- Cần coi đất đai là nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu đầu tư của Nhà
3. Giải pháp phối hợp hiệu quả hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
và tài sản vô hình.
Nhà nước phải có các dự án hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mới thiết bị công nghệ, cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động, giảm giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì muốn có năng suất cao thì phải có máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại và đi đôi với nó là trình độ quản lý ngang tầm, có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng xâm nhập và tiếp cận thị trường ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh.
Nhà nước cần đầu tư cho các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, tạo điều kiện cho các học sinh, sinh viên ưu tú ra nước ngoài học tập để tiếp thu các kiến thức về kĩ thuật và công nghệ hiện đại đồng thời cũng phải có chính sách thu hút nhân tài trở về nước. Nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng mềm, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và môi trường chính trị ổn định để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư.
Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế như: bộ kế hoạch và đầu tư, bộ thương mại… cần thúc đẩy việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, gắn hoạt động của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, gắn thị trường Việt Nam với thị trường thế giới. Nhà nước cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, đặc biệt pháp luật về sở hữu trí tuệ và luật pháp kinh tế.
* Các giải pháp Vi mô(doanh nghiệp).
Doanh nghiệp cần phải xác định sản phẩm của mình đang sản xuất phục vụ thị trường khách hàng mục tiêu nào, từ đó xác định giá cả, chiến lược và các biện pháp xúc tiến hỗn hợp cho phù hợp. Ngoài ra doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm, chủng loại, chu kì sống của sản phẩm để lựa chọn công nghệ và máy móc thiết bị cho phù hợp, đảm bảo tính đồng bộ trong cơ cấu đầu tư.
Doanh nghiệp cần phải phối hợp nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ, gắn nghiên cứu với ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần chủ động trong hoạt động đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, thực hiện chương trình hợp tác và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp nước ngoài, thực hiện mô hình liên kết đào tạo với các trường đại học.
Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp là một hoạt động mang tính đồng bộ, do vậy cần phải có sự phân cấp rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận để đạt được hiệu quả tối đa. Đầu tư trong doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới xã hội , do đó nhà nước và các doanh nghiệp cần phối hợp để các doanh nghiệp có thể xác định cơ cấu đầu tư phù hợp.
Kết Luận
Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nếu như trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp trước đây, chúng ta chỉ biết tới giá trị hữu hình và hoạt
động đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp thì hiện nay, hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp đang cùng tồn tại trong một mối quan hệ mới. Nếu không nhận thức được đầy đủ về mối quan hệ này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong việc hội nhập vào thị trường thế giới. Trong một thế giới đã và đang thay đổi từng ngày từng giờ, thách thức đặt ra đối với chúng ta có thể rất lớn, nhưng với tiềm năng trí tuệ và khiếu thẩm mĩ hơn người, dân tộc ta cũng đang có những cơ hội chưa từng thấy để thành đạt trong nền kinh tế mới, sớm sánh vai cùng các cường quốc năm châu như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng mong đợi.