5. Bố cục của khóa luận
2.5. Chuyển biến trong xây dựng cơ sở hạ tầng
Năm 1988, ngành xây dựng đầu tư xây dựng các công trình công cộng và cầu cống phục vụ sản xuất: xã Tam Cường, cầu Hương Nộn, bệnh viện trung tâm, đường điện thoại đến cụm kinh tế Hiền Quan… Ngành còn hoàn thành việc đắp đê đập, sửa chữa cầu cống, bảo đảm phục vụ tốt công tác phòng chống lụt bão.
Giao thông vận tải được trú trọng, mở rộng tuyến đường trục ở huyện, liên xã, liên thôn kết hợp với phát triển giao thông đường thủy, trên cơ sở kinh tế phát triển huyện đã xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm. Tổng mức vốn xây dựng đạt 57.265 triệu đồng (1995). Trong đó xây dựng điện là 3.400 triệu đồng, thủy lợi 10.956 triệu đồng, giao thông là 15.212 triệu đồng, trường học là 3.400 triệu đồng. Giao thông vận tải được đẩy mạnh năm 1998, huyện làm mới và duy tu 724 km đường, làm mới 159 cống, 3 cây cầu, tổng kinh phí đầu tư là 4 tỷ 844 triệu đồng.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học, trong 5 năm 1991 - 1995, huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học. Riêng năm học 1993 - 1994, huyện xây dựng 65 phòng học, đóng 803 bàn ghế và một số bàn giáo viên… Tổng kinh phí xây dựng là 1.113,4 triệu đồng. Năm học 1995 - 1996, tổng kinh phí xây dựng là 1.060 triệu đồng, làm mới 32 phòng học, sửa chữa 225 phòng học và đóng mới 765 bộ bàn ghế.
Trong xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện đã có một số công trình trọng điểm được hoàn thành: đường điện 35 kvA, xây mới 15 trạm bơm điện, 16 trạm bơm dầu cho 28 xã, rải nhựa được 15 km đường 32A, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường nội huyện, liên xã, liên thôn. Đối với phong trào phát triển giao thông nông thôn, toàn huyện đã huy động 216.720 ngày công, đào đắp được
122.200 m3 đất với tổng số vốn đầu tư đạt 38.500 triệu đồng, trong đó nhân dân
đóng góp 4.526,75 triệu đồng. Đã nâng cấp 143, 39 km đường, làm mới 50 chiếc cầu cống, bê tông được 36,5 km đường. Việc Nhà nước đầu tư cho các tuyến đường 32A, 32C, 315, 517 và cầu Trung Hà đã cơ bản hoàn thành và đưa vào hoạt động, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, giao lưu kinh tế và đi lại
của nhân dân. Mặc dù đã đạt được một số kết quả, song công tác phát triển giao thông nông thôn chưa đồng đều, sự đóng góp của nhân dân còn hạn chế, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn của Nhà nước…
Xây dựng củng cố cơ sở vật chất trường học, trạm y tế được nâng cấp đáp ứng nhu cầu học tập, chữa bệnh của người dân.
Hoạt động của ngành bưu điện cũng được đẩy mạnh năm 1995, ngành lắp thêm 32 máy đàm thoại, đặt thêm 1 trạm máy điện thoại tự động, nâng cấp hệ thống điện thoại vi ba hòa mạng quốc gia. Cải tạo hệ thống viễn thông, xây dựng đường cáp quang, bưu cục ở khu dân cư. Cuối năm 1998, ngành lắp thêm 150 máy điện thoại nâng tổng số điện thoại của huyện lên 400 chiếc. Năm 2000, huyện lắp thêm 3 tổng đài kỹ thuật số, 100% xã có điện thoại, toàn huyện có 600 máy điện thoại.
Công tác quản lí quy hoạch, thực hiện chế độ xây dựng từng bước đi vào nề nếp, tốc độ thi công nhanh, chất lượng công trình đảm bảo. Năm 1988, tổng vốn đầu tư xây dựng là 21 tỷ 256 triệu đồng, dân đóng góp 3 tỷ 578 triệu đồng, chiếm 22%. Đến năm 2000, xây dựng cơ bản đã tập trung nâng cấp các cơ sở hạ tầng ở nông thôn: điện, đường, trường, trạm và kiên cố hóa kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp. Huyện tiến hành phát triển điện lưới thêm 8 xã đạt tỷ lệ 90% tổng số hộ dùng điện, 11 điểm bưu điện văn hóa xã.
Nhìn lại 15 năm (1986 - 2000), kể từ công cuộc đổi mới, kinh tế huyện Tam Nông đã có nhiều thay đổi to lớn. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế, các chính sách khuyến nông, khuyến lâm đã giúp kinh tế Tam Nông có sự phát triển nhảy vọt. Từ một nền nông nghiệp manh mún, bao cấp lạc hậu vươn lên sản xuất hàng hóa, nâng cao hệ số sử dụng đất. Việc mở rộng diện tích trồng sơn, chè, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc đã giúp nhân dân trong huyện được cải thiện đời sống tăng thu nhập.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, theo chiều hướng tích cực, từ nền kinh tế thuần nông đã chuyển sang nền kinh tế toàn diện hơn với cơ cấu nông - lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ phát triển
kinh tế còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt được, về cơ cấu kinh tế Tam Nông vẫn là một nền kinh tế nông - lâm nghiệp là chủ yếu.
Tam Nông cần tập trung huy động các nguồn lực nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, có các chính sách ưu đãi nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; khai thác các thế mạnh của kinh tế địa phương như; kinh tế rừng, công nghiệp khai khoáng, chế biến nông sản… phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp để giải quyết lao động dư thừa, tăng thu nhập, mở rộng ngành nghề, phát huy vai trò của ngân hàng chính sách trong việc giải quyết nguồn vốn cho nhân dân.
Trong xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên phát triển giao thông, đưa điện về các thôn xóm, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đi đôi giữa sản xuất và bảo vệ môi trường.
Những thành tự trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của huyện Tam Nông nói riêng đã từng bước khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng giúp nhân dân yên tâm lao động sản xuất, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
CHƢƠNG 3
CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 1986 - 2000