Chuyển biến trong thƣơng mại và dịch vụ

Một phần của tài liệu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000 (Trang 33 - 36)

5. Bố cục của khóa luận

2.4.Chuyển biến trong thƣơng mại và dịch vụ

Năm 1988, thu chi ngân sách huyện đạt 692 triệu đồng tăng 3,7 lần so với năm 1987. Năm 1989, tăng lên 1.643 triệu. Ngành tài chính thường xuyên tăng cường kiểm tra, phát hiện ngăn chặn kịp thời một số trường hợp có dấu hiệu tiêu cực, sai chế độ chính sách. Ngành tài chính huyện quản lí trên 400 hộ tiểu thương buôn bán đồng thời kiểm tra xử lí các vi phạm kinh doanh trái phép.

Các hoạt động tài chính, tín dụng, thương mại dịch vụ góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy kinh tế trong huyện phát triển. Năm 1995, có 17/35 xã tự cân đối ngân sách. Tín dụng ngân sách hàng năm huy động vốn và cho vay bình quân đạt 10.575 triệu đồng/năm, với 42.736 lượt hộ nhân dân đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Dù cơ chế thị trường vẫn còn nhiều khó khăn song thương mại, dịch vụ của huyện vẫn phát triển. Công tác quản lí tài chính, ngân sách của huyện đảm bảo chặt chẽ, ngành tài chính chú ý khai thác các nguồn thu. Tổng thu ngân sách huyện tăng 6.921 triệu đồng (1996) lên 11 tỷ 819,6 triệu

đồng (1998), đạt 226,8% kế hoạch. Thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng mở rộng hệ thống chợ nông thôn, đáp ứng nhu cầu tao đổi hàng hóa, lưu thông trong nhân dân. Bình quân mỗi xã có một chợ phiên phục vụ nhu cầu buôn bán trao đổi của nhân dân.

Trong thời gian từ năm 1990 - 2000, ngành tài chính đã khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn, năm nào huyện cũng đạt, vượt chỉ tiêu đề ra. Điều này chứng tỏ sự phát triển kinh tế của huyện, cũng như sự quan tâm của các cấp trong việc coi trọng thu ngân sách. Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông đã ban hành nhiều văn bản cụ thể để tăng các nguồn thu, phân cấp các cơ sở phát triển các nguồn thu. Đó còn là sự cố gắng của cán bộ chi cục thuế trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện. Việc đổi mới trong quản lý, biện pháp tổ chức, chính sách thuế phù hợp đã khuyến khích nhân dân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Tuy nhiên, trong công tác thu ngân sách còn một số khoản thu thấp, không đạt chỉ tiêu như; thủy lợi phí, phí sát sinh… Một số xã không chủ động thu từ đầu năm, chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc khoán thu nên kết quả còn thấp.

Do huyện vượt thu ngân sách liên tục nên có nguồn đầu tư cho các ngành kinh tế, cải tạo hoàn thiện hệ thống điện, hệ thống tưới tiêu, kênh mương, nâng cấp hệ thống giao thông… Công tác chi ngân sách nhìn chung đảm bảo đúng chính sách và có hiệu quả. Việc quản lý tài chính thực hiện theo luật ngân sách được thực hiện chặt chẽ, hạn chế được những vi phạm về nguyên tắc quản lý tài chính, thực hiện tiết kiệm chi, ưu tiên cho sự nghiệp kiến thiết kinh tế và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bảng 2.7. Kết quả hoat động ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn huyện (đơn vị: triệu đồng)

Chi tiêu 1996 1998 2000 2002

Tổng số nguồn vốn 26.527 32.246 36.439 45.328

Tiền gửi tiết kiệm 14.147 13.120 14.527 31.334

Tiền gửi kí phiếu 3.386 6.031 8.145 509

Tiền gửi các TCK tế 8.944 13.095 13.407 13.465

Tổng sử dụng vốn (DN) 34.361 46.666 56.555 65.839

Ngân hàng nông nghiệp 25.892 35.909 44.783 51.915

Dư nợ ngắn hạn 7.338 11.536 11.779 11.575 Dư nợ trung hạn 18.644 24.373 33.004 40.340 Dư nợ quá hạn 373 320 315 432 Nợ quá hạn 381 320 315 432 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,1 0,7 0,57 1 Số hộ còn dư nợ cuối kì 18.330 19.155 18.994 19.474 Trong sổ hộ nghèo 6.341 6.873 6.097 6.777

Doanh số cho vay 27.411 34.324 41.877 39.504

Doanh số còn nợ 18.354 22.013 31.991 30.204

Bình quân dư nợ 1 kì 1.87 2.43 2.97 3

Tiền mặt

Tổng thu 50.642 129.921 172.452 204.286

Tổng chi 67.410 129.679 173.544 204.479

(Nguồn; Phòng thống kê huyện Tam Nông - Tr 65)

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ phát triển khá nhanh, đáp ứng yêu cầu sản xuất, phục vụ nhân dân. Tốc độ tăng bình quân từ 14,32%/năm. Các loại hình dịch vụ phát triển rộng khắp các xã, thị trấn trong huyện. Chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.

Mạng lưới vận chuyển hành khách phát triển, số cơ quan tham gia hoạt động vận tải là 356 cơ sở với 580 lao động. Khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 980 nghìn tấn, vận tải hành khách đạt 1,1 triệu lượt hành khách, giá trị sản xuất lĩnh vực vận tải đạt 15,3 tỷ đồng.

Bưu chính viễn thông phát triển mạnh đến năm 2000, thì 100% xã có điện thoại, toàn huyện có 600 điện thoại, đạt tỷ lệ 0,77 máy/100 người.

Một phần của tài liệu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000 (Trang 33 - 36)