SỰ HÌNH THÀNH UY TÍN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

Một phần của tài liệu TLH lua tuoi 2007 (Trang 65 - 68)

Hiệu quả của hoạt ñộng sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người giáo viên. Nó là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt ñộng sư phạm. Người giáo viên có uy tín thường có ảnh hưởng mạnh mẽ ñến tình cảm của học sinh. Họ thường ñược học sinh yêu mến và kính trọng, ñược học sinh thừa nhận họ có nhiều phẩm chất và năng lực tốt ñẹp. Vy uy tín là gì?

Uy tín ca người giáo viên ñó là tm lòng và tài năng ca người giáo viên.

Bằng tấm lòng và tài năng mà người giáo viên có uy tín thực sự, uy tín chân chính

với công việc và có ñạo ñức trong sáng. Bằng tài năng giáo viên mới ñạt ñược hiệu quả

cao trong công tác dạy học và giáo dục. N.Gônôbôlin viết: “Toàn bộ các thuộc tính tâm lý giúp người giáo viên có thể xác ñịnh ñược cách tiếp xúc với học sinh, cuối cùng là tạo cho người giáo viên ñó có uy tín trước học sinh. Uy tín là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho người giáo viên thành công trong công tác... Người giáo viên có uy tín là người ñược học sinh thừa nhận có những phẩm chất mà nhờ ñó họ ñược các em rất kính trọng và có

ảnh hưởng lớn ñến các em”. N.D.Lêvitốp trong cuốn sách “Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học sư phạm” ñã nêu rõ những ñiều kiện cần thiết ñể người giáo viên có uy tín ñối với học sinh. Ông viết: “Giáo viên có uy tín là nhà giáo mà nhân cách của họ ñược học sinh công nhận và kính trọng, là người nêu lên tấm gương tốt cho học sinh noi theo, là người có trình ñộ tư tưởng chính trị cao, có khuynh hướng sư phạm, có năng lực công tác giáo dục, có sức mạnh của ý chí, nắm vững môn mình dạy và có nghệ thuật sư phạm”. Ông nhấn mạnh ý nghĩa của giờ học ñầu tiên, quá trình xây dựng uy tín dần dần, việc uy tín có thể bị giảm sút và bước ñường khó khăn gấp bội khi phải xây dựng lại uy tín ñã mất.

Uy tín là kết quả của sự hoàn thiện nhân cách, là hiệu quả lao ñộng ñầy kiên trì và giàu lòng sáng tạo, là kiến tạo quan hệ tốt ñẹp giữa thầy và trò.

ðiều kiện ñể hình thành uy tín:

- Phải thương yêu học sinh và tận tụy với nghề nghiệp. Phải ñối xử với học sinh một cách công bằng không thiên vị, không thành kiến.

- Giáo viên phải có ý chí phấn ñấu vươn lên, có nhu cầu mở rộng tri thức và có nhu cầu nâng cao trình ñộ nghề nghiệp (kỹ năng sư phạm). Có phương pháp và kỹ năng tác

ñộng trong dạy học và giáo dục hợp lý có hiệu quả và sáng tạo.

- Giáo viên phải có tác phong mô phạm, phải gương mẫu trước học sinh về mọi mặt ở mọi nơi mọi lúc.

Tóm li: Nhân cách là bộ mặt chính trị ñạo ñức của người giáo viên, là công cụ

chủ yếu ñể tạo ra sản phẩm giáo dục. Nó có cấu trúc tâm lý rất phong phú và cũng rất phức tạp. Sự hình thành và phát triển nhân cách là cả một quá trình tu dưỡng văn hóa và rèn luyện tay nghề trong thực tiễn sư phạm.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V

1. Hành vi ñạo ñức là gì? Dựa trên tiêu chuẩn nào ñểñánh giá hành vi ñạo ñức. Phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu ñạo ñức và hành vi ñạo ñức.

2. Phân tích cấu trúc tâm lý của hành vi ñạo ñức.

3. Phân tích các con ñường giáo dục ñạo ñức cho học sinh trong nhà trường phổ thông. 4.Từ thực tiễn giáo dục anh/chị hãy phân tích những mặt ñược và chưa ñược của việc giáo dục ñạo ñức cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay và rút ra kết luận sư phạm cần thiết.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI

1. Dựa vào cơ sở nào ñể khẳng ñịnh sự cần thiết phải trau dồi nhân cách ñối với người giáo viên?

2. Trình bày những ñặc ñiểm của lao ñộng sư phạm. Từ những ñặc ñiểm sư phạm ñó anh (chị) có yêu cầu gì về cấu trúc nhân cách của người giáo viên.

3. Phân tích những phẩm chất chủ yếu trong nhân cách của người giáo viên.

4. ðể ñạt kết quả cao trong hoạt ñộng sư phạm thì người giáo viên cần phải có những phẩm chất và năng lực sư phạm nào? Tại sao năng lực về tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên lại là năng lực trụ cột của nghề dạy học?

5. Hãy phân tích nội dung, ý nghĩa của năng lực khéo xử sư phạm.

6. Uy tín, vai trò của uy tín trong hoạt ñộng sư phạm của người giáo viên. Những ñiều kiện chủ yếu ñể hình thành uy tín.

7. Hãy viết chân dung tâm lý về thầy (cô) giáo ñã ñể lại trong tâm trí anh (chị) những ấn tượng sâu sắc vềñức ñộ và tài năng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ðỗ Thị Châu (2004), Tình huống tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. I.X. Côn (1987), Tâm lý học thanh niên, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

3. Vũ Trọng Dung (Cb)(2005), Giáo trình ðạo ñức học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Hội ñồng bộ môn Tâm lý - Giáo dục (1975), Giáo trình tâm lý học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Phạm Minh Hạc và các tác giả khác (1988), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Văn Hồng và các tác giả khác (1995), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Nxb ðHQG Hà Nội.

7. V.A. Kruchetxki (1980, 1982), Những cơ sở tâm lý học sư phạm, tập 2, Nxb Giáo dục. 8. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M, 1981, tr29, 179.

9. N.D. Lêvitốp (1971), Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học sư phạm, tập 2, Nxb Giáo dục. 10. Vũ Thị Nho (2003), Nxb ðại học Quốc gia Hà Nội.

11. A.V. Pêtrôpxki và các tác giả khác (1982), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư

phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Tâm lý học (1993), ðại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

13. Trần Trọng Thủy và các tác giả khác (1990), Bài tập thực hành tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Ánh Tuyết và các tác giả khác (2002), Nxb ðại học Sư phạm Hà Nội. 15. Nguyễn Quang Uẩn và các tác giả khác (1995), Tâm lý học ñại cương, Nxb Giáo dục. 16.E.I.Xecmiatcơ, 142 tình huống giáo dục gia ñình.

Một phần của tài liệu TLH lua tuoi 2007 (Trang 65 - 68)