Đầu tư vào nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp (Trang 31 - 32)

2. Thực trang hoạt đông đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiêp.

2.2.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực.

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không chỉ phải giải quyết tốt vấn đề nguồn vốn, công nghệ, dây chuyền sản xuất mà còn phải huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, tinh thông nghiệp vụ. Một nguồn nhân lực mang chất lượng quốc tế để bảo đảm sự tăng trưởng cho doanh nghiệp đang là vấn đề bức xúc trong tiến trình hội nhập.

Nước ta có nguồn lao động dồi dào, chiếm trên 54% dân số cả nước, với 46,6% triệu lao động. Tuy nhiên có đến gần 80% người lao động trong độ tuổi 20-24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là bài toán khó cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 triệu lao động bước vào tuổi lao động, trong đó có 200.000 sinh viên ra trường. Sinh viên nước ta thường được đào tạo 80%- 90% lý thuyết, 10%-20% thực hành, một tỷ lệ hoàn toàn trái ngược so với các nước. Hầu hết sinh viên ra trường đều thiếu từ kỹ năng làm việc nhóm, tiếp cận quy trình chất lượng và nhất là trình độ tiếng nước ngoài. Theo bà Nguyễn Kim Ngân_ Bộ trưởng bộ LĐTB-XH_: “Trong bối cảnh hội nhập hiện nay Việt Nam đang phải đối mặ với những thách thức to lớn về nguồn nhân lực: chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế cả về thể lực lẫn trí lực, lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 31.5% và còn mang thói quen tập quan sản xuất nhỏ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp… chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng như phát triển của kinh tế xã hội”.

Theo các chuyên gia hiện còn thiếu sự gắn kết, đi đến cùng, giữa hai hệ thống giáo dục và dạy nghề, đào tạo không phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp. Số lao động có trình độ quản lý cao,chuyên gia công nghệ, kỹ thuật khan hiếm đẩy các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực điện tử, cơ khí, ngân hàng, tài chính, du lịch… vào tình trạng thiếu hụt lao động. Việc thiếu hụt nguồn cung về lao động trình độ cao còn gây tác động không tốt đến khả năng mở rộng sản xuất hoặc định hướng hoạt động lâu dài của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Kết quả điều tra các công ty Nhật Bản cho thấy, một số nhà đầu tư tỏ ra lo ngại vì tìm chuyên gia, kỹ thuật viên càng khó, ảnh hưởng đến việc hoạch định và thực hiện kế hoạch sản xuất. Còn các đơn vị thuộc lĩnh vực chứng khoán thì đang ra sức hút nguồn lực của nhau bởi cung ít hơn cầu. Theo thống kê năm 2007 chỉ số cầu nhân lực tăng 67% so với năm

2006, chỉ số cung nhân lực chỉ đạt 22% so với 2006. Trong đó, bán hàng là nghề có nhu cầu nhân lực tăng cao nhất với 1.600 người; nhu cầu trong lĩnh vực kế toán tài chính, ngân hàng tăng 383%, công nghệ thông tin tăng 375%. Đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức tài chính, đầu tư chứng khoán, mặc dù nguồn cung nhân lực tăng 245% nhưng chỉ đáp ứng được 57% các vị trí công việc. Và trong đó, theo khảo sát của ngân hàng thế giới, 50% các công ty may mặc hoá chất đánh giá lao động nước ta không đáp ứng được nhu cầu của họ về chất lượng.

Một phần của tài liệu nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w