Các tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an (Trang 57 - 109)

3.1.1. Các tiêu chí phân vùng chức năng môi trường Nghệ An

Việc phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An đƣợc tiến hành dựa vào bộ tiêu chí phân vùng, bao gồm nhiều yếu tố:

+ Các đặc điểm về tự nhiên: Nền địa chất, địa hình, đất đai, mạng thủy văn, thảm thực vật, các hệ sinh thái…

+ Các đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội: tình trạng sử dụng đất; các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp, giao thông, dịch vụ; các cộng đồng dân cƣ, sự gia tăng mật độ dân số,....

+ Các đặc điểm về môi trƣờng: biến đổi tính đa dạng sinh học, tình hình phát sinh các chất thải, ô nhiễm môi trƣờng, sức tải của môi trƣờng, các tai biến môi trƣờng tự nhiên, các vùng nhạy cảm môi trƣờng,...

+ Các đặc điểm về quản lý hành chính: ranh giới hành chính và việc phân công, phân cấp chức năng quản lý của các đơn vị hành chính,...

Các tiêu chí này là căn cứ để xác định sự tƣơng đồng hoặc khác biệt theo chức năng môi trƣờng giữa các khu vực của không gian lãnh thổ của tỉnh Nghệ An. Từ đó phân định, chia tách tỉnh Nghệ An ra thành các vùng, tiểu vùng có một hay nhiều những chức năng nói trên.

Sự tác động đồng thời của các yếu tố tự nhiên trên vùng đất Nghệ An trong một thời gian đủ dài đã hình thành nên các vùng lãnh thổ với những nét đặc trƣng riêng về cảnh quan, hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đất, nƣớc, khóang sản,… Mặt khác, hoạt động sống của con ngƣời bao gồm cả nông nghiệp truyền thống và văn minh công nghiệp đã làm biến đổi cảnh quan, những hệ sinh thái vốn có hoặc xuất hiện những hệ sinh thái mới nhƣ hệ sinh thái đất trống - đồi trọc, hệ sinh thái đô thị,…và làm biến đổi các thành phần môi trƣờng. Do vậy, việc

kết hợp các tiêu chí về điều kiện tự nhiên và các tiêu chí về kinh tế xã hội, cũng nhƣ đặc điểm môi trƣờng trong phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, khi phân tích các khía cạnh môi trƣờng cũng cần phải lƣu ý rằng môi trƣờng vừa có đặc tính “tĩnh” vừa có đặc tính “động”. Đặc tính “tĩnh” biểu hiện rõ ở các điều kiện môi trƣờng tự nhiên, đặc tính “động” biểu hiện ở khả năng tự điều chỉnh môi trƣờng và các hoạt động phát triển cộng đồng. Vì vậy, khi phân tích đánh giá các yếu tố môi trƣờng lãnh thổ không nên chỉ xem xét một trong hai đặc tính đó, hoặc là xem xét cả hai đặc tính đó một cách độc lập, tách biệt nhau, mà phải xem xét đồng thời cả hai đặc tính môi trƣờng trong mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại giữa chúng trong hoạt động phát triển ở các giai đoạn, thời kỳ khác nhau.

3.1.2. Hệ thống phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An

Ở Việt Nam, phƣơng pháp luận phân vùng chức năng môi trƣờng mới chỉ đƣợc chú trọng đầu tƣ nghiên cứu trong thập kỷ gần đây, cho đến nay chƣa xây dựng đƣợc hệ thống phân cấp môi trƣờng với đầy đủ các cấp phân vùng, phân loại thống nhất từ trên xuống hoặc từ dƣới lên. Tuy nhiên, trong các kết quả nghiên cứu, nhìn chung các tác giả đều thống nhất phân vùng chức năng môi trƣờng ở hai cấp: cấp vùng và tiểu vùng. Mỗi đơn vị cấp vùng có ranh giới khép kín, có những đặc điểm riêng, có chức năng riêng, không giống với các vùng liền kề và không lặp lại trong không gian. Đối với cấp tiểu vùng cũng có những đặc điểm trên, nhƣng có thể lặp lại trong không gian ở một nơi khác. Các tiểu vùng nhƣ vậy đƣợc ghép lại thành một kiểu tiểu vùng.

Đối với tỉnh Nghệ An, việc phân vùng chức năng môi trƣờng cũng đƣợc thực hiện ở 02 cấp: cấp vùng và tiểu vùng. Ở mỗi cấp độ phân vùng, yếu tố trội đặc trƣng đƣợc lựa chọn để làm cơ sở cho việc phân vùng.

Đối với cấp vùng, trên cơ sở đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng để phân định chức năng chính của mỗi vùng từ đó đánh giá mức độ bảo tồn và phát triển các vùng, tỉnh Nghệ An đƣợc chia thành 3 vùng lớn,

ký hiệu bằng các chữ số La mã, đó là: (I) Vùng bảo tồn và phục hồi; (II) Vùng phát triển hạn chế, và; (III): Vùng phát triển đa ngành.

Trong phân vùng chức năng môi trƣờng ở cấp vùng của tỉnh Nghệ An, yếu tố địa hình có ảnh hƣởng rất lớn đến việc phân chia ranh giới giữa các vùng do đặc tính phân hóa lãnh thổ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đi kèm với nó là điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội theo địa hình khá rõ nét trong khu vực lãnh thổ.

Địa hình có vai trò quan trọng trong sự hình thành đất và các cảnh quan sinh thái trong tự nhiên. Độ cao và hình thái bề mặt địa hình có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến điều kiện khí hậu nhƣ: chế độ bức xạ và nhiệt độ, chế độ gió và mƣa của từng vùng. Do vậy, sự phân hóa bề mặt địa hình có tác động quan trọng đến sự phân hóa các điều kiện khí hậu, tài nguyên đất và các hệ sinh thái,…và tác động đến môi trƣờng sống của con ngƣời và sinh vật nói chung. Nó cung cấp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm nơi sinh cƣ của con ngƣời và sinh vật sống trên bề mặt địa hình, nguồn lƣơng thực, thực phẩm cho sinh hoạt và nguyên liệu cho sản xuất của con ngƣời. Nó còn là nguyên nhân góp phần của một số dạng rủi ro và tai biến thiên nhiên ở các dạng địa hình khác nhau, nhƣ: sạt, trƣợt lở đất, xói mòn, rửa trôi, ngập lụt…

Do đó, ranh giới không gian của các phân vùng chức năng môi trƣờng (ở cấp vùng) nói trên khá tƣơng đồng với ranh giới phân vùng hình thái địa hình của tỉnh Nghệ An.

Trong mỗi vùng lớn cấp 1, có thể chia tách ra thành những tiểu vùng chức năng môi trƣờng có quy mô nhỏ hơn, thuộc cấp 2, đƣợc ký hiệu bằng chữ số Arập từ 1 đến 2, 3,…

Đối với cấp tiểu vùng, các yếu tố tự nhiên nhƣ địa lý,sinh thái, địa chất, thổ nhƣỡng,…và tập quán, thực tiễn sử dụng đất của con ngƣờitừ lâu đời, đã phân hóa lãnh thổ theo các chức năng sử dụng tài nguyên, môi trƣờng khác nhau phục vụ hoạt động kinh tế, xã hội, là cơ sở để tiếp tục phân chia các vùng lớn thành các tiểu vùng

chức năng môi trƣờng, có quy mô nhỏ hơn. Mỗi tiểu vùng sẽ mang những đặc trƣng riêng đồng thời mang những đặc trƣng chung trong cùng một vùng lớn.

Ranh giới các tiểu vùng đƣợc vạch theo ranh giới tự nhiên của các hệ thống sinh thái tự nhiên cũng nhƣ nhân tạo, có những đặc trƣng riêng về chức năng môi trƣờng nổi trội cũng nhƣ những đặc trƣng về tác động ngƣợc trở lại đối với môi trƣờng sống. Ranh giới các tiểu vùng có thể trùng hay không trùng với ranh giới hành chính các cấp (huyện, xã) của tỉnh Nghệ An.

Theo đó, toàn bộ lãnh thổ tỉnh Nghệ An đƣợc chia thành 3 vùng và 11 tiểu vùng. Hệ thống các phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây:

Bảng 7. Hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An

Tên vùng Tên tiểu vùng Ký hiệu

Vùng bảo tồn và phục

hồi

- Tiểu vùng bảo tồn thiên nhiên I.1

- Tiểu vùng bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn I.2 - Tiểu vùng bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ ven biển I.3

Vùng phát triển hạn chế

- Tiểu vùng phát triển nông nghiệp trồng cây công nghiệp II.1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiểu vùng phát triển lâm nghiệp II.2

- Tiểu vùng khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng II.3 - Tiểu vùng phát triển đô thị vừa và nhỏ II.4

Vùng phát triển đa

ngành

- Tiểu vùng phát triển nông nghiệp trồng lúa, màu III.1 - Tiểu vùng phát triển du lịch và dịch vụ III.2 - Tiểu vùng đô thị phát triển, khu kinh tế tập trung và khu

công nghiệp III.3

- Tiểu vùng phát triển nuôi trồng thủy sản III.4 Phƣơng án phân vùng chức năng môi trƣờng của tỉnh Nghệ An đã đƣợc đƣa ra trên cơ sở sử dụng kết hợp các nguyên tắc phân vùng dựa trên mức độ bảo tồn và phát triển và dựa trên chức năng sử dụng nguồn lợi của các ngành kinh tế khác nhau của tỉnh.

Bởi vì phân vùng chức năng môi trƣờng nhằm mục đích quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, tạo dựng cơ sở khoa học để điều hoà sự phát triển trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái và môi trƣờng tự nhiên, cho nên bản chất tự nhiên của mỗi phân vùng đã thể hiện ý nghĩa của vấn đề sử dụng và quản lý. Việc phân các vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An nói trên cũng không nằm ngoài ý nghĩa của vấn đề sử dụng hợp lý và quản lý tài nguyên, môi trƣờng này.

Các vùng và tiểu vùng chức năng môi trƣờng đã đƣợc xác lập trên cơ sở phân vùng lãnh thổ theo 03 chức năng cơ bản của môi trƣờng, đó là: không gian sống của con ngƣời và sinh vật; nơi cung cấp nguyên vật liệu và nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do hoạt động của con ngƣời gây ra.

Hai cách tiếp cận cơ bản trong phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An đã đƣợc áp dụng, đó là cách tiếp cận sinh thái và cách tiếp cận hệ thống.

Theo quan điểm tiếp cận sinh thái, môi trƣờng khu vực là một/tập hợp của các hệ sinh thái, có quan hệ mật thiết với nhau. Theo Odum, các hệ thống môi trƣờng bao gồm bốn kiểu hệ sinh thái cơ bản (trích dẫn bởi Vũ Quyết Thắng, 2005):

1. Các hệ thống sản xuất, ở đó diễn thế đƣợc con ngƣời kiểm soát liên tục nhằm duy trì mức năng suất cao.

2. Các hệ thống ảo tồn hay hệ thống tự nhiên, nơi cho phép hay tạo điều kiện cho quá trình diễn thế tiến tới trạng thái “trƣởng thành”, do đó có thể bền vững.

3. Các hệ thống liên hợp, trong đó có sự kết hợp của cả hai kiểu trạng thái trên cùng tồn tại, ví dụ các hệ thống ngập nƣớc có khả năng tái sử dụng chất thải, điều hòa môi trƣờng chung.

4. ệ thống đô thị và khu công nghiệp, là những khu vực không thật quan trọng

về sinh học.

Việc phân các vùng chức năng môi trƣờng trên cơ sở tiếp cận sinh thái đòi hỏi việc tuân thủ các nguyên tắc vế mức độ phù hợp cao nhất và việc sắp xếp các vùng đất cận kề là tƣơng thích.

Một khía cạnh quan trọng khác là các hệ sinh thái có thể có kích thƣớc bất kỳ, chẳng hạn nhƣ một ruộng lúa, một thảm rừng hay hồ chứa nƣớc, thậm chí là một đại dƣơng hay toàn bộ sinh quyển. Đối với một địa phƣơng cụ thể nhƣ tỉnh Nghệ An, có thể coi đây là một/tập hợp các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo lớn, nhỏ khác nhau. Điều này rất thuận tiện cho việc vạch ranh giới các hệ sinh thái khác nhau, tuy nhiên cũng có những quy tắc cần phải tuân thủ: không có hệ sinh thái nào đứng riêng lẻ; mọi cấp hệ sinh thái đều là các hệ thống mở, giữa chúng có sự trao đổi vật chất, năng lƣợng và thông tin. Hệ sinh thái nhấn mạnh các mối quan hệ bắt buộc, độc lập và nhân quả. Bất kỳ sự thay đổi nào trong môi trƣờng cũng sẽ ảnh hƣởng tới hệ sinh thái. Mặc dù mọi hệ sinh thái đều có khả năng chịu đựng và tự phục hồi trƣớc các hoạt động của thiên nhiên và con ngƣời nhƣng nếu các hoạt động này không đƣợc kiềm chế thì hệ sinh thái có thể bị phá vỡ hoàn toàn.

Trên quan điểm tiếp cận hệ thống, 03 đặc điểm quan trọng cần đƣợc lƣu ý trong quá trình phân vùng môi trƣờng tỉnh Nghệ An, đó là: (1) sự xem xét các vấn đề trong một khuôn khổ rộng rãi nhất; (2) vai trò của sự phản hồi và (3) sự tổ chức có tính chất liên ngành.

Các hệ thống tự nhiên đều là hệ thống mở, nó chịu ảnh hƣởng của hàng loạt các mối quan hệ với bên ngoài. Mọi hệ thống đều có thể bao gồm nhiều hệ thống khác. Hệ sinh thái cũng có thể coi là một hệ thống và có thể là một hệ thống con trong một hệ thống lớn hơn, nhƣ hệ vƣờn cây lâu năm là một phần của miền trung du; hệ đồng lúa hay mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản là một phần của vùng đồng bằng và chịu tác động lẫn nhau và tác động của các hệ thống khác lân cận nhƣ hệ thống đô thị và khu công nghiệp,… Do vậy, trên quan điểm hệ thống, cần xem xét, đánh giá một vùng lãnh thổ theo tính chất đa ngành và liên ngành nhằm đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các ngành/ngƣời sử dụng tài nguyên, trong khi vẫn đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng bền vững, giúp ngăn chặn và giảm thiểu các mâu thuẫn lợi ích của các ngành trong quá trình phát triển, đặc biệt là ở những khu vực lãnh thổ là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển nhƣ vùng bờ nói chung và vùng bờ tỉnh Nghệ An nói riêng.

Trong phân vùng chức năng môi trƣờng, việc phân tích tính thích hợp của đất đai cùng với kỹ thuật đánh giá tác động môi trƣờng nhằm lựa chọn sự tƣơng thích giữa các loại hình phát triển khi bố trí gần nhau sẽ tạo ra khuôn khổ hợp lý cho việc đề xuất phƣơng án tổ chức lãnh thổ theo chức năng môi trƣờng một cách thống nhất. Nó đòi hỏi việc áp dụng một cách tổng hợp và sáng tạo các thông tin, kiến thức về địa lý tự nhiên, môi trƣờng và kinh tế xã hội.

Các mục tiêu môi trƣờng nhƣ bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các hệ sinh thái quan trọng, quản lý tốt các vùng nhạy cảm môi trƣờng, phòng chống tai biến và ô nhiễm môi trƣờng là những mục tiêu hàng đầu, phải chú trọng trong quá trình phân vùng quản lý tài nguyên môi trƣờng. Ngoài các mục tiêu về môi trƣờng và tài nguyên còn cần thiết quan tâm tới những yếu tố kinh tế, xã hội và tính khả thi của phân vùng đó.

3.2. Đặc điểm các vùng và tiểu vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An, định hƣớng sử dụng và bảo vệ định hƣớng sử dụng và bảo vệ

3.2.1. Vùng bảo tồn và phục hồi (I)

Đặc điểm phân vùng

Bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia, các khu rừng phòng hộ trên núi cao và rừng phòng hộ cửa sông, ven biển.

Đặc điểm chung của vùng này đó là những khu vực nhạy cảm về môi trƣờng (núi cao và cửa sông ven biển), nơi đặc trƣng bởi các hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng trồng có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn sinh cảnh, phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ ven biển.

Phần lớn khu vực có địa hình núi với độ cao trung bình từ 500m trở lên, các đỉnh cao nhất lên đến gần 3000m, điển hình là các khối Phu Hoạt (huyện Quế Phong), khối Phu Lon (huyện Kỳ Sơn). Đây là vùng có địa hình hiểm trở, độ chia cắt sâu mạnh, độ dốc lớn, trên 25o đối với vùng núi thấp và trung bình và trên 35o ở vùng núi cao. Một phần của khu vực phân bố ở vùng cửa sông ven biển nơi có các khu rừng ngập mặn, rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát.

Vùng này phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi:Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Con Cuông,…, tập trung ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, và một dải đất và cồn cát hẹp dọc bờ biển và khu vực cửa sông, thuộc các huyện ven biển nhƣ Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò.

Các khối, dải núi đƣợc cấu tạo từ thành phần chính là các loại đá xâm nhập và các thành tạo biến chất. Đặc điểm môi trƣờng địa mạo của khu vực này là cƣờng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an (Trang 57 - 109)