Đầu tư vào khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp (Trang 30 - 31)

2. Thực trang hoạt đông đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiêp.

2.2.2.Đầu tư vào khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp.

Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. 80%-90% công nghệ nước ta sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, công nghệ nhập thuộc thế hê 1960-1970, 75% số thiết bị đã khấu hao hết, 50% là đồ tân trang.

Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ hiện đại của thiết bị chỉ chiếm 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0.2%-0.3% doanh thu. Con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%.

Phần lớn công nghệ của ta tụt hậu ngay từ lúc mua sắm dây chuyền thiết bị, do thiếu thông tin nên không biết công nghệ nào là tiên tiến. Chẳng hạn như là tổng tiêu hao năng lượng để sản xuất một tấn NH3 của nhà máy phân đạm Bắc Giang lên tới 61,94 GJ(đơn vị tính tổng tiêu hao năng lượng), trong khi đó một nhà máy khác của công ty hoá chất sử dụng than chỉ tốn từ 42,79 đến 43,86 GJ. Chi phí điện của nhà máy xi măng Bỉm Sơn lên tới 6,16USD/tấn, Hoàng Thạch la 3.87USD/tấn, trong khi một doang nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ tốn 3,4USD/tấn, còn ở Thái Lan chi phí nay chỉ là 2.49USD/tấn. Năng suất lao động của công ty dệt Phước Long chỉ đạt 10390m vải/lao động/năm, trong khi một doanh nghiệp với dây chuyền sản xuất mới và hiêu quả nhất nước ta đạt 36230m vải/lao động/năm thì vẫn thua xa mức bình quân ở Australia là 48000m vải/lao động/năm.

Việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp ở viêt nam do thiếu nguồn vốn đầu tư nên còn rất chậm, thụ động. Ý thức về tầm quan trọng của công nghệ, thiết bị đối với sự sống còn của doanh nghiệp chưa cao, mặc dù nước ta đã gia nhập vào WTO. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp nhập được công nghệ tiên tiên của thế giới thi đa số các doanh nghiệp lại không làm chủ được công nghệ, 69% doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu, 52% phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhập khẩu và 19% doanh nghiệp lệ thuôc vào bí quyết công nghệ.

Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp nhận thức về đổi mới công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự tiến bộ công nghệ: đội ngũ để khai thác và nâng cao hiệu quả công nghệ còn yếu kém. Bên cạnh đó trình độ nhà quản lý cũng còn nhiều hạn chế ảnh hưởng không tốt đến đổi mới công nghệ ví dụ như: việc nhập khẩu nhầm công nghệ. Nhiều doanh nghiệp

có mức đầu tư cho đổi mới công nghệ vẫn gần như dậm chân tại chỗ vì việc vay ngân hàng không dễ, mặt khác vay ngân hàng phải trả sớm trước khi công nghệ phát huy tác dụng.

Tỉ lệ nhập khẩu công nghệ thiết bị ở Việt Nam mỗi năm chỉ đạt rất thấp (dưới 10%) tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhưng ở các nước đang phát triển khác con số này lên tới 40%/ 1năm. Nguyên nhân dẫn tới điều này đó là ở Việt nam chưa có quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp doanh nghiệp yên tâm khi quyết định đầu tư.

Một phần của tài liệu nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp (Trang 30 - 31)