II. CÁC LOẠI DẤU VÀ CÁCH SỬ DỤNG
8. Dấu ngoặc kép " "
Dấu ngoặc kép dùng để:
a. Trích dẫn lời nói được thuật lại trực tiếp. Trước dấu ngoặc kép, trong trường hợp này, thường dùng dấu hai chấm.
Ví dụ:
Khoản 1 điều 27 được bổ sung:
"1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
gồm:"
-ỦY banThẩm phán;
- Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính; trong
trách khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ máy giúp việc."
b. Trích dẫn đầy đủ một câu, một ý, một danh ngôn, một khẩu hiệu. Trong trường hợp này không dùng dấu hai chấm trước đó.
Ví dụ:
Mặt sau của thẻ chấp hành viên có ghi "Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu
của chấp hành viên trong việc thi hành án".
Con chữ đầu âm tiết của từ trong danh ngôn, tục ngữ, lời dẫn.... cần được viết hoa.
c. Dùng để biểu thị thái độ mỉa mai, khinh bỉ, chế giễu của người viết. Khi nói cần biểu lộ thái độ này qua giọng điệu (nhấn giọng, dằn giọng, kéo dài giọng....).
Ví dụ:
Chúng cũng nói đến "nhân quyền", "tự do", khi mà hàng ngàn người da đen còn bị đánh đập, đối xử như nô lệ.
d. Dùng chú thích một nghĩa của từ được dùng đặc biệt, khác với nghĩa thông dụng phổ dụng.
Ví dụ:
- Cái Gái lấy ngón tay gí vào cục "chè", rồi bỗng nói to lên: À! Con biết rồi!
Không phải chè, cám mà! Cám nấu mà bu bảo chè!