Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sơng Hồng với điện tích 1.662 km2, là một trong bảy tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với sáu tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng,
Hưng Yên. Trong 7 năm trở lại đây, kinh tế Hải Dương đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bốn năm liền tăng trưởng liên tục (hơn 10%), cao nhất 2007 tăng 11,5%, năm 2009 giảm xuống còn 6,0% do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008, song nhờ có giải pháp và chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ trong việc kích cầu đầu tư và các DN…vì vậy cùng với kinhtế cả nước, kinh tế Hải Dương đã khôi phục nhanh chóng, năm 2010 tăng 10,1%. Năm 2011 tăng 9,3%, tuy không đạt mục tiêu so với kế hoạch nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2011đạt 39.028 tỷ đồng, tăng 2,92 lần so với năm 2005 (13.334 tỷ đồng). Trong đó khu vực nơng, lâm, thủy sản đạt 8.986 tỷ đồng; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 17.811 tỷ đồng; khu vực dịch vụ đạt 12.231 tỷ đồng. Tốc độ trung bình của khu vực cơng nghiệp và xây dựng giai đoạn 2006-2010 tăng 11,6%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tuy không nhanh nhưng bền vững, phù hợp với sự nghiệp CNH, HĐH trong tỉnh. Năm 2005 cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 27,1%; công nghiệp, xây dựng là 43,6%; dịch vụ là 29,3%, đến năm 2011 cơ cấu ngành tương ứng là 23.0%; 45,6%; 31,4%. Những thành tựu phát triển kinh tế của Hải Dương có sự đóng góp khơng nhỏ của việc thu hút, sử dụng FDI.
Theo số liệu của Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Hải Dương, tính đến hết ngày 31/3/2013, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 247 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.693,7 triệu USD; tổng vốn đầu tư thực hiện của các DN FDI đạt 2.505,9 triệu USD.
Điểm nổi bật của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Hải Dương, đó là mặc dù sản xuất, kinh doanh của các DN nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong số 247 dự án FDI được cấp giấy CNĐT cịn hiệu lực trên địa bàn, có tới 192 DN đã đi vào hoạt động. Doanh thu trong quý I/2013 của các DN FDI ước đạt 700 triệu USD, tăng 19,6 % so với cùng kỳ năm 2012; trong đó doanh thu xuất khẩu ước đạt 600 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ 2012. Đây là một kết quả tích cực. Cũng nhờ hoạt động SXKD tiếp tục tăng trưởng, nên trong quý I, khu vực kinh tế này đã thực hiện nghĩa vụ thuế
và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đạt 20 triệu USD; đảm bảo việc làm cho 110.300 người lao động. Với kết quả này, dự kiến cả năm 2013 Hải Dương sẽ thu hút thêm được 250 triệu USD vốn đầu tư; vốn đầu tư thực hiện ước đạt 250 triệu USD; doanh thu ước đạt 2.900 triệu USD và nộp ngân sách đạt khoảng 100 triệu USD.
Trong cơ cấu đầu tư, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 200 dự án, với các ngành nghề tiêu biểu như sản xuất các sản phẩm điện và điện tử, lắp ráp ô tô, sản xuất xi măng, sắt thép, gia cơng hàng dệt may, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác... Khu vực dịch vụ có 21 dự án tập trung vào giao thông vận tải, kinh doanh khách sạn, siêu thị... Khu vực nơng nghiệp có số dự án thấp nhất do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng của thời tiết, khó khăn khi thu mua nguyên liệu đầu vào [95].
Nhìn chung, thời gian qua, khu vực FDI đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành các ngành nghề mới, cơng nghệ sản xuất, quản lý mới và các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Dương theo hướng CNH, HĐH, tạo điều kiện khai thác các nguồn lực của địa phương mà trước đây còn ở dạng tiềm năng như đất đai, nhà xưởng, NNL.
Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI, tỉnh Hải Dương đã cố gắng xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng như giao thơng, điện, nước, bưu chính viễn thơng; các ngành công nghiệp phụ trợ và hạ tầng xã hội, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các DN. Bố trí, sắp xếp dự án theo quy hoạch về đất đai cũng như quy hoạch ngành; trong quá trình lập quy hoạch các KCN, CCN đã từng bước chú ý các vấn đề về mơi trường, cấp thốt nước..., cải thiện môi trường đầu tư tại các khu vực thị trấn, huyện thị và nông thôn. Tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư để sớm lấp đầy các KCN, CCN đã được quy hoạch chi tiết. Ngoài các KCN, CCN đã nằm trong quy hoạch, thì chưa quy hoạch phát triển thêm các KCN, CCN mới. Khi tỷ lệ lấp đầy chung
đạt từ 70% trở lên mới nghiên cứu để bổ sung thêm. Khuyến khích các DN xây dựng nhà xưởng 2-3 tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thu hút và phát triển các ngành cơng nghiệp có thị trường, có lợi thế cạnh tranh nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ, từng bước vươn lên sản xuất linh kiện, phụ tùng để tiến tới sản xuất hoàn chỉnh một số thiết bị, sản phẩm công nghiệp với công nghệ cao tại địa phương, tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.
Thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, trách nhiệm cơng vụ của cán bộ công chức trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, lao động, môi trường…, nhằm loại bỏ phiền hà, tạo điều kiện thời gian nhanh nhất cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án. Quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và DN, tạo dựng và củng cố lịng tin để các nhà đầu tư nước ngồi yên tâm sản xuất kinh doanh tại Hải Dương.
Tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh đào tạo NNL, đặc biệt NNL chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của DN và xã hội. Phát triển các cơ sở, trang thiết bị và dịch vụ y tế tiên tiến hiện đại, đáo ứng nhu cầu đa dạng của người dân và DN FDI. Chuẩn bị tốt các điều kiện xã hội như dịch vụ khách sạn, nhà hàng; vui chơi giải trí v.v..., để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư và người lao động làm việc trong các KCN, CCN. Đồng thời, quan tâm giải quyết tốt vấn đề đời sống nhân dân vùng giao đất để làm KCN, CCN.
Bên cạnh đó đã từng bước tạo môi trường thuận lợi cho các loại hình dịch vụ như tài chính, thị trường vốn, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, kiểm tốn, xúc tiến thương mại. Hình thành và từng bước mở rộng thị trường vốn trên địa bàn; đẩy mạnh các hoạt động tài chính, ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tạo mơi trường, điều kiện thành lập cơng ty đầu tư tài chính, tham gia thị trường chứng khốn; khuyến khích, hỗ trợ các doanh
nghiệp phát hành trái phiếu công ty; phát triển các loại hình tín dụng phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực.