Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên (Trang 46 - 83)

với 02 dự án được lựa chọn nghiên cứu

*/ Tiêu chí lựa chọn các dự án:

Dự án nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở phân tích tối ưu nhất mang lại kết quả nghiên cứu làm nổi bật thuận lợi, khó khăn và ảnh hưởng của công tác GPMB đến đời sống, việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất. Những dự án được lựa chọn đồng thời phải thỏa mãn các tiêu chí sau:

- Dự án có quy mô sử dụng đất ảnh hưởng một số lượng lớn các hộ dân; - Dự án đã hoàn tất việc bồi thường, hỗ trợ GPMB;

- Các dự án được lựa chọn có tính chất, đặc điểm khác nhau;

Dự án Xây dựng Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên đoạn thuộc địa phận xã Thuận Thành là dự án theo tuyến, nguồn kinh phí GPMB từ ngân sách nhà nước,

đây là dự án công trình công cộng, thu hồi 17,92ha, ảnh hưởng tới 378 hộ trong đó có 35 hộ phải di chuyển chỗ ở…

Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc là dự án GPMB theo khu quy hoạch không theo tuyến, nguồn kinh phí GPMB của chủ đầu tư, là dự án phát triển kinh tế, thu hồi 13,85 ha của 276 hộ dân, công tác GPMB đã thực hiện xong, dự án đang đi vào thi công mặt bằng và các hạng mục công trình theo quy định.

Tại thời điểm thực hiện công tác GPMB đây là 02 dự án trọng điểm của huyện Phổ Yên cũng như xã Thuận Thành, có ảnh hưởng tới nhiều hộ dân đáp ứng được các tiêu chí trên.

3.2.4.1. Hình thức bồi thường.

Bảng 3.7. Kết quả thực hiện về hình thức bồi thường

TT Hình thức bồi thƣờng Dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội–Thái Nguyên Dự án khu công nghiệp số 3 Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) 1 Bồi thường bằng đất 0 0 0 0

2 Bồi thường bằng tiền 17,90 17,90 19,07 13,07

3 Hỗ trợ 0,22 0,22 0,78 0,78

4 Không bồi thường 1,7 1,7 0 0

Tổng 19,82 19,82 19,85 13,85

(Nguồn: Ban bồi thường GPMB huyện Phổ Yên)

Đối với các dự án trên địa bàn huyện Phổ Yên nói chung và trên địa bàn xã Thuận Thành nói riêng do địa phương không có quỹ đất để bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất bằng đất, nên chỉ thực hiện bồi thường, hỗ trợ bằng tiền.

Dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên là công trình nhà nước và là công trình trọng điển của tỉnh, của huyện nên công tác GPMB được quan tâm đặc biệt của các ngành, các cấp và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, đến nay đã bồi thường GPMB được 17,9ha của 378 hộ dân, hỗ trợ 0,22ha cho đất nông nghiệp của tập thể và GPMB không có bồi thường đối với 1,7 ha đất giao thông, thủy lợi, nghĩa địa và đất chưa sử dụng … hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.

Dự án Khu công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc do chủ dự án không bố trí đủ kinh phí nên công tác bồi thường GPMB mới thực hiện được 13,85ha/19,85ha đạt 69,77%.

3.2.4.2. Đánh giá kết quả bồi thường về đất và các tài sản gắn liền với đất

Điều kiện để được bồi thường đất

Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:

1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại mục 3 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng

đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại mục 1, 2, 3 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp.

7. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

8. Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại mục 1, 2, 3 nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.

9. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.

10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.

11. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;

b) Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước;

1. Bồi thường đất nông nghiệp

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng.

2. Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích của xã, phường, thị trấn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Đất nông nghiệp thu hồi để thực hiện 2 dự án: Xây dựng Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên và dự án khu công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc chủ yếu là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, có nguồn gốc do nhà nước giao và một số là do các hộ tự khai phá.

Kết quả thực hiện như sau:

Bảng 3.8. Kết quả bồi thường đất nông nghiệp

TT Tên dự án

Kế hoạch

(ha)

Thực hiện Đơn giá (triệu đồng/ha) Số tiền đã bồi thƣờng (triệu đồng) Ha % 1 Dự án quốc lộ 3 mới 16,90 16,90 100 460 7.774 2 Dự án khu công nghiệp số 3 19,60 13,04 66,53 460 5.998,4

(Nguồn: Ban bồi thường GPMB huyện Phổ Yên)

Qua Bảng 3.8 ta thấy:

Dự án Quốc lộ 3 mới đã thực hiện thu hồi, bồi thường GPMB xong đối với 16,90ha đất nông nghiệp đạt 100% kế hoạch đề ra. Việc bồi thường GPMB đất nông nghiệp của dự án này thuận lợi như vậy có nhiều nguyên nhân như: Đây là công trình trọng điểm của nhà nước, được các cấp các ngành quan tâm sát sao; mặc dù diện tích thu hồi tương đối lớn nhưng đây là dự án thu hồi theo tuyến nên diện tích thu hồi dải ra trên nhiều hộ (không thu hồi tập trung vào một số hộ như các dự án theo vùng), hộ mất 100% đất nông nghiệp hầu như không có, đời sống của các hộ bị thu hồi đất thực hiện dự án này bị ảnh hưởng ít…

Dự án Khu công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc kế hoạch đề ra là phải thu hồi GPMB 19,6ha đất nông nghiệp nhưng từ đầu năm 2010 đến nay mới thực hiện bồi thường GPMB được 13,04ha đạt 66,53% kế hoach đề ra. Kết quả không đạt được như kế hoạch đề ra do một số nguyên nhân sau:

- Thuận Thành là xã giáp ranh với huyện Sóc Sơn của Thủ đô Hà Nội và chế độ bồi thường, hỗ trợ có sự chênh lệch rất lớn nên người dân có sự so sánh.

- Do công tác quản lý đất đai để xảy ra tình trạng những người có tiền đầu tư kinh doanh bất động sản tham gia mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp để chuyển mục đích sang đất ở diễn ra sôi động. Như vậy tạo ra thị trường giao dịch đất nông nghiệp có giá cao hơn mặt bằng giá UBND tỉnh quy định. Đây là tồn tại xã hội đã tác động đến ý thức xã hội làm cho nhân dân ở tất cả các dự án cho rằng giá bồi thường thấp, đề nghị Nhà nước xem xét điều chỉnh giá bồi thường, hỗ trợ cho sát với giá thị trường. Tuy nhiên việc hình thành giá giao dịch đất nông nghiệp như trên được coi là giá ảo, không phản ánh đúng giá trị của đất nông nghiệp, nhưng đã đi vào ý thức của người nông dân thì không thể dễ dàng xóa đi được. Cho nên đây là một khó khăn trong công tác GPMB nói chung và của dự án này nói riêng.

- Chủ dự án không thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB một cách dứt điểm trong lúc giá cả biến động từng tháng gây tác động xấu đến công tác GPMB. Việc bố trí chi trả tiền bồi thường GPMB làm nhiều đợt, theo từng khu vực, từng giai đoạn dẫn đến tình trạng những hộ dân mất nhiều đất nông nghiệp tiền bồi thường, hỗ trợ bị xé lẻ làm nhiều đợt ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng đồng tiền trong chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định đời sống.

2. Bồi thường về đất ở

Việc bồi thường đất ở được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

1. Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở được bồi thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồi thường bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp với thực tế ở địa phương.

2. Diện tích đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu hồi cao nhất bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương; trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ

đất của địa phương và số nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất, xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất ở cho người bị thu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi.

3. Trường hợp diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất sau khi Nhà nước thu hồi nhỏ hơn hạn mức giao đất ở theo quy định của địa phương, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hướng dẫn sử dụng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch điểm dân cư nông thôn; nếu người bị thu hồi đất có yêu cầu Nhà nước thu hồi phần diện tích đất còn lại thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất để sử dụng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.

4. Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà thuộc đối tượng không được bồi thường đất, nếu không còn nơi ở nào khác thì được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết cho mua, thuê nhà ở hoặc giao đất ở mới; người được thuê nhà hoặc mua nhà phải trả tiền mua nhà, thuê nhà, nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Đất ở có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người dân, vì vậy thu hồi đất ở là rất phức tạp và có rất nhiều chế độ hỗ trợ kèm theo. Kết quả bồi thường thể hiện qua bảng 3.9

Bảng 3.9. Kết quả bồi thường đất ở

TT Tên dự án Kế hoạch (ha) Thực hiện Đơn giá (triệu đồng/ha) Số tiền đã bồi thƣờng (triệu đồng) Ha % 1 Dự án quốc lộ 3 mới 1,00 1,00 100 1.920 1.920

2 Dự án khu công nghiệp số 3 0,25 0,03 12 4.000 120

(Nguồn: Ban bồi thường GPMB huyện Phổ Yên)

Qua số liệu trong bảng ta thấy:

Dự án Quốc lộ 3 mới đã bồi thường GPMB được 1,00ha đất ở đạt 100% kế hoạch. Diện tích thu hồi 1,00ha đất ở là của 40 hộ dân trong đó có 35 hộ phải di

chuyển chỗ ở. Tuy Nhà nước đã bố trí khu tái định cư cho các hộ phải di chuyển chỗ ở và có các khoản hỗ trợ để các hộ ổn định đời sống, sản xuất tại nơi tái định cư nhưng người dân khi phải di dời vẫn có tâm lý hoang mang, lo sợ.

Dự án khu công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc do chủ dự án không bố trí xây dựng khu tái định cư và không bố trí được kinh phí bồi thường nên mới chỉ bồi thường được 12% diện tích so với kế hoạch đề ra

3. Bồi thường đất chuyên dùng

Đối với đất chuyên dùng của các dự án chủ yếu là đất giao thông, thủy lợi, đất nghĩa địa và một số diện tích mặt nước chuyên dùng … Đối với loại đất này kết quả thực hiện như sau:

Bảng 3.10. Kết quả bồi thường đất chuyên dùng

STT Tên dự án

Kế hoạch

(ha)

Thực hiện Đơn giá (triệu đồng/ha) Số tiền đã bồi thƣờng (triệu đồng) Ha % 1 Dự án quốc lộ 3 mới 1,7 1,7 100 0 0 2 Dự án khu công nghiệp số 3 0 0 0 0

(Nguồn: Ban bồi thường GPMB huyện Phổ Yên)

Qua bảng 3.10 ta thấy:

Đối với các loại đất chuyên dùng là đất giao thông, đất thủy lợi, đất nghĩa địa … thì nhà nước không thực hiện bồi thường mà tính toán làm bù nếu còn nhu cầu sử dụng.

Khi thu hồi đất giao thông thủy lợi, đất nghĩa địa không có kế hoạch làm bù trước, không có biện pháp khắc phục sẽ làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh họat,

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên (Trang 46 - 83)