Nông nghiệp

Một phần của tài liệu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000 (Trang 25 - 30)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.1.Nông nghiệp

Bảng 2.3.Diện tích, tổng sản lượng lương thực quy thóc, sản lượng lúa huyện Tam Nông giai đoạn (1976 - 2000)

Năm Diện tích (ha) Tổng sản lượng lương thực quy thóc ( tấn ) Sản lượng lúa (tấn) 1976 1981 1986 1988 1900 1993 1995 1996 2000 7.614 14.487 17.435 19.102 18.213 13.913 13.487 11.379 13.011 11.472 22.179 23.182 28.131 24.000 29.835 28.152 24.676 22.000 9.212 16.533 17.203 20.013 19.512 21.305 21.125 16.435 19.213

(Nguồn: Phòng thống kê nông nghiệp huyện Tam Nông - Tr 30)

Sau 3 năm thực hiện chỉ thị 35 của Ban bí thư trung ương Đảng về đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, toàn huyện có 22.318 hộ xã viên nhận khoán. Trong đó 7.325 hộ phát triển toàn diện, 4.982 hộ có kinh nghiệm thâm canh lúa, ngô giỏi.

Năm 1986, sản xuất nông nghiệp có chiều hướng chững lại và giảm sút, năm 1987, tổng sản lượng lương thực chỉ đạt 22.304 tấn giảm 788 tấn so với năm 1986. Hộ xã viên phụ thuộc vào HTX 5 khâu, mức khoán không ổn định, nạn phong công, phóng điểm tràn lan, khê đọng sản phẩm lớn, cơ sở vật chất sân phơi, nhà kho xuống cấp…

Trước khi triển khai khoán mới theo tinh thần của Nghị quyết 10, huyện đã tiến hành một đợt khảo sát tình hình nông nghiệp nông thôn trong phạm vi toàn huyện. Toàn huyện có 12 HTX loại I chiếm 34,6%, 18 HTX loại II chiếm 47,4% và 8 HTX loại III chiếm 21%, còn một số HTX trình độ quản lí yếu, số sản phẩm nợ đọng nhiều.

Nhờ động lực của khoán 10 và chủ trương đúng đắn của huyện ủy, người dân lao động phấn khởi được làm chủ ruộng đất, chủ động trong sản xuất, phân phối sản phẩm. Năm 1988, tổng sản phẩm lương thực toàn huyện đạt 28.131 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 245kg/năm tăng 7.696 tấn so với 1987.

Đối với chương trình lương thực thực phẩm năm 1989, toàn huyện gieo trồng được 9.000 ha lúa, trên 1.200 ha sắn, 2.400 ha ngô, hàng trăm ha đỗ, lạc… Tổng sản lượng lương thực toàn huyện là 29.099 tấn, là năm đạt sản lượng cao nhất so với 5 năm trước.

Qua 2 năm thực hiện khoán 10 cơ cấu kinh tế được bố trí hợp lí trong mối quan hệ nhà nước, tập thể và hộ gia đình nên ruộng đất, mặt nước, cơ sở sản xuất ngành nghề được sử dụng có hiệu quả. Sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển tương đối toàn diện với tốc độ khá, bước đầu đã tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội.

Năm 1990, do ảnh hưởng thời tiết xấu diện tích gieo trồng của toàn huyện đều giảm so với kế hoạch, toàn huyện ngập 391 ha ngô, 70 ha khoai lang, 200 ha lúa. Diện tích lúa chỉ đạt 14.300 ha bệnh dịch nhiều nên tổng sản lượng lương thực chỉ đạt 24.000 tấn.

Năm 1991, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm do thời tiết xấu vụ chiêm xuân mất mùa nghiêm trọng, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 17.901 tấn, bình quân lương thực đầu người chỉ đạt 132,8kg/năm.

Hai năm 1992 và 1993 tổng diện tích gieo trồng của huyện là 13.913 ha, trong đó lúa đạt 8.205 ha, ngô 1.987 ha, khoai lang 843 ha. Một số cây thực phẩm và cây công nghiệp xuất khẩu tăng khá về diện tích, năng suất và sản lượng. Huyện thực hiện tốt lịch thời vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và đưa giống mới vào sản xuất đại trà: DT 10, NN 8, C71, N9… Công tác thủy lợi, phòng chống lụt bão phục vụ sản xuất nông nghiệp được huyện trú trọng.

Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng toàn diện, tăng nhanh sản lượng lương thực, bảo đảm đời sống nhân dân.

Bước vào năm 1994 và 1995, huyện tiếp tục thực hiện nghị quyết 5 của trung ương về đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội trong nông thôn, đổi mới cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh trồng xen canh gối vụ, tăng cường sản xuất vụ đông. Triển khai chương trình khuyến nông, mở lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ hướng dẫn quy trình kĩ thuật gieo trồng với các loại cây, con giống mới. Năm 1995, tổng diện tích gieo trồng của huyện đạt 13.487 ha bằng 94,5% kế hoạch, trong đó cây vụ đông là 1.926 ha. Toàn huyện thu được 28.152 tấn lương thực quy thóc, vượt 9% so với năm 1994.

Nhìn chung trong 5 năm (1991 - 1995), kinh tế nông nghiệp có những bước chuyển biến đáng kể, kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh, mô hình kinh tế tổng hợp VAC, trang trại, dịch vụ đa dạng và phong phú. Bước đầu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa, thoát dần khỏi cơ chế làm ăn bao cấp cũ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm từ 56,56% năm 1991 xuống 47,30% năm 1995, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng khá nhanh từ 21,06% tăng lên 34,46%, ngành nghề và dịch vụ trong nông thôn ngày càng phát triển. Nhiều HTX từng bước đổi mới trong phương pháp quản lí để phù hợp với cơ chế mới.

Năm 1996, thời tiết tiếp tục chuyển biến xấu ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Vụ đông xuân bị hạn, rét đậm kéo dài, ảnh hưởng của bão làm gần 2.000 ha lúa và hoa màu mất trắng. Trước khó khăn đó toàn huyện vẫn gieo trồng được 11.379 ha bằng 82,1% kế hoạch, diện tích lúa là 6.000 ha, tổng sản lượng lương thực quy thóc là 24.676 tấn.

Đến năm 1998, huyện được hỗ trợ vốn và bồi dưỡng kiến thức chuyển giao khoa học kĩ thuật, chuyển đổi cơ cấu từ 2 vụ lên 3 vụ, huyện tiến hành xây dựng mô hình trình diễn vụ ngô đông ở xã Hiền Quan, đã đạt hiệu quả cao. Nhờ những biện pháp kịp thời nền kinh tế nông nghiệp đã dần phục hồi và phát triển. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển cây lương thực, huyện còn đẩy mạnh việc trồng cây ăn quả và cây công nghệp; cam, quýt, nhãn,… chè, sơn…vì vậy diện tích, năng suất không ngừng tăng, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.

Bảng 2.4.Diện tích cây ăn quả trên địa bàn

(đơn vị: ha)

Diện tích Cam, quýt,

bưởi Dứa Nhãn, vải Cây khác

1996 20 2 352 101

1997 23 3 389 114

1998 25 5 470 134

2000 30 6 468 186

- Chăn nuôi

Năm 1989 và 1990, thực hiện chương trình lương thực thực phẩm, toàn huyện đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng đàn lợn toàn huyện là 29.399 con, tăng 8% so với năm 1988, đàn trâu bò có 18.386 con.

Đến năm 1995, chăn nuôi của huyện phát triển khá cả về số lượng và chất lượng. Tổng đàn trâu của huyện có 7.161 con, 15.539 con bò, 51.525 con lợn, 550.297 con gia cầm và 900 ha diện tích mặt nước thả cá. Bình quân trong 5 năm đàn trâu tăng 5,44%, đàn bò tăng 6,3%, đàn lợn tăng 13,57%, tốc độ tăng trung bình của ngành chăn nuôi huyện đạt 20,5% trên năm.

Nông nghiệp từ năm 1991 đến năm 1995, có những bước chuyển biến đáng kể. Kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh, mô hình kinh tế tổng hợp VAC, trang trại, dịch vụ đa dạng và phong phú, bước đầu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa, thoát dần cách làm ăn theo cơ chế bao cấp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ nông thôn ngày càng phát triển, đổi mới phương pháp quản lí.

Từ năm 1996, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện phát triển ổn định. Tổng đàn trâu tăng 6.195 con (1996) lên 6.387 con (1998), đàn bò từ 14.912 con lên 16.670 con. Năm 1998, tổng số lợn của huyện là 51.552 con, tổng đàn gia cầm có 450.000 con, sử dụng hiệu quả hơn 1000 ha mặt nước thả cá.

Bảng 2.5. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng gia súc, gia cầm trên địa bàn (Đơn vị: Tấn) Năm Tổng số Trâu Bò Lợn 1997 3.321 192 5 2.639 1998 3.471 196 6 2797 1999 3.586 210 6 2.898 2000 3840 242 7 3.024 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Nông - Tr 42)

Thời kì này giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản phát triển khá toàn diện các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm bước đầu được thực hiện có hiệu quả, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi mới. Nông nghiệp

huyện từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có sự chuyển dịch từ độc canh cây lúa nước sang phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cỏ để phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tiến bộ, tỉ lệ chăn nuôi tăng, đa dạng các cây trồng, sử dụng loại giống mới chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Năm 2000, chăn nuôi được duy trì và phát triển, tổng đàn bò trên 19 nghìn con, trong đó có 420 con bò lai Sind, đàn trâu trên 3,5 nghìn con, 28 ngàn con lợn, sản lượng thịt lợn hơi đạt 6 nghìn tấn, chăn nuôi gia cầm phát triển theo hướng tăng quy mô tổng đàn trong từng hộ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kinh tế trang trại được đẩy mạnh mang lại kết quả cao. Giá trị thu nhập từ sản phẩm chăn nuôi hằng năm tăng bình quân 3,9%.

Huyện thực hiện 4 chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm: lương thực, chăn nuôi bò thịt, phát triển thủy sản và phát triển cây sơn.

Một phần của tài liệu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000 (Trang 25 - 30)