Tác động đến môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường (Trang 57 - 95)

8. Đóng góp chính của luận văn

3.2.2.Tác động đến môi trường tự nhiên

3.2.2.1. Tác động đến môi trường nước

* Nước mặt

Do khí hậu nhiệt đới và khả năng hoà tách tạo dòng thải axit mỏ trong khu vực, việc bảo vệ nguồn nước sẽ đặc biệt quan trọng đối với khu vực. Tác động đối với nguồn nước có thể xảy ra liên quan đến việc rút nước và tháo nước. Trong giai đoạn chuẩn bị hiện trường xây dựng của phát triển dự án, sự tác động đến nguồn nước sẽ chủ yếu liên quan đến lượng nước thải sinh hoạt và nước lũ. Trong quá trình hoạt động, các tác động đến nguồn nước chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn49

liên quan đến việc quản lý sử dụng đất, rút nước và giảm thiểu hợp lý khả năng hoà tách tạo dòng thải axit mỏ và ngăn chặn hoặc xử lý chất thải hợp lý

Nghiên cứu khả thi do AMEC hoàn thành dự tính rằng nhu cầu nước cho nhà máy tuyển xấp xỉ 400 m3/giờ. Các ước tính sơ bộ cho nước tuyển khoáng là 139 m3/giờ. Như vậy dự án sẽ sử dụng một lượng nước lớn trong quá trình hoạt động và sẽ tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước. Sự thoát nước tiềm tàng của các loại nước thải hoá chất tuyển khoáng và sự hoà tách tạo dòng thải axit mỏ từ các khu vực moong, khu chứa đá thải và khu chứa chất thải quặng đuôi có thể tạo ra sự tích luỹ sinh học của các kim loại và chất gây ô nhiễm trong hệ sinh thái dưới nước phía hạ lưu. Để hạn chế ảnh hưởng tới môi trường nước mặt, cần phải thực hiện đầy đủ các quy định đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Núi Pháo năm 2005 và báo cáo đánh giá tác động môi trường của Núi Pháo bổ sung năm 2007. Chính vì vậy công ty Núi Pháo đã xây dựng hệ thống các trạm quan trắc để theo dõi đánh giá chất lượng môi trường nước của khu vực, tên và vị trí các điểm quan trắc được thể hiện trong hình 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn50

Hình 3.2: Sơ đồ vị trí quan trắc nước mặt, nước ngầm, không khí của khu vực Núi Pháo, năm 2012

Hình 3.2: Sơ đồ vị trí quan trắc nước mặt, nước ngầm, không khí của khu vực Núi Pháo, năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn51

Kết quả quan trắc nước mặt của Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên năm 2012 như sau:

Bảng 3.1: Kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại Núi Pháo năm 2012

Đơn vị: mg/l Các chất gây ô nhiễm Vị trí quan trắc Ký hiệu mẫu As Fe NH + 4 NO-2 TTS Suối Đường Bắc M1 0,088 1,94 0,57 0,14 11,54 Mương thoát nước

khu bãi thải M2 0,01 0,87 1,31 0,149 18,97

Suốt Bát M3 0,06 1,88 0,71 0,15 10,7

Suối Thủy T inh M4 0,07 1,74 1,11 0,6 15,39 Suối thung lũng Thiếc M5 0,08 1,67 2,56 0,03 7,9 Suối Đội 3 M6 0,06 1,08 0,42 0,03 22,7

M7 0,21 2,13 1,55 0,1 324 Hạ lưu suối Thủy Tinh M8 0,01 6,07 2,31 0,08 11,0

Suối Cát M9 0,07 3,27 2,20 0,13 7,4

Sông Công M10 0,05 1,06 0,6 0,08 14,2

QCVN 08: 2008 0,05 1,5 0,5 0,04 50 (Nguồn sở tài nguyên môi trường) Tại suối Đường Bắc phía Tây khu vực moong lộ thiên, đây là con suối bắt nguồn từ các khe nước trên địa bàn xã Hùng Sơn chảy qua những khu vực sản xuất nông nghiệp, một số điểm khai thác quặng thủ công nhỏ lẻ phía đông moong lộ thiên qua khu vực xã Tân Linh rồi nhập vào đầu nguồn suối Cát. Kết quả quan trắc tại vị trí M1 đã cho thấy hàm lượng của một số chỉ tiêu vượt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 2008 ), với nồng độ As vượt QCVN 1,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn52

lần, Fe vượt QCVN 1,3 lần, NH4+ vượt 1,2 lần, NO2- vượt 3,5 lần, chỉ có hàm lượng TSS là nằm trong quy chuẩn cho phép.

Ở hạ nguồn khu bãi thải là một kênh thoát nước và hồ nước nằm phía đông của bãi thải. Nguồn gây ảnh hưởng tới chất lượng nước khu vực này chủ yếu liên quan tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư, nước thải sinh hoạt của khu lán trại của mỏ. Kết quả quan trắc tại điểm quan trắc M2 cho thấy hàm lượng NH+

4 vượt quy chuẩn cho phép 2,6 lần, cũng vượt quy chuẩn 3,7 lần, còn lại hàm lượng các kim loại như Fe, As và TTS đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Như vậy nguồn nước ở đây có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ bởi NH+

4 và NO-2.

Suối Bát là một nhánh nhỏ của suối Thuỷ Tinh bắt nguồn từ phía Nam moong khai thác lộ thiên và nhập vào đầu nguồn suối Thuỷ Tinh tại phía Nam của moong lộ thiên. Ở vị trí con suối này trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên đã đặt điểm quan trắc M3 để kiểm tra chất lượng nước của khu vực. Kết quả quan trắc cho thấy nguồn nước tại khu vực có dấu hiệu bị ô nhiễm với hàm lượng của một số chỉ tiêu đều vượt QCVN, như hàm lượng As vượt 1,2 lần; hàm lượng Fe vượt 1,3 lần, NH4+ vượt tiêu chuẩn 1,42 lần, NO-2 cũng vượt chuẩn 3,8 lần.

Ở khu vực đầu nguồn suối Thủy Tinh trung tâm quan trắc muôi trường Thái Nguyên đã đặt điểm quan trắc M4, điểm quan trắc này có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước của khu vực Núi Pháo vì đây là vị trí đại diện cho điểm thải của công ty ra môi trường bên ngoài trong tương lai. Chất lượng nước hiện tại chịu ảnh hưởng bởi nước rò rỉ từ các công trường khai thác thủ công cũ, hoạt động sản xuất nông nghiệp phía đầu nguồn và hoạt động xây dựng của mỏ Núi Pháo. Kết quả quan trắc đã cho thấy nước bị ô nhiễm bởi một số chỉ tiêu vượt Quy chuẩn Việt Nam như As vượt 1,4 lần, Fe vượt quy chuẩn 1,2 lần, hàm lượng NH4

+

và NO2

-

cũng vượt quy chuẩn lần lượt là 2,2 lần và 4 lần. Nhưng nhìn chung chất lượng tốt hơn năm 2011 bởi tất cả các chỉ tiêu phân tích đều có hàm lượng vượt quy chuẩn cho phép ít (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn53

hơn so với năm 2011. Ví dụ hàm lượng NH4+ vượt 3,5 lần (năm 2011) so với 2,2 lần với (năm 2012), NO2

- vượt 6,5 lần (năm 2011) so với 4 lần (năm 2012). Hàm lượng các kim loại như As, Fe cũng cao hơn kết quả quan trắc năm 2012. (Bảng 3.1, hình 3.2)

Suối Thung Lũng Thiếc với điểm quan trắc M5 kết quả quan trắc cho thấy nước bị ô nhiễm bởi As vượt quy chuẩn 1,6 lần, Fe vượt quy chuẩn 1,2 lần, hàm lượng NH4+

vượt quy chuẩn 5,1 lần. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do suối Thung Lũng Thiếc bắt nguồn từ các khe suối tại khu Thung Lũng Thiếc chảy ra, tại đây hoạt động của một số công trường khai thác thủ công hiện tại và tàn dư của công trường khai thác trước đây là nguyên nhân gây tác động tới môi trường nước phía hạ nguồn.

Ở suối Đội Ba bắt nguồn từ các khe nước phía kho quân sự K10 chảy ra. Nguồn nước tại đầu nguồn nhánh suối này được quan trắc tại điểm quan trắc M6 kết quả quan trắc của trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm bởi As cao hơn mức quy chuẩn Việt Nam còn lại các chỉ thiêu khác như Fe, NH4+

, TSS, NO2- đều nằm trong quy chuẩn Việt Nam.

Tại cuối nguồn nhánh suối này kết quả quan trắc của điểm quan trắc M7 cho thấy chất lượng nước bị ô nhiễm đáng kể khi so sánh các chỉ tiêu với QCVN như pH vượt quy chuẩn 2,7; As vượt quy chuẩn 4,3 lần, Fe vượt quy chuẩn 1,4 lần, NH4

+

vượt 3,1 lần, riêng hàm lượng TSS vượt QCVN 6,5 lần. Chất lượng nước suy giảm so với năm 2011, nguyên nhân có thể do hoạt động xây dựng, đào bới đất làm xáo trộn nguồn đất ô nhiễm trước kia bởi các công trường khai thác mỏ thủ công trên khu vực, chất ô nhiễm bị hòa tan vào nguồn nước khi có nước mưa chảy ra gây xói mòn. (Bảng 3.1, hình 3.2)

Hạ lưu suối Thuỷ Tinh là nơi kết hợp của các dòng chảy phía Thượng nguồn (bao gồm khu vực mong và nhà máy), các nhánh suối phụ lưu phía Tây và Tây Nam moong khai thác. Điểm quan trắc M8 được lựa chọn là điểm quan trắc nước mặt nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước do hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn54

động của các công trình (như nhà máy tuyển khoáng, khu chứa đuôi quặng) và các mong khai thác thủ công trước đây trong khu vực tới môi trường nước xung quanh. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước tại khu vực này vẫn bị ô nhiễm với các chỉ tiêu có giá trị nồng độ vượt quy chuẩn như As vượt 2,2 lần Fe vượt 4,1 lần; NH4+ vượt 4,6 lần; NO2- vượt 2 lần so với quy chuẩn cho phép. (Bảng 3.1, hình 3.2)

Tại suối Cát với điểm quan trắc M9 kết quả quan trắc cho thấy mức độ ô nhiễm đã giảm so với điểm quan trắc M8, nồng độ một số chỉ tiêu cũng vượt ngưỡng cho phép của QCVN nhưng thấp hơn như: hàm lượng As chỉ vượt quy chuẩn Việt Nam 1,4 lần, Fe vượt 2 lần, NH4+

vượt 4,4 lần.

Sông Công không phải là nguồn tiếp nhận các dòng chảy từ khu vực công ty, tuy nhiên vẫn được lựa chọn là điểm quan trắc thường xuyên với vị trí quan trắc M10. Kết quả quan trắc của trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên cho thấy chất lượng nước tại điểm quan trắc này đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

Ngoài việc kiểm tra hàm lượng các kim loại nặng trong nước Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên cũng lấy mẫu nước để kiểm tra các chỉ tiêu khác như độ pH, COD, BOD5… (Bảng 3.2)

Bảng 3.2: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại M1 và M4

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT (B1) M1 M4 1 pH - 7,4 7,4 5,5-9 2 BOD5 mg/l 6 6,3 15 3 COD mg/l 14,1 14,8 30 5 Dầu mỡ mg/l <0,1 <0,1 0,1 6 Coliform MPN/100ml 1000 5900 7500

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn55

Từ kết quả phân tích trên cho thấy các dòng suối hiện tại chảy qua khu vực công ty nhìn chung có độ Ph thấp, hàm lượng các kim loại nặng khá cao. Nguyên nhân của tình trạng trên phần lớn là do các hoạt động khai khoáng thủ công trước đây.

* Nước ngầm

Công việc rút nước để phục vụ cho khai thác mỏ và các hoạt động của mỏ sẽ làm hạ mực nước ngầm ở khu vực xung quanh moong, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng nước được sản sinh tại đây sẽ luôn dư thừa so với nhu cầu. Khả năng ngấm dòng thải axit mỏ xuống nước ngầm ở vùng khai thác mỏ và khu tuyển khoáng có thể xảy ra nếu như không có các giải pháp phòng ngừa. Để theo dõi và kiểm tra chất lượng nước ngầm Công ty Núi Pháo đã xây dựng hệ thống các trạm quan trắc để theo dõi đánh giá chất lượng môi trường nước của khu vực. (Bảng 3.3, hình 3.2)

Bảng 3.3: Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm tại Núi Pháo, năm 2012

Đơn vị: mg/l Chất gây ô nhiễm Vị trí quan trắc Ký hiệu mẫu As Fe Mn NH4+ NO-3 Pb pH

Khu suối Đường Bắc N 1 0,005 0,14 0,06 0,16 2,36 0,002 5,59 N 2 0,02 1,7 0,04 0,2 4,48 0,003 5,68 Khu đầm Mây N

3 0,01 1,33 0,25 0,37 2,16 0,005 6,27 Khu suốt Bát N

4 0,005 0,18 0,08 0,25 6,78 0,002 5,64 Điểm nước thoát

của công ty N5 0,006 6,5 0,26 0,28 1,19 0,15 6,16 Suối Thiếc N 6 0,07 0,24 0,26 0,31 6,27 0,002 5,17 Hạ lưu suối Thủy Tinh N7 0,79 0,96 0,11 1,21 2,45 0,41 7,14 QCVN 09: 2008 0,05 5 0,5 0,1 15 0,01 5,5-8,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất lượng nước ngầm

Ở đầu nguồn khu vực suối Đường Bắc, vị trí gần kề với moong khai thác lộ thiên có hai điểm quan trắc nước ngầm là N1 và N2. Kết quả quan trắc cho thấy độ pH ở khu vực này nằm trong QCVN, hàm lượng một số kim loại như As, Fe, Mn, Pb đều nằm trong QCVN, chỉ có NH4+

tại vị trí quan trắc M1 vượt 1,6 lần QCVN, đặc biệt ở vị trí quan trắc M2 NH4+

vượt QCVN 2 lần, NO3

-

tại 2 điểm quan trắc đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

Tại vị trí quan trắc nước ngầm thứ 3 của trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên là điểm quan trắc ở khu Đầm Mây nằm phía Đông Bắc moong khai thác lộ thiên. Nguồn nước tại khu vực này nhìn chung khá dồi dào. Kết quả quan trắc cho thấy nước có độ pH nằm trong QCVN tuy nhiên có cao hơn điểm quan trắc N1, N2;hàm lượng các chỉ tiêu khác đều nằm trong QCVN, riêng NH4

+

vượt QCVN 3,7 lần, tuy nhiên nếu so sánh các chỉ số lớn nhất quan trắc được tại điểm quan trắc N3 thì hàm lượng lớn nhất của Pb vượt quy chuẩn 3,1 lần, Fe vượt quy chuẩn 1,5 lần, Mn vượt quy chuẩn 3,2 lần và bị ô nhiễm bởi NH4+

có hàm lượng vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn 9,4 lần. (Bảng 3.3, hình 3.2)

Ở Suối Bát phía Nam moong khai thác lộ thiên, chất lượng nước ngầm ở khu vực này được đánh giá thông qua điểm quan trắc N4. Kết quả quan trắc tại đây cho thấy; nước có chất lượng chấp nhận được với giá trị pH mang tính axít nhẹ ở mức 5,64, nhưng bị ô nhiễm bởi NH4

+

có hàm lượng vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn 2,5 lần; các chỉ tiêu quan trắc khác đều đáp ứng quy chuẩn Việt Nam.

Tại điểm quan trắc N5 ở phía cuối nguồn các cơ sở phục vụ công ty và điểm thoát nước của công ty, điểm quan trắc nước ngầm N5 tại đây có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc kiểm soát ảnh hưởng tiềm tàng do nước thải sản xuất mỏ tới chất lượng nước ngầm khu vực. Kết quả quan trắc đã chỉ ra rằng: nước tại điểm quan trắc N5 có pH mang tính axít nhẹ, nhưng nước ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn57

đây bị ô nhiễm nhẹ bởi Pb và Fe hàm lượng Pb vượt quy chuẩn 1,5 lần, Fe vượt quy chuẩn 1,3 lần, chỉ tiêu NH4+

vượt quy chuẩn cho phép 2,8 lần.

Các khu vực phụ lưu của suối Thuỷ Tinh phía Thượng nguồn. Thung lũng Thiếc và cuối nguồn Thung lũng Đội Ba là những khu vực có nhiều công trường khai thác cũ và các hoạt động khai thác khoáng sản thủ công. Chất lượng nước ngầm tại đây được đánh giá qua kết quả quan trắc tại điểm quan trắc N6, kết quả quan trắc chất lượng nước cho thấy nước mang tính axít nhẹ với pH thấp ở mức 5,17; nước bị ô nhiễm bởi một số kim loại như As vượt 1,2 lần, NH4+ cũng vượt quy chuẩn cho phép 3,1 lần.

Ở hạ lưu suối Thuỷ Tinh nằm dưới các cơ sở phục vụ cho công ty và các dòng chảy từ hệ thống các phụ lưu của suối Thuỷ Tinh có điểm quan trắc N7, nằm về phía cuối nguồn của các cở sở thuộc công ty. Điểm quan trắc này đại diện cho hướng của dòng nước ngầm chảy ra từ khu vực các cơ sở thuộc công ty. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước bị ô nhiễm bởi NH4+ có giá trị 1,2 lần; Pb vượt QCVN vượt 4,1 lần. (Bảng 3.3, hình 3.2)

- Mực nước ngầm

Mực nước ngầm tại các điểm quan trắc biến đổi theo từng tháng và phụ thuộc vào mùa. Nhìn chung mực nước ngầm gia tăng vào các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11. Độ chênh lệch giữa các thời điểm có mực nước lớn nhất và nhỏ nhất dao động trong khoảng xa từ 0.6 m tới 6,3 m. Mực nước tại

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường (Trang 57 - 95)