Kinh nghiệm của Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đề Tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 59 - 63)

Tỉnh Bắc Ninh với lợi thế về vị trí địa lý có khả năng liên kết vùng và khu vực thuận lợi, có nguồn nhân lực chất lượng. Để tăng cường tác động tích cực của FDI trước hết lãnh đạo tỉnh đã chú trọng tạo nên một môi trường hấp dẫn để thu hút FDI, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngồi có uy tín, cơng nghệ cao như FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc...Tính đến hết năm 2011, đã có 339 đơn vị FDI trong đó 322 dự án FDI và 17 chi nhánh, văn phòngđại diện với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,9 tỷ USD. Năm 2013, toàn tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 95 DN, chi nhánh, văn phịng đại diện có vốn đầu tư nước ngồi; cấp điều chỉnh tăng vốn 32 lượt dự án, nâng tổng vốn đầu tư đăng ký

sau điều chỉnh 1.592,73 triệu USD; Cấp giấy chứng nhận nhà đầu tư mới 31 dự án và thực hiện xác nhận đầu tư 27 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký 4.2525 tỷ đồng; Cấp giấy chứng nhận đăng ký 604 DN, 36 chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn đăng ký 2.538,5 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay, trên địa bàn có 459 đơn vị đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh 5.958 triệu USD;

Cho đến nay, đã có nhiều tập đồn đa quốc gia danh tiếng thế giới đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh như: Tập đồn Samsung với Dự án “Khu tổ hợp cơng nghệ Samsung” tại KCN Yên Phong với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD, Tập đoàn Nokia với Dự án Nhà máy sản xuất điện thoại di động tại KCN VISIP với tổng vốn đầu tư 302 triệu USD, Tập đoàn Canon với 2 dự án đầu tư sản xuất máy in, linh kiện điện tử tại KCN Tiên Sơn và KCN Quế Võ với tổng vốn đầu tư 130 triệu USD… Đặc biệt với riêng mặt hàng điện thoại di động, Bắc Ninh hiện được biết đến như “Thánh địa sản xuất điện thoại di động của khu vực và thế giới”. Đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần quan trọng đem lại một diện mạo mới cho nên kinh tế của tỉnh, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng…, góp phần tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh với mục tiêu đưa Bắc Ninh liên kết với Hà Nội trở thành một trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp công nghệ cao.

Khu vực kinh tế có vốn FDI cũng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) khu vực FDI: Giai đoạn 2001-2005: đạt 5.184 tỷ đồng (giá cố định), chiếm 23,6 % tổng GTSXCN toàn tỉnh; Giai đoạn 2006-2010: đạt 43.681 tỷ đồng, chiếm 46,2 % tổng GTSXCN toàn tỉnh. Giá trị sản xuất khu vực FDI tăng với tốc độ nhanh qua các năm: Năm 2001 đạt 842 tỷ đồng (giá cố định), năm 2005 đạt 1.462 tỷ đồng và năm 2010 đạt 22.859 tỷ đồng (chiếm 62% GTSXCN toàn tỉnh năm 2010); 9 tháng đầu năm 2011, GTSXCN FDI đạt 32.004 tỷ đồng (chiếm 72,9%). Xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh

và đóng vai trị quan trọng thúc đẩy gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh. Giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI đạt 54,85 triệu USD, chiếm 18,9% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh; Giai đoạn 2006 - 2010, kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI đạt 2.281 triệu USD, chiếm 51,67% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh; 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.761 triệu USD, chiếm 97,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của DN có vốn đầu tư nước ngồi ước 22.882 triệu USD.

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh đã tăng với tốc độ cao, từ 0,2% vào năm 2001 lên 38,4% vào năm 2005, năm 2010 đạt 66,8%, năm 2013- 99,3%.

Đầu tư nước ngồi của Bắc Ninh đã đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.Nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 259 tỷ đồng thời kỳ 2001-2005, chiếm 8% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; Giai đoạn 2006-2010, nộp ngân sách khu vực FDI đạt 1.565 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Số nộp ngân sách khu vực FDI tăng nhanh qua từng năm: Năm 2001, khu vực FDI nộp ngân sách 47.03 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 150 tỷ đồng và năm 2010 đạt 521 tỷ đồng.

Khu vực đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Năm 2006, DN FDI đã tạo việc làm cho 7.699 người lao động, chiếm 12% tổng số lao động trong các DN toàn tỉnh. Đến năm 2010, số lượng người lao động làm việc cho các DN FDI đã tăng lên 36.800 người, chiếm 30,9% tổng số lao động trong các DN tồn tỉnh [94].

Bên cạnh đó, Chính quyền Tỉnh cũng chủ động thực hiện các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của FDI. Những dự án FDI không đạt hiệu quả mong muốn như các dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phép đầu tư. Nếu xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả đầu tư của vốn FDI trên phương diện đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàng năm trên tổng vốn đăng ký đầu tư thì chỉ số của Bắc Ninh vẫn cịn chưa cao. Ngồi ra, một số DN FDI cịn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử

dụng lao động, an tồn lao động, gây ơ nhiễm môi trường, vay nợ và khơng có khả năng thanh tốn…Thực trạng đó đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm hiệu quả thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài chưa vào tỉnh.

Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI Bắc Ninh đã khơng ngừng nỗ lực hồn thiện quy hoạch, cải thiện môi trường đầu tư. Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện đầy đủ những chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN tập trung và ngoài KCN theo quy định hiện hành, thường xuyên tổ chức gặp mặt đối thoại cùng tháo gỡ khó khăn với các DN FDI. Ngoài ra, việc quy hoạch các KCN tập trung, khu, CCN vừa và nhỏ được thực hiện tốt tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng thuận lợi cho nhà đầu tư.

Trong quá trình thụ lý hồ sơ dự án đề nghị cấp Giấy CNĐT, các ngành chức năng như: Sở Kế hoạch-Đầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh ln tn thủ, quy trình thủ tục cấp giấy CNĐT theo quy định nhằm rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ so với quy định của Nhà nước. Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh đã tổ chức rà sốt, phân loại các dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh chậm triển khai và khơng có khả năng thực hiện báo cáo Bộ Kế hoạch- Đầu tư và UBND tỉnh Bắc Ninh. Chủ động phát hiện và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực lao động, môi trường, đất đai…

Để tăng cường thu hút FDI và quản lý tốt những dự án FDI đã và đang hoạt động, Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sản xuất thông qua việc hoàn thiện quy hoạch và triển khai đầu tư hạ tầng KCN tập trung, các CCN nhỏ. Ưu tiên các dự án công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với mơi trường và đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao(BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT)… đối với các lĩnh vực giao thông, y tế, bảo vệ mơi trường. Triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư, chính

sách khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ và quy định của tỉnh. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư theo hướng ngày càng thơng thống, minh bạch. Đặc biệt, hạn chế các dự án đầu tư vào khu vực phi sản xuất, khai thác không gắn với chế biến. Không cấp giấy CNĐT đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng cơng nghệ lạc hậu, gây ơ nhiễm mơi trường. Hồn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án như: Giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, nhà ở cho người lao động…Thực hiện đề án NNL chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các DN FDI. Phối hợp với các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng, bảo đảm tính thống nhất, liên vùng, liên ngành và mang tính chuyên đề…

Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện triển khai các hoạt động về cơng tác xúc tiến thu hút đầu tư nước ngồi như: Môi trường đầu tư - kinh doanh luôn được cải thiện theo hướng thơng thống, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư, được thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 6/63 tỉnh năm 2010; Thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong cấp giấy CNĐT tại Sở Kế hoạch-Đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh. Hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án; thực hiện biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bên cạnh đó, cơng tác quản lý, giám sát được thực hiện có kế hoạch, thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đúng tiến độ, hạn chế được các tác hại về môi trường, chống các hoạt động chuyển giá trốn thuế…

Một phần của tài liệu Đề Tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)