Iu ki nt nhiên

Một phần của tài liệu Đề Tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 82)

Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01-01-1997, là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tổng diện tích tự nhiên 123650,5 ha, dân số 1.014.598 người. Về hành chính Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành ,thị, 137 xã, phường, thị trấn [35, tr.13,14,24].

Về vị trí địa lý, Vĩnh Phúc tiếp giáp với 4 tỉnh: phía Bắc giáp Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông, Nam giáp Hà Nội.

Vĩnh Phúc là tỉnh có địa hình đa dạng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt là đồng bằng (chiếm 36,56% diện tích tự nhiên), trung du (19,45%), miền núi (43,98%).

Về khí hậu, Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 4 mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500-1700ml, nhiệt độ trung bình 23,2oC, độ ẩm trung bình 84-85%.

Về thủy văn, Vĩnh Phúc có hệ thống sông suối, hồ ao khá phong phú. Tài nguyên nước được cung cấp chủ yếu bởi hai sông chính là sông Hồng và sông Lô cùng các sông nhỏ như sông Phó Đáy, sông Phan - Cà Lồ và các hồ dự trữ lớn như hồ Đại Lải, hồ Xạ Hương, hồ Vân Trục, hồ Liễn Sơn, hồ Đầm Vạc. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có nguồn nước ngầm tuy không lớn nhưng cũng đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất hiện tại. Tuy nhiên, nguồn nước của Vĩnh Phúc phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, do vậy gây không

ít khó khăn cho phát triển công nghiệp ở các vùng trung du và miền núi.

Tài nguyên đất Vĩnh Phúc bao gồm đất nông nghiệp 86.382,26 ha (chiếm 69,86% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 50.140,5ha (40,55%); đất phi nông nghiệp 35.108,59 ha (28,39%); đất chưa sử dụng 2.159,2 ha (1,75%) [35, tr.14,15].

Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc có diện tích là 28.312,7 ha, độ che phủ rừng đạt 22,4%. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 9.358,8 ha, chiếm 32,81% [66].

Tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc nhìn chung nghèo nàn, chủ yếu có thể phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như sét làm gạch ngói có 10 mỏ với trữ lượng 51,8 triệu m3; cao lanh có 3 mỏ với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, ngoài ra là các mỏ Fenspat, Puzolan, cát cuội sỏi xây dựng, đá xây dựng và đá ốp lát.

Về tài nguyên du lịch, Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan thiên nhiên và danh thắng kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, di tích lịch sử Hai Bà Trưng...

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp ở Vĩnh Phúc chủ yếu là vị trí địa lý, tài nguyên đất và tài nguyên nước. Đó cũng là những thuận lợi để thu hút và phát huy tác động tích cực của FDI đến phát triển công nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đề Tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)