LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành dành cho hệ trung học (Trang 35 - 39)

Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ và từ Hán Việt cũng mang đặc điểm này. Trong quá trình sử dụng, phải lưuý dùngđúng về mặt âm thanh và cấu tạo từ đãđược cộng đồng quy ước.

Để tránh lỗi về cấu tạo từ, cần tránh: - Tự cải biến cấu tạo của từ

Các biện pháp Việt hóa từ ngữ gốc Hán đều tạo ra một số lượng hữu hạn từ Hán Việt và các từ Hán Việt rất ổn định về mặt cấu tạo. Việc tự ý thay đổi cấu trúc từ sẽ dẫn đến sự sai lệch cả về cấu trúc lẫn ngữ nghĩa.

Ví dụ 1. Trên một tờ báo của ngành truyền thông đại chúng có một câu như sau:

Đây là một sản phẩm gốm nung có các văn hoa sặc sỡ.

Văn hoaxuất hiện ở câu này không đúng chỗ, vì văn hoavà hoa văn tuy đảo vị trí

các âm tiết như chức viên với viên chức nhưng nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Hoa văn là hình trang trí có tính đặc thù của các dân tộc người, thường vẽ, dệt, khắc, chạm trên đồ vật: hoa văn trống đồng, hoa văn trên thổ cẩm của người Thái; còn

văn hoa có nghĩa "văn vẻ, hoa mĩ", ví dụ như: lời lẽ văn hoa. Như vậy, trong câu trích dẫn trên kia, nên dùng hoa vănsẽ đúng hơn.

Qua câu văn được trích dẫn, có thể đưa ra một vài nhận xét liên quan đến vấn đề Việt hóa từ ngữ Hán vay mượn và vấn đề dùng cho đúng từ Hán Việt như sau:

Như chúng ta đều đã biết, một trong những biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn là đảo vị trí các yếu tố tạo thành từ ghép song âm tiết, (nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa) ví dụ như:lệ ngoại (H)/ ngoại lệ (V), động dao (H)/ dao động (V), cứu cấp (H)/

cấp cứu, chức viên (H)/ viên chức (V), nội hướng (H)/ hướng nội (V), ngoại hướng (H)/

hướng ngoại (V), cải hoán (H)/ hoán cải (V), trừ ngoại (H)/ ngoại trừ (V), khai triển

(H)/ triển khai (V) v.v... Nhưng, sự thay đổi này cũng có giới hạn và cần lưu ý đến những trường hợp đảo vị trí sẽ dẫn đến những ý nghĩa khác, hoặc một từ khác, kiểu như:vãng lai khác lai vãng.

- Tự tạo từ Hán Việt bằng cách lắp ghép

Tạo ra từ mới là việc làm cần thiết để phát triển vốn từ. Tuy nhiên, từ mới phải được hình thành theo những quy tắc nhất định và phải được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận.

Ví dụ: Tác quyền là một từ mới được hình thành trên cơ sở kết hợp nghĩa của hai từ tác giả và quyền. Tác quyền có nghĩa là "quyền tác giả".

hoặc vốn pháp định là một từ được hình thành trên cơ sở nghĩa của 3 từ: vốn,

pháp luật,quy định.

Trong thực tế, có nhiều tổ hợp từ được hình thành theo kiểu lắp ghép và kết quả là không được chấp nhận khi sử dụng.

Ví dụ: Trong hệ thống từ Hán Việt, có nhiều từ được cấu tạo theo dạng Đa + x, Ví dụ như: đa tài, đa tình, đa sầu, đa cảm, đa thê, đa hệ... với đa có nghĩa là "nhiều". Tuy nhiên, không phải bất cứ sự kết hợp nào của đa với một yếu tố khác cũng có thể chấp nhận được. Chẳng hạn có người viết Bà chủ quán là một người đa chồng thì đa

chồnglà một sự kết hợp sai, là một sự lắp ghép không được chấp nhận, nó là một sự lắp ghép không cần thiết, chỉ làm cho tiếng Việt thêm mù mờ, tối nghĩa. Trong trường hợp này chỉ có thể dùng cụm từ thuần Việt lắm chồng, nhiều chồng. Còn từ Hán Việt tương đương đa phu chỉ được dùng trong ngành Nhân loại học văn hóa, không được dùng trong trường hợp chỉ một người cụ thể.

- Không nắm rõ hình thức vốn có của từ.

Mỗi từ Hán Việt thường có một hình thức cấu tạo nhất định. Tuy nhiên, khi sử dụng có từ bị đọc nhầm âm.

Ví dụ:Tham quan thường bị nhầm thành thăm quan.

Tham quan là một từ Hán Việt đãđược mượn từ lâu. Trong tiếng Hán, tham có

hai nghĩa và được mượn vào tiếng Việt trong hai dãy từ phái sinh khác nha u. Với nghĩa

"tham gia", tham có mặt trong các từ Hán Việt: tham chiến, tham chính, tham dự, tham

gia, tham luận... Với nghĩa "tham khảo", tham có mặt trong : tham bác, tham khảo,

tham quan, tham vấn... Trong tiếng Việttham quan có nghĩa "xem nhìn tận nơi để thêm hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm". Nghĩa đầy đủ của tham quan không được phản ánh trong thăm quan, vì thăm chỉ là "đến hỏi han, xem xét để biết tình hình". Dùng Thăm

quan thay cho tham quan là sai. Và nếu nói:

Tổ chức đi tham quan là đúng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức đi thăm quanlà không đúng

Hoặc các tổ hợp dưới đây cũng bị coi là sai về mặt hình thức cấu tạo:

Đơn phương độc mã Bệnh mãn tính Sáng lạn, sán lạn Hoạch toán Trìu tượng Đảo ngũ - Nhầm lẫn các từ gần âm bàn hoàn - bàng hoàng bàng quang - bàng quan bao biện - ngụy biện

2. Lỗi về nghĩa

Cũng như từ thuần Việt, nghĩa là một mặt rất quan trọng của từ Hán Việt. Nghĩa này được quy ước và được sử dụng thống nhất trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là một lớp từ vay mượn bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau nên việc hiểu đúng nghĩa của từ để sử dụng lại là một vấn đề còn nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn về nghĩa của từ dẫn đến sử dụng không đúng ngữ cảnh giao tiếp.

Ví dụ:

Từ cứu cánh có nghĩa là "mục đích", nhưng trên thực tế lại có rất nhiều người dùng với nghĩa "cứu giúp". Vì vậy, có cách dùng: Tập tài liệu này là cứu cánh cho các

sinh viên trong kỳ thi. Và cách dùng đó là sai.

Cam lai có nghĩa là "ngọt lại", nhưng có người hiểu nghĩa là "cam lai ghép". Chẳng hạn, thơ Bác có viết:

“Ănquả nhớ kẻ trồng cây

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai”.

thì cam lai ở đây được hiểu là cuộc sống hạnh phúc, sung sướng đã quay trở lại với con người.

Hoặc có cách dùng từ bao biệnvới nghĩa là “dùng những lập luận có vẻ như hợp lí nhưng thật ra là sai lầm để tranh cãi trong một vấn đề” trong câu:Nói như thế là bao biện, sự thật không phải như vậy.

Trong khi đó, nghĩa của từ bao biện là “Ôm đồm làm cả việc thuộc phận sự của

người khác, khiến người có trách nhiệm không phát huy được sáng kiến”. Ở câu trên,

phải dùng từ ngụy biện mới chính xác về nghĩa: “Nói như thế là nguỵ biện, sự thật

không phải như vậy.”

3. Lỗi về phong cách

Từ Hán Việt có tính chất tĩnh, ít gợi hìnhảnh, ổn định về nghĩa và đặc biệt có tính trang trọng, nghiêm túc. Do đó, nó phù hợp với các phong cách ngôn ngữ gọt rũa như phong cách ngôn ngữ hành hính, phong cách ngôn ngữ chính luận…Riêng đối với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc ngôn ngữ văn chương nghệ thuật, tỉ lệ từ Hán Việt xuất hiện ít hơn vì hai phong cách ngôn ngữ này đòi hỏi từ ngữ cụ thể, sinh động, giàu hìnhảnh. Khi sử dụng, nên lưuý tới đặc điểm này để tránh lỗi.

Ví dụ: Trong khẩu ngữ, không nên nói: Họ tương trợ nhau vượt qua khó khăn.

Nên nói: Họ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn

Hoặc trong văn bản hành chính lại nên viết: Dự trù kinh phí tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam.

mà không nên viết: Dự trù tiền tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam.

4. Lạm dụng từ Hán Việt.

Mặc dù từ Hán Việt là một lớp từ rất quan trọng, song không nên lạm dụng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp không chú ý đến yêu cầu này khiến văn bản trở nên mơ hồ, khó hiểu thậm chí bị sai lệch trong việc hiểu nội dung văn bản.

Chỉ dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt không có hoặc không biểu đạt được ý nghĩa. Tránh dùng những từ Hán Việt cổ hoặc không thông dụng gây mơ hồ về nghĩa hoặc sai lệnh nội dung văn bản.

Ví dụ: Không nên dùng: Học hiệu đã triển khai nhiệm vụ năm học mới

mà nên dùng:Nhà trường đã triển khai nhiệm vụ năm học mới.

hoặc nên dùng: Chúng tôi đón Đoàn tại Sân bay Quốc tế Nội Bài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà không nên dùng:Chúng tôi đón Đoàn tại Phi trường Quốc tế Nội Bài.

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành dành cho hệ trung học (Trang 35 - 39)