Đánh giá hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình va tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp (Trang 32 - 35)

trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Xét trên tổng thể ta thấy răng hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu doanh nghiệp xác định được một cơ cấu đầu tư hợp lý, hướng đầu tư đúng đắn thì 2 bộ phận đầu tư này sẽ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với từng ngành, từng lĩnh vực,

vai trò của từng hoạt động đầu tư đối với các hoạt động đầu tư khác cũng như tác động của đầu tư đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là rất khác nhau. Điều đó đặt ra nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp trong việc xác định một cơ cấu đầu tư hợp lý. Interband đã thực hiện một nghiên cứu và đưa ra được mức độ của giá trị tài sản vô hình và giá trị nhãn hiệu đối với từng hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Lĩnh vực mà tài sản vô hình cũng như hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đóng vai trò rất lớn đến giá trị công ty là các sản phẩm cao cấp, thức ăn và nước uống, ô tô… Với những loại sản phẩm này thì yếu tố tiên quyết để giúp doanh nghiệp thành công là phải xây dựng được một thương hiệu mạnh. Ngược lại một số sản phẩm như các loại mặt hàng thiết yếu thì doanh nghiệp nên đầu tư vào máy móc thiết bị và kênh phân phối để có sản phẩm giá thành thấp và được phân phối rộng.

Đơn vị: % Sản phẩm và dịch vụ Giá trị hữu hình Giá trị nhãn hiệu Giá trị vô hình khác Mặt hàng thiết yếu Sản phẩm công nghiệp Sản phẩm dược Dịch vụ bán lẻ Công nghệ thông tin Xe ô tô

Dịch vụ về tài chính Thức ăn và nước uống Hàng cao cấp 70 70 40 70 30 50 20 40 25 0 5 10 15 20 30 30 55 70 30 25 50 15 50 20 50 5 5

(Nguồn: trang 16 - Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình - Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội 2005. Tác giả Đoàn Văn Trường) Nhìn chung, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam hay cả các doanh nghiệp nhà nước mới cổ phần hóa ít quan tâm đến thị trường cụ thể: sản xuất chủ yếu dựa trên năng lực hiên có, mặc dù suy nghĩ muốn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt để thỏa mãn được khách hàng nhưng chưa nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu khách hàng. Vì thế, trong nhiều năm qua doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư vào tài sản hữu hình mà chưa chú trọng đầu tư vào tài sản vô hình như: thương hiệu, uy tín doanh nghiệp, nguồn nhân lực… là một trong những loại tài sản có đóng góp lớn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy rằng đầu tư vào tài sản hữu hình là nền tảng cho doanh nghiệp khi đầu tư vào tài sản vô hình, tuy nhiên nguồn lực là có hạn nên doanh nghiệp phải cân đối cơ cấu đầu tư sao cho hợp lý để phát huy hết được lợi thế có được, nhất là đối với Việt Nam hiện nay đang trên đà hội nhâp với thị trường thế giới.

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực tài chính còn hạn chế dẫn đến việc đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình không cân đối. Những doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào tài sản hữu hình, có chất lượng hàng hóa tôt, mẫu mã đa dạng thì lại không canh tranh được trên thị

trường do việc quảng cáo và không đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Con những doanh nghiệp tập trung đầu tư vào tài sản vô hình, quảng cáo tốt, đưa được sản phẩm đến tay ngươi tiêu dùng thì lại có chất lượng hàng hóa thấp, mẫu mã kém đa dạng làm mất lòng tin đối với người tiêu dùng. Do vậy người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng dùng đồ ngoại nhiều hơn đồ nội nếu có thể đáp ứng tài chính mặc dù chất lượng sản phẩm là như nhau.

Ngoài ra vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận ra được tầm quan trọng của tài sản vô hình như thương hiệu, uy tín chỉ biết cái lợi trước mắt làm mất đi lòng tin của khách hàng làm cho doanh nghiệp không thể phát triển vững chắc. Việc đầu tư mạnh vào tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị mà lãng quên đầu tư vào nhãn hiệu, uy tín cũng là một vấn đề đối với doanh nghiệp Nam. Trong những năm qua, một số doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ chú trọng đầu tư vào tài sản hữu hình, là phần rất lớn tài sản trong doanh nghiệp hiện nay. Ta biết rằng, đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở nền tảng cho doanh nghiệp đầu tư vào tài sản vô hình. Tuy nhiên, nguồn lực là có hạn và doanh nghiệp phai cân đối cơ cấu đầu tư sao cho hợp lý nhất để mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh với nền kinh tế đang hội nhập với thế giới sâu sắc nhất là kể từ khi Việt Nam tham gia vào tổ chức quốc tế WTO.

Đầu tư đúng đắn vào tài sản vô hình sẽ tác động làm gia tăng tài sản hữu hình. Nhưng ngược lại nếu đầu tư không hợp lý sẽ lãng phí nguồn nhân lực, ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình. Khi các doanh nghiệp đầu tư thành công, xây dựng thành công thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Trong Việt Nam ta có những thương hiệu lớn như: KinhDo, Vinamilk, Vinacafe, Viêttiên… Khi có cho mình một thương hiệu nổi tiếng doanh nghiệp sẽ tiếp tục quay trở lại đầu tư vào tài sản hữu hình vì nó tạo điều kiện tiếp tục mở rộng quy mô, tiếp tục có vốn để mua sắm trang thiết bị máy móc, nhà xưởng, văn phòng. Ví dụ như một doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ hay biết quan tâm đào tạo nguồn nhân lực sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn, tạo điều kiện tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giup doanh nghiệp ngày cang phát triển, thu lợi nhuận ngày càng nhiều.

Doanh nghiệp cũng có thể cho thuê thương hiệu ví dụ như công ty bánh Kinh đô vào năm 2005 đã quyết định nhượng quyền kinh doanh mô hình Bakery. Hay công ty bấnh Kinh Đô đã mua lại thương hiệu kem Wall’s của công ty Unilever Việt Nam vào năm 2003. Doanh nghiệp sẽ thu về một khoản lợi nhuận rất lớn và giảm thiểu được giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh. Vai trò của đầu tư vào tài sản vô hình rất lớn trong thời đại hiện nay. Tài sản vô hình chính là tài sản trí tuệ. Tuy nhiên việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa cao, đang còn có nhiều khiếm khuyết như tạo ra rất nhiều kẽ hở, không rõ ràng và chưa định hướng được cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Những khiếm khuyết này tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào WTO.

Một phần của tài liệu nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp (Trang 32 - 35)