Chuyển biến về dân số lao động việc làm

Một phần của tài liệu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000 (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của khóa luận

3.1.Chuyển biến về dân số lao động việc làm

3.1.1. Dân số

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của huyện được quan tâm đã có sự đổi mới cả về quy mô và nội dung hoạt động. Các biện pháp phòng tránh thai được sử dụng rộng rãi trong nhân dân; đặt vòng tránh thai, thuốc tránh thai, các biện pháp khác tăng lên, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm hẳn. Năm 1998, huyện có 1 xã không có người sinh con thứ 3,8 xã tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 10%, 22 xã dưới 18%. Nhờ công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm từ 2,14% (năm 1991) xuống 1,99% (năm 1993) và 1,2% (năm 1998).

Năm 1999, khi huyện Tam Nông được tái lập có diện tích tự nhiên là 15.596,92 ha với 79.112 nhân khẩu.

Đến năm 2000, dân số của huyện Tam Nông là 80.183 người. Người kinh chiếm 99% dân số, cư trú ở hầu hết các xã, thị trấn. Mật độ dân số trung

bình của huyện là 495 người/km2. Tuy nhiên tình hình phân bố dân cư không

đồng đều, đông nhất là Hiền Quan (1.036 người/km2

), xã Hương Nộn (780,3

người/km2

), Thị trấn Hưng Hóa (901,2 người/km2), xã Hồng Đà (894

người/km2), thưa dân cư nhất là xã Thọ Văn (201 người/km2

), xã Tề Lễ (202

người/km2

), Dị Nậu (305 người/km2)... tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm thấp hơn 1%.

Nhân dân có kinh nghiệm canh tác trên đồi núi, ruộng trũng, đất phù sa, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, trồng cây bản địa và cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng rau quả vùng nhiệt đới. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.

3.1.2. Lao động, việc làm

Đây là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển và ổn định xã hội ở mỗi địa phương. Vì vậy đây là vấn đề được Đảng bộ chính quyền huyện quan tâm và tìm cách giải quyết.

nhập hợp pháp. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn, tăng tỷ lệ lao động ở khu vực công nghiệp, thương mại, xây dựng và dịch vụ, du lịch. Mở rộng phát triển thị trường để lao động có việc làm thường xuyên và ổ định. Việc hướng nghiệp, dạy nghề, thực hiện các dự án giải quyết việc làm góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Trong thập kỷ 90, lao động ở Tam Nông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đơn thuần, sản xuất tiểu thủ công nghiệp; sản xuất gạch ngói, làm bàn ghế, tủ, chế biến lương thực... trình độ chuyên môn thấp thu nhập chưa cao.

Từ năm 2000, trở lại đây công tác giải quyết việc làm ở Tam Nông có nhiều thay đổi tích cực do sự phát triển kinh tế - xã hội và nhận thức của người dân được nâng lên. Năm 2000, tổng số người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động trong toàn huyện là 30.540 người, trong đó lao động trong nông nghiệp chiếm 73,15%. Bình quân một năm có 1.289 người bước vào độ tuổi lao động.

Sự ra đời của các trung tâm dạy nghề đã đẩy mạnh giải quyết việc làm một cách có hiệu quả. Thẩm định được số dự án vay vốn giải quyết việc làm trong đó 33 dự án được phê duyệt với số vốn 1.166 triệu đồng đạt 101,4% kế hoạch, vốn các dự án đã tạo được việc làm cho 716 lao động và thu hút thêm 307 lao động.

Năm 2000, huyện có 20 lớp dạy nghề mây tre đan xuất khẩu cho 910 học viên tham gia học tập, tạo việc làm cho trên 600 lao động tham gia, tăng thu nhập cho các hộ gia đình từ 200 - 300 ngàn đồng/tháng.

Giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động được triển khai tích cực, đã làm thủ tục xuất khẩu cho 300 người đi lao động ở nước ngoài. Trong đó có 80 người sang Đài Loan, 90 lao động sang Malaisia và một số quốc gia khác. Số lao động xuất cảng đều có việc làm và thu nhập ổn định, giảm thiểu được 75 lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước.

Với mục tiêu giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, huyện đã khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, có nhiều chính sách để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Tạo môi trường thuận lợi

cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất mở rộng sản xuất, thị trường phát triển các chợ xã, phường, thị trấn. Các tụ điểm kinh doanh du lịch được đầu tư tạo việc làm tại chỗ cho người lao động.

Nhờ có chính sách giải quyết việc làm tích cực hợp lí đã giải quyết được một phần lớn lao động nhàn rỗi trong huyện, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội.

Bên cạnh những thành tựu nêu trên vấn đề lao động việc làm của huyện Tam Nông vẫn còn nhiều hạn chế; công tác đào tạo nghề được quan tâm nhưng chưa mạnh, trình độ lao động còn thấp phần lớn là lao động chân tay, một số lao động chưa tích cực làm việc, còn tư tưởng ỷ lại, mải chơi, tốc độ giảm nghèo chậm.

Một phần của tài liệu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000 (Trang 39 - 41)