5. Bố cục của khóa luận
2.3. Chuyển biến trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất hàng tiêu dùng trong hai năm 1987 - 1988, huyện củng cố các cơ sở sản xuất ngành nghề trong nông nghiệp, cơ khí nông nghiệp, cơ khí mộc hợp lực, chế biến thực phẩm xuất khẩu, trao đổi vật tư với huyện khác hỗ trợ sản xuất nhiều cơ sở được khôi phục. Một số mặt hàng đạt khá cao so với kế hoạch đề ra, tăng gấp 2 đến 3 lần so với năm 1986, vật liệu xây dựng, nông cụ, cày bừa ngày càng đa dạng.
Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề bước đầu kinh doanh có lãi, đời sống công nhân và xã viên được đảm bảo. Hầu hết các xã khôi phục lại lò gạch, lò vôi sửa chữa nông cụ, mở rộng tổ dịch vụ như ở: Tề Lễ,
Hưng Hóa, 1/3 xã phát triển tốt các ngành nghề phụ gia đình: dệt thảm bẹ ngô, đan nón tạo nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân.
Đẩy mạnh chương trình hàng tiêu dùng năm 1990, Ban Thường vụ huyện tiến hành củng cố, sắp xếp lại các cơ sở, phân công sản xuất hợp lí các nhóm hàng: vật liệu xây dựng, gốm sứ, sửa chữa cơ khí, sản xuất nông cụ, hàng xuất khẩu, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến các mặt hàng đông dược. Năm 1989, tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp vượt kế hoạch, tỷ trọng giá trị hàng hóa chiếm 14% so với nông - lâm nghiệp. Năm 1990, sản xuất tiểu thủ công nghiệp giữ ổn định và có hướng gia tăng đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện, khu vực sản xuất cá thể chiếm tỷ trọng là 61%.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện được khôi phục và phát triển khá những năm 1995, doanh nghiệp và dịch vụ tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Chính quyền huyện chủ trương khuyến khích dân cư mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Năm 1995, giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đạt 4.660 triệu đồng (giá năm 1989), tốc độ tăng bình quân đạt 9,2%/năm.
Năm 1996, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 11 tỷ 600 triệu (giá năm 1994), năm 1998, là 18 tỷ 720 triệu đạt 111% kế hoạch, vượt 17% so với năm 1997. Một số sản phẩm chủ yếu: gạch (103%), ngói (112%), vôi (110%), chế biến lương thực thực phẩm (108%). Toàn huyện có 146 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, 319 cơ sở chế biến thực phẩm, 214 cơ sở chế biến lương thực, 305 cơ sở đan lát, 7 cơ sở rèn, 58 cơ sở may mặc… Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ.
Đến năm 2000, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 76 tỷ đồng tăng 20% so với năm 1996. Sản xuất công nghiệp thời kì này chủ yếu là khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng, một số dự án được đầu tư lớn, tích cực; nhà máy sản xuất năng lượng sinh học E hanol, nhà máy may Sông Hồng, nhà máy gốm sứ Ba Triệu, nhà máy gạch Sông Vàng… đã tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp của huyện trong tương lai, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của người dân.
Bảng 2.7.Một số sản phẩm công nghiệp trên địa bàn huyện
ĐVT 2000 2003 2004 2005
Đá các loại 1000m3 42 106 150 175
Xay xát lương thực 1000 tấn 56 62 65 100
Hàng dệt thêu Bộ 20 30 45 50
May đo quần áo 1000C 70 94 150 155
Giường các loại cái 600 840 600 6.100
Tủ các loại cái 414 890 1.200 5.060 Bàn ghế các loại Bộ 1.849 1.740 1.780 11.230 Gạch đất nung 1000V 8.324 13.140 4.325 14.700 Ngói đất nung 1000V 302 405 400 303 Ngói xi măng 1000V 160 175 190 200 Vôi cục nung Tấn 3.029 2.500 3.000 3.070
Xuyên hoa cửa sắt M2 5.200 7.300 9.000 13.500
Nông cụ cầm tay 1000C 16 26 30 20
Hàng gốm sứ 1000C 32 8 10 12
Mía đường Tấn 130 105 60 40
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Nông - Tr 58)