QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

Một phần của tài liệu Đề Tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 133 - 134)

CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH VĨNH PHÚC

4.2.1. Quan i m

Với mục tiêu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có yếu tố của một tỉnh cơng nghiệp vào năm 2015 và thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI; trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với các quốc gia có nền kinh tế và công nghiệp phát triển, việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tớicần quán triệt các quan điểm:

Một là, Chiến lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh phải được thiết kế trong khuôn khổ chiến lược chung của cả nước, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược này có vai trị tương hỗvới các chiến lược liên quan, trongđó có việc định hướng các mục tiêu như: phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển đồng bộ thị trường, phát triển nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính...Mặc dù với tư cách là một tỉnh của Việt Nam, Vĩnh Phúc có tính độc lập tương đối trong thu hút, sử dụng FDI và phát triển kinh tế- xã hội, song sự phát triển của Tỉnh nhìn chung khơng thể tách rời khỏi sự phát triển chung của cả nước. Cũng như mọi địa phương khác, sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện trong môi trường vĩ mô chung, trên cơ sở phân công lao động xã hội dưới sự điều tiết chung của Chính phủ, do đó, chỉ khi Chiến lượcthu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh gắn với Chiến lược chung của cả nước và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thì mới tận dụng hiệu quả cơ hội sử dụng các lợi thế của Tỉnh để phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh.

Hai là, gắn việc thu hút, sử dụng với phát huy tác động tích cực của FDI để đẩy nhanh CNH, HĐH, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giải quyết việc làm, đóng góp cho ngân sách, chuyển giao cơng nghệ, bảo vệ môi trường, cải thiện mối quan hệ đối ngoại...Đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI. FDI phải hoạt động theo khn khổ pháp luật và tín hiệu thị trường, do đó cần thận trọng cân nhắc trong việc ưu đãi đối với FDI, tránh những tác động tiêu cực của FDI tới giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh. Thực tiễn thu hút, sử dụng FDI và những tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh những năm qua đã chứng tỏ không thể thu hút và sử dụng FDI bằng mọi giá, mà thay vào đó phải căn cứ khả năng đóng góp tích cực của FDI vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh theo hướng bền vững để lựa chọn, quản lý điều tiết các dự án FDI trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới.

Ba là, cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải quan tâm quản lý hoạt động FDI sau cấp giấy CNĐT, sử dụng có hiệu quả nguồn FDI, hạn chế tối đa các hệ quả của nguồn vốn này. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với FDI; tăng cường sự phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh trong thu hút, sử dụng và quản lý FDI. Việc thu hút được FDI mới chỉ tạo ra khả năng tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội. Tác động thật sự của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội chỉ thể hiện rõ nét khi dự án FDI đi vào hoạt động, do đó cơng tác quản lý điều tiết các dự án FDI sau khi được cấp phép có ý nghĩa quan trọng, thậm chí là sống cịn đối với phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh.

Một phần của tài liệu Đề Tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 133 - 134)