Thương hiệu.

Một phần của tài liệu nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp (Trang 27 - 30)

2. Thực trang hoạt đông đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiêp.

2.2.1. Thương hiệu.

Thương hiệu đóng một vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với hàng hóa của doanh nghiệp, sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và đối với cả nền kinh tế Việt Nam trong thời đại canh tranh không biên giới như hiện nay. Thương hiệu là một tài sản quý cuả Doanh nghiệp. Thương hiệu được hiểu là một loại tài sản ở dạng phi vật chất Vì vậy khi Doanh nghiệp muốn làm chủ thị trường thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải làm chủ Thương hiệu của mình.. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp muốn phát triển thì cần phải mở rộng thị phần, đưa được thương hiệu của mình đến được với người sử dụng một cách rộng rãi.

Đánh giá tình hình

Các năm gần đây Thương hiệu đã được các doanh nghiệp đề cao, đã được đầu tư hơn trước. Chứng kiến sự thay đổi một cách mạnh mẽ về thương hiệu của các doanh nghiệp hiện nay ví dụ các thương hiệu lớn như Mobifone, Vinaphone, Vinamilk, Vietcombank… Với xu hướng mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của một chiến lược thương hiệu doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu này giúp cho các doanh nghiệp có một định hướng đúng đắn trong việc mở rộng thương hiệu của mình ra các ngành nghề mà trước đây không phải thế mạnh của mình. Sự mở rộng thương hiệu thường phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt trong một chiến lược dài hạn. Các doanh nghiệp việt nam trong những năm gần đây cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp va dài hạn và đã cùng hợp tác để triển khai xây dựng chiến lược trong những năm qua.

Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt nam phải cạnh tranh với các thương hiệu mạnh cua nước ngoài.Đó là một cuộc chiến không cân sức mà các thương hiệu Việt đang

nằm ở thế yếu. Bởi lẽ các doanh nghiệp của ta thua hẳn các doanh nghiệp nước ngoài về tài chính, về bề dày, về đội ngũ, về tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm.Trong điều kiện ta yếu hơn các thương hiệu mạnh, Việt Nam cần biết tận dụng nguồn lực để tạo sự khác biệt, để tăng tính cạnh tranh. Doanh nghiệp nhỏ muốn thách thức với các thương hiệu lơna, trước hết phải tạo vị trí trong lòng khách hàng. Ví dụ như hang Ford đợc biết đến với sự an toàn, BMW là sự thoải mái…

Theo thông kê năm 2001 thì vấn đề thương hiệu vẫn chưa được đầu tư một cách tương xứng. có tới 74% các doanh nghiệp đầu tư dưới 6% cho thương hiệu, 20% số doanh nghiệp không hề đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu. Đây là một sự yếu kém, thua thiệt của các doanh nghiệp Việt Nam. Phải đến khi các thương hiệu có tên tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ bị mất nhãn hiệu, đã bị đăng ký tại một số nước thì các doanh nghiệp Việt hình như mới bừng tỉnh. Petro, Trung Nguyên bị lấy mất nhãn hiệu ở Mỹ, Bititês bị xâm phạm ở Trung Quốc…

Theo Cục sở hữu trí tuệ, hiện nay mới có khoảng 1000 thương hiệu Việt Nam đăng ký bảo hộ ở nước ngoài so với hàng trăn ngàn thương hiệu được sinh ra ở Việt Nam. Quả là quá ít để tạo hành lang an toàn cho chính doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế quốc gia. Đó là tình hình hiện nay mà các thương hiệu Việt phải đối mặt. Nhưng chúng ta vẫn tin vào thế mạnh của các doanh nghiệp Việt, có thể cạnh tranh được với các thương hiêu nước ngoài.Đó là niềm tin để doanh nghiêp Việt có được sự tự tin dám đối đầu với các thương hiệu mạnh.

Đầu tư xây dựng, bảo hộ thương hiệu:

Thương hiệu được các doanh nghiệp Việt Nam biết đến từ khá lâu, nhưng trên thực tế việc đầu tư xây dựng và bảo hộ thương hiêu mới được đề cập. Vì vậy đã có các cuộc hội thảo, những buổi trao đổi, tuyên truyền được tổ chức nhằm định hướng cho các doanh nghiệp cần xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc đầu tư xây dựng Thương hiệu của các doanh nghiệp cần được đặc biệt chú trọng, trong quá trình xây dựng Doanh nghiệp muốn phát triển Thương hiệu thì các doanh nghiệp phải đảm bảo sự gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng.

Hiện nay công nghệ truyền thông đang phát triển mạnh mẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa thương hiệu của mình trở nên gần gũi với người tiêu dùng hơn. Các kênh truyền thông không chính thống như Blog, mạng internet… đã giúp đưa thương hiệu đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thay đổi phương thức truyền thông truyền thống. Người tiêu dùng hiện nay có ít thời gian để xem tivi hơn, cũng như có quá nhiều kênh để lựa chọn với sự phát triển của hệ thống truyền hình hiện nay. Đồng thời, họ cũng dành nhiều thời gian bên ngoài hơn với các hoạt động giải trí và làm việc ngoài trời nên việc tiếp cận người tiêu dùng ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Các doanh nghiệp muốn thành công thì phải đổi mới trong phương thức truyền thông đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, tìm cách đưa thương hiêu của Doanh nghiệp lên một vị trí cao và trong hoạt động quản lý thương hiệu cũng phải sử dụng đội ngũ nhân viên hết sức chuyên nghiệp, có chuyên môn kỹ thuật.

Với mục tiêu xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam thì Bộ thương mại đã phối hợp cùng Tổ chức “Triển lãm Thương hiệu Việt Nam” trên Internet được triển khai từ tháng 4 năm 2003. Trong những năm qua, Ban tổ chức các cuộc triển lãm đã tổ chức các cuộc trưng bày “Triển lãm Thương hiệu Việt Nam” tại các hội chợ quy mô trên cả nước như Hà Nội, Đà nẵng, Cần Thơ… Những thương hiệu mạnh được quảng bá hàng tuần trên chuyên trang “Thương hiệu Việt Nam” của thời báo kinh tế.Việt Nam. Đây là một cách cũng khá phổ biến hiện nay. Ngoài ra, các doanh nghiệp con thành lập các website riêng cho doanh nghiêp minh đồng thời để quảng bá Thương hiệu.

Bảo hộ thương hiệu

Khi thương hiệu đã trở thành tài sản của doanh nghiệp, thì một yêu cầu mới đặt ra là làm thế nào để bảo vệ thương hiệu của mình trước nạn xâm phạm thương hiệu đang xảy ra ngày càng nhiều trên thị trường. Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm thông tin và kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu, bảo về thương hiệu và chống hàng giả, cục xúc tiến Thương mại phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiêu (VATAP) và cục quản lý thị trường tổ chức Hội thảo “Bảo vệ thương hiệu và chống hàng giả”

Ở Việt Nam, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất, Nhà nước đã ban hành Luật nhãn hiệu hàng hóa. Luật nhãn hiệu hàng hóa ngăn chặn không cho phép bên thứ 3 sử dụng hàng hóa trùng sản phẩm cùng loại với nhãn hiệu được đăng ký, mà còn ngăn chặn cả việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tương tựcho các sản phẩm tương tự, nếu việc sử dụng này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp cũng được Nhà nước bảo hô bằng luật chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.

Các điều luật liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa và chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp được quy định tại

Chương 2 phần 6 - Bộ luật dân sự. Chính phủ đã ban hành các Nghị định 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp trong bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Nhà nước còn ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác để xử lý những hành vi vi phạm.

Ở nước ngoài, theo ông Nguyễn Thành Long, Luật sư của Pham Asociates, cho biết đăng ký thương hiệu hay nhãn hiệu ở nước ngoài tương đối thuận lợi cho doanh nghiệp và thương hiệu hay nhãn hiệu được bảo hộ

chặt chẽ trong thời gian dài, 10 năm. Có ba cách doanh nghiệp đăng ký bảo hộ: đăng ký trực tiếp, theo nhóm quốc gia, cộng đồng hoặc theo công ước quốc tế Madrid. Việt Nam là thành viên của công ước quốc tế Madrid, công ước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và theo nguyên tắc, quyền bảo hộ được áp dụng cho 54 nứơc tthành viên mà không cần phải đăng ký ở tất cả các quốc gia tham gia công ước.

Một phần của tài liệu nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w