Nguyên nhân của những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nư ớ c ngoà

Một phần của tài liệu Đề Tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 123 - 127)

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua và gây cản trở đối với việc hạn chế những tác động đó. Những nguyên nhân đó bao gồm:

Thứ nhất, từ phía bản thân các chủ thể FDI. Xuất phát từ bản chất và động cơ lợi nhuận, các nhà đầu tư FDI luôn hướng vào lựa chọn các hoạt động kinh doanh mang lại tỷ suất lợi nhuận cao kể cả khi hoạt động đó khơng hồn tồn phù hợp với những mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh. Bên cạnh đó, khi quản lý về FDI của chính quyền sở tại yếu kém, hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không nghiêm, các nhà đầu tư FDI thường xuyên tìm cách lách

luật, cố tình làm trái luật… từ đó gây tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn đầu tư.

Thứ hai, có khơng ít ngun nhân xuất phát từ tầm vĩ mơ như những bất cập trong cơ chế, chính sách của Nhà nước như sự thiếu hụt về chiến lược và định hướng về thu hút, sử dụng và quản lý FDI mang tính nguyên tắc và ở tầm dài hạn; Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và khơng rõ ràng; chưa có các chế tài đủ mạnh để xử lý các dự án chậm tiến độ, nhiều lần giãn tiến độ hoặc tự ý dừng, chấm dứt dự án đầu tư...; Chính sách ưu đãi và định hướng ưu đãi DN FDI thiếu ổn định, thiếu nhất quán giữa các giai đoạn phát triển; Danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư không thống nhất, nằm rải rác ở các văn bản khác nhau (ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, tiền thuê đất...) gây khó khăn trong việc xác định ưu đãi cho các dự án; Cơ chế, chính sách về đất đai có những thay đổi làm ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhất là khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên chưa thực tế và theo quy định tồn tại cơ chế hai giá trong BT GPMB; Việc phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, cụ thể là Ban quản lý KCN trong một số lĩnh vực còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhất qn do có sự khơng thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên ngành, chưa được các bộ, ngành hướng dẫn cụ thể (như hoạt động thanh tra của Ban quản lý KCN)... Những nguyên nhân này đã vàđang ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư, gây cản trở cho việc thu hút, sử dụng và phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp tỉnh ở nước ta nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Thứ ba, phân tích thực tiễn hoạt động của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, việc phát huy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế xã hội những năm qua chưa được thực hiện tốt như mong muốn, phần nhiều do các nguyên nhân xuất phát từ những điều kiện cụ thể của Tỉnh. Những nguyên nhân đó bao gồm:

Một là, Vĩnh Phúc là tỉnh có điểm xuất phát thấp, để đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội cần tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư trong ngồi tỉnh và đặc biệt là FDI. Do đó, trong thời kỳ đầu Tỉnh đã cố gắng tăng cường các biện pháp thu hút FDI, vấn đề chọn lọc các dự án có chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù công tác quản lý FDI có nhiều đổi mới, song cho đến nay, đối với hầu hết các dự án FDI đã thu hút và hoạt động trên địa bàn tỉnh, công tác đánh giá hiệu quả chưa được thực hiện thường xuyên và định kỳ, khơng ít vướng mắc từ phía các nhà đầu tư FDI chậm được nghiên cứu, giải quyết, gây cản trở cho hoạt động đầu tư và phát huy tác động tích cực.

Hai là, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, song cho đến nay công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh vẫn cịn khơng ít bất cập, đặc biệt là chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch ngành và quy hoạch vùng, vừa gây lãng phí nguồn lực của địa phương vừa chưa trở thành định hướng rõ ràng ổn định cho thu hút, sử dụng hiệu quả FDI, làm giảm tác động tích cực của FDI.

Ba là, trong những năm qua Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng trong nâng cấp, xây dựng mới và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật trên địa bàn tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư, trong đó có FDI, tuy nhiên chất lượng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các KCN đến nay vẫn chưa đồng bộ, dịch vụ logistcs chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư. Các KCN trên địa bàn tỉnh chậm hình thành khu nhà ở cơng nhân cũng như hệ thống nhà xưởng có sẵn cho thuê, để thu hút các DN nhỏ và vừa, các DN hỗ trợ vào đầu tư tại tỉnh.

Bốn là, công tác đào tạo nghề và hỗ trợ, giúp đỡ người lao động làm việc trong các DN FDI còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao nhưng nhìn chung chất lượng NNL chưa đáp ứng yêu cầu của DN, vẫn còn thiếu hụt về NNL trong lĩnh vực cơng nghệ cao. Người lao động cịn thiếu tính chun nghiệp, tác phong làm việc, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm phần nào chưa đáp ứng được các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Năm là, những bất cập về đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền và đồn thể, đặc biệt về năng lực nhận thức, bản lĩnh điều hành, trách nhiệm đối với công việc đã và đang làm giảm hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với FDI. Trong giai đoạn đầu thu hút đầu tư, cịn ơm đồm về mục tiêu thu hút sử dụng FDI, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng của các dự án đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư tuy đã có đổi mới về nội dung và phương thức vận động, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Nhiều điều kiện cần thiết có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực thu hút FDI chưa được triển khai đồng bộ, công tác BTGPMB, tái định cư vẫn cịn nhiều khó khăn vướng mắc. Tiến độ thực hiện một số dự án hạ tầng kỹ thuật KCN chậm kéo theo sự chậm trễ và mất cơ hội để thu hút DN vệ tinh. Chất lượng NNL chưa đáp ứng được yêu cầu của các dự án đầu tư. Năng lực và hiệu lực thanh tra, giám sát chưa cao và thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành.

Ngồi ra, trình độ phát triển kinh tế và trình độ dân trí chưa cao gây ra nhiều bức xúc từ phía bộ phận dân cư trong diện bị thu hồi đất và đội ngũ người lao động trong các DN FDI.

Do các nguyên nhân kể trên, một số chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Vĩnh Phúc đã có xu hướng giảm sút, do đó chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bảng xếp hạng các địa phương đã tụt hạng: từ xếp thứ 3 năm 2008, thứ 6 năm 2009, xuống xếp thứ 15 năm 2010, thứ 17 năm 2011, gây ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của tỉnh. Vì vậy, để khắc phục những tác động tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phải phân biệt những giải pháp trước mắt có thể nhanh chóng phát huy hiệu quả của FDI và các giải pháp lâu dài tạo cơ sở cho FDI đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng ổn định, vững chắc trong tương lai.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Đề Tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)