NHỮNG BIỆN PHÁP VIỆT HÓA TỪ NGỮ GỐC HÁN CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành dành cho hệ trung học (Trang 32 - 35)

1. Từ ngữ Hán được vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, chỉ Việt hóaâm đọc. âm đọc.

Những từ ngữ Hán được vay mượn vẫn giữ nguyên kết cấu, ý nghĩa cơ bản ngoài những từ đơn như: tâm, tài, mệnh, phú v.v... thường là từ ghép song âm và rải ra khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ quá khứ đến hiện tại ví dụ: đế vương, khanh tướng, đại

thần, nhân dân, quần chúng, chủ tịch, thủ tướng, nội các, văn chương, khoa cử, trạng

nguyên, bảng nhãn, thám hoa, cử nhân, tú tài, dân chủ, xã hội, cai trị, trị vì, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, chỉ huy, tác chiến, công sự, chinh chiến, xuất

chinh, chinh phu, chinh phụ, chinh phục, chuyên môn, chuyên chính, chuyên dụng,

chuyên nghiệp v.v...

Biện pháp này tạo ra một số lượng lớn từ Hán Việt.

2. Từ ngữ Hán được giữ nguyên nghĩa, t hay đổi hình thức cấu tạo, âm thanh.

- Rút gọn các yếu tố trong cấu tạo từ. Ví dụ:

Thừa trần (nghĩa đen là "hứng bụi - một bộ phận kiến trúc ngăn cách không gian

nhàở với mái nhà") thành trần (nhà).

Lạc hoa sinhthành lạc (cây lạc, củ lạc).

-Đảo vịtrí các yếu tố trong cấu tạo nội bộ từ ghép. Ví dụ:

nhiệt náo (Hán) thành náo nhiệt(Việt)

thích phóng (Hán) thành phóng thích (Việt)

cáo tố (Hán) thành tố cáo (Việt)

thương tang(Hán) thànhtang thương(Việt)

- Hoặc thay đổi các yếu tố trong một từ, một ngữ. Ví dụ:

nhất cử lưỡng đắc (Hán) thành nhất cử lưỡng tiện (Việt)

an phận thủ kỉ (Hán) thành an phận thủ thường (Việt)

cửu tử nhất sinh (Hán) thành thập tử nhất sinh (Việt).

3. Từ ngữ Hán được giữ nguyên hình thức cấu tạo từ nhưng có sự thay đ ổi về nghĩa.

-Đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa Ví dụ:

phương phi(Hán) vốn nghĩa là "hoa cỏ thơm tho", vào tiếng Việt lại có nghĩa là "béo tốt" (mặt mũi phương phi, người trông phương phi, béo tốt).

khôi ngô (Hán) vống nghĩa là " người to lớn, cao lớn", vào tiếng Việt có nghĩa "mặt mũi sáng sủa dễ coi" (gương mặt khôi ngô)

đinh ninh (Hán) vốn có nghĩa "dặn dò, nói đi nói lại, dặn đi dặn lại", ta thêm nghĩa "tin chắc, yên trí", "không thay đổi" (cứ đinh ninh là nó cònđang ở nhà; Đá mòn

nhưngdạ chẳng mòn, Những lời hò hẹn vẫn cònđinh ninh. -ca dao), trong khi đó nghĩa "nhắc đi nhắc lại, nói đi nói lại cho nhớ, cho in sâu vào tâm khảm..." vẫn được dùng

(Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai mặt một lời song song - Truyện Kiều).

- Cũng có trường hợp, từ ngữ Hán vừa bị rút gọn lại vừa bị đổi nghĩa không còn giữ lại nét nghĩa nào vốn có trong Hán ngữ, ví dụ như: lang bạt kì hồ (Hán) chẳng hạn, vốn là một câu thơ trong Kinh Thi, được rút gọn lại và mang một nghĩa chuyển rất xa trong tiếng Việt (cuộc đời lang bạt).

- Có những từ ngữ Hán vào tiếng Việt đã chuyển đổi màu sắc tu từ. Ví dụ:

thủ đoạn (Hán) vốn không có hàm ý xấu tốt, chỉ có nghĩa tương tự như: "cách thức, biện pháp, phương cách...", nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, "thủ đoạn"

mang hàm ý xấu: "mánh khóe khôn ngoan và xảo trá, ác độc" (thủ đoạn bóc lột, thủ đoạn lừa đảo, một kẻ rất thủ đoạn v.v...)

dã tâm trong tiếng Hán cũng không hàm ý xấu tốt, chỉ có nghĩa tương tự như: "khát vọng” nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, dã tâm lại có hàm ý xấu: "lòng dạ hiểm độc" (dã tâmđen tối của kẻ thù) .

Những từ gốc Hán được vay mượn không nhất thiết chỉ nhằm mục đích khỏa lấp chỗ trống do tiếng Việt còn thiếu từ tương ứng mà còn nhằm làm phong phú thêm sắc thái biểu cảm, tạo ra một phong thái trang trọng, tinh tế, uyển chuyển khi cần thiết hoặc tăng cường tính khái quát, trừu tượng hóa qua từ được dùng. Hiện tượng này có thể dễ dàng nhận thấy qua sự đối chiếu những từ Việt sẵn có và từ gốc Hán được vay mượn có quan hệ đồng nghĩa.

Ví dụ:

"vợ" và phu nhân

"mẹ" và thân mẫu, cụ bà thân sinh "mẹ vợ" và nhạc mẫu

"bố" và thân phụ, cụ ông thân sinh

"bố vợ" và nhạc phụ

"lấy vợ lấy chồng" và kết hôn, thành thân

"đám cưới" và hôn lễ

"đàn bà" vàphụ nữ, nữ giới

"trẻ con" và nhi đồng

"đàn ông" vànam giới

"xác chết" và tử thi, thi hài

"ăn mày" vàhành khất

"núi sông" vàgiang sơn, sơn hà.

4. Dùng từ Hán được vay mượn như những yếu tố tạo từ Hán Việt

Những từ được tạo ra bằng biện pháp này gồm hai loại:

- Cả hai yếu tố tạo thành từ ghép đều là gốc Hán, ví dụ: sản xuất, sĩ diện, luận án, linh động, y tá, y tế, dược tá, trạm xá, chánh văn phòng, phó văn phòng, quả tình, hành

- Trong hai yếu tố tạo thành từ ghép, một yếu tố là Việt, ví dụ: bao gồm, bồi đắp,

sống động, thanh vắng, bao bọc, chối từ, binh lính, chân thật...

5. Chuyển dịch, sao phỏng các từ ngữ gốc Hán nhằm xây dựng và bổ sung vốn từtiếng Việt. tiếng Việt.

Ví dụ:thiên địa (thuở trời đất), phong trần(gió bụi), hồng nhan(khách má hồng),

thương (ông xanh), cửu trùng (chín tầng), thiên hạ (nước), nhung y (áo nhung), vũ thần

(quan võ), tải đạo(chở đạo).

Ngày nay, biện pháp sao phỏng này vẫn được dùng để Việt hóa sâu hơn nữa những từ ngữ gốc Hán. Có thể nêu một số ví dụ như sau:

thiết lộ/ đường sắt, khí xa/ xe hơi, hỏa tiễn/ tên lửa, phi cơ/ máy bay, phi trường

/sân bay, nhãn khoa/ khoa mắt, niêm mạc/ màng nhầy, đoạn mại/ bán đứt, giác ngạn/ bến giác (chữ nhà Phật), trung tu/ sửa chữa vừa, đại tu/ sửa chữa lớn, độc giả/ bạn đọc,

khán giả/ người xem, thượng bán niên/ nửa năm đầu, hạ bán niên / nửa năm cuối, thúc thủ/ bỏ tay, nhược tiểu/ nhỏ yếu, đa số/ số đông, thiểu số/số ít, sơ bộ/ bước đầu, thâm nhập/ đi sâu v.v...

Có thể coi những cặp từ được nêu làm ví dụ trên đây là những cặp từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp. Và sự lựa chọn của người bản ngữ hiện nay là nghiêng về phí những từ mang nhiều sắc thái Việt hơn (ví dụ giữa

hỏa xa và "xe lửa" thì chọn "xe lửa"; thiết lộ và "đường sắt" thì chọn "đường sắt"). Có một số vấn đề cần lưuýở đây là: khuynh hướng lựa chọn nói trên cố nhiên sẽ được điều chỉnh trong những trường hợp cần phải cân nhắc tới màu sắc tu từ (ví dụ như khi cần lựa chọn để sử dụng cho phù hợp những cặp từ đồng nghĩa: phụ nữ/ đàn bà,phu nhân / vợ v.v...) hoặc trong những khuôn khổ nhất định của yêu cầu biểu đạt, đặc biệt là trong các văn bản mang phong cách khoa học, như "tình nhân loại" thìđược chấp nhận, còn nếu chuyển thành "tình loài người" thấy rất ngây ngô và ý nghĩa cũng không thật hoàn hảo, mặc dùở những chỗ khác, nhân loại có thể chuyển thành loài người.

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành dành cho hệ trung học (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)