.

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường (Trang 33 - 37)