Chuyển biến trong công tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000 (Trang 41 - 43)

5. Bố cục của khóa luận

3.2.Chuyển biến trong công tác xóa đói giảm nghèo

Do những bất cập trong quá trình triển khai chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng, thời tiết diễn biến xấu, sâu bệnh nên trong 2 năm 1986, 1987 sản xuất lương thực giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng thiếu đói trên địa bàn huyện. Huyện có 51.789 nhân khẩu thiếu đói chiếm 66%, trong đó có 12.328 người ở diện thiếu đói gay gắt. Tình trạng trên đã dẫn tới sự bất ổn định về tình hình xã hội trong huyện. Nhiều gia đình phải bán lúa non lấy tiền mua gạo, ăn rau, măng thay cơm, ăn độn khoai, độn sắn.

Vận dụng sáng tạo, đúng đắn chủ trương, chính sách của Trung ương tỉnh, Đảng bộ huyện Tam Nông với tư tưởng khắc phục khó khăn vươn lên chiến thắng đói nghèo đã có những bước tiến trên lĩnh vực kinh tế. Dịp đói năm 1988,

với phương châm “lá lành đùm lá rách”, toàn huyện có 913 hộ cho 1.188 hộ

nghèo đói vay 58.694 tấn thóc, trong đó có 60 hộ cho vay 4 tạ thóc trở lên.

Năm 1995, qua điều tra 2.812 hộ ở 26 xã có 1.147 hộ có đời sống khá, số hộ có đời sống ổn định là 1.317 hộ, số hộ nghèo có 198 hộ, chiếm 7%, hộ thiếu đói chiếm 9%. Trong đó, có 95 hộ làm vườn, 85 hộ chăn nuôi, 68 hộ dịch vụ.

Năm 1998, tổng thu ngân sách huyện đạt 11 tỷ 819,6 triệu đồng đạt 226, 8% kế hoạch. Kho bạc nhà nước đã đảm bảo cơ bản nhu cầu tiền mặt trên địa bàn huyện. Đời sống nhân dân được nâng lên, số hộ khá giả ngày càng tăng thêm, số hộ đói nghèo giảm rõ rệt. Trong năm 1998, số hộ trung bình và khá chiếm tỷ lệ 80%, trong đó khá và giàu khoảng 20%, số hộ nghèo khó chiếm 20%. Số hộ thiếu đói khi giáp hạt đã được thu hẹp lại (khoảng 8%), diện hộ

thiếu đói triền miên chỉ còn khoảng 1 - 2%. Việc cho nhân dân vay vốn phát triển kinh tế được tiến hành có hiệu quả. Cho người nghèo vay với lãi xuất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn, không gây phiền hà, vốn vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.

Chủ trương xóa bỏ vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; na, vải nhãn, xoài… phát triển, mở rộng diện tích trồng sơn, chè, chăn nuôi, xây dựng hệ thống VAC, lập trang trại là mục tiêu để xóa đói giảm nghèo. GDP bình quân đầu người năm 1999, đạt 1.870 ngàn đồng bằng 80% mức trung của cả tỉnh (2.433 ngàn đồng). Lương thực bình quân đầu người là 280 kg, tỷ lệ đói nghèo là 13,7% (bình quân toàn tỉnh là 10,3%). Năm 1995, toàn huyện có 262 nhóm ở 32 xã gồm 3.100 chị em tham gia gửi được 293 triệu đồng. Điển hình nơi có phong trào gửi tiền tiết kiện khá là 11 tổ phụ nữ xã Tứ Mỹ với 359 chị em tham gia gửi 124 triệu đồng 297 hội viên vay cùng với phong trào giúp nhau vốn, các cấp hội phụ nữ trong huyện tập trung giúp đỡ các hộ nghèo đói; Lương thực, ngày công, tiền vốn kinh nghiệm sản xuất, mở lớp dạy nghề cắt may cho 75 học viên và 140 chị em ở 21 xã được học nghề truyền thống ở địa phương.

Do kinh tế phát triển tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân trong huyện ổn định số hộ khá đủ ăn chiếm 82,8 %, số hộ nghèo giảm dần từ 27% (1991) xuống còn 17,2 % (1995) có 57% số hộ trong huyện có nhà xây kiên cố, 16/35 xã có điện lưới quốc gia, 42% tổng số hộ trong huyện được dùng điện. Nhiều hộ gia đình có điều kiện mua sắm các tiện nghi, phương tiện nghe nhìn nâng cao trình độ dân trí phục vụ đời sống tinh thần của người dân.

Đến năm 2000, toàn huyện có khoảng 60 hộ phát triển mô hình trang trại với diện tích từ 2 đến 10 ha, thu nhập bình quân từ 20 đến 70 triệu đồng/năm.

Kinh tế phát triển đã làm thay đổi bộ mặt của huyện, hệ thống chợ phát triển, mạng lưới dịch vụ được mở rộng, hàng hóa trên thị trường phong phú đa dạng. Hệ thống đường giao thông được xây dựng cải tạo nên thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế của các vùng trong và ngoài huyện.

Nhờ thực hiện những chính sách xã hội tiến bộ nhằm xóa đói giảm nghèo diện mạo huyện Tam Nông đã có nhiều thay đổi. Số hộ đói nghèo giảm mạnh, đời sống người dân ngày càng đầy đủ, nhu cầu của con người ngày càng cao.Các phong trào đền ơn đáp nghĩa giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt

Nam anh hùng, giúp đỡ các gia đình nghèo xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, vay vốn ưu đãi được phát triển rộng rãi trong nhân dân và mang tính xã hội cao.

Một phần của tài liệu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000 (Trang 41 - 43)