Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên (Trang 30 - 83)

-.Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam của ThS. Nguyễn Thị Dung, Đại học Luật, Hà Nội.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chỉnh tranh đô thị, Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện khoa học Đo dạc và Bàn đồ.

- Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đánh giá thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang của Đàm Thị Thanh Thủy, Trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên.

- Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện một số dự án trên địa bàn Thành phố Hải Phòng của Phạm Thanh Hải, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

- Tham khảo tài liệu đánh giá, tổng kết công tác bồi thường GPMB của huyện Phổ Yên.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Thuận Thành

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý.

Xã Thuận Thành nằm ở phía nam huyện Phổ Yên, nằm ở cửa ngõ Thủ đô, trên trục Quốc lộ 3 nối giữa Thủ đô Hà Nội, Thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Phía Nam giáp xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

- Phía Bắc giáp xã Tân Phú. - Phía Tây giáp xã Trung Thành.

Xã có 14 xóm, với tổng diện tích tự nhiên 563,38ha. Thuận Thành thuộc vùng 1 của huyện Phổ Yên.

3.1.1.2. Địa hình

Thuận Thành mang đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, ven Sông Cầu và Sông Công.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ bình quân năm là 23oC, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 15oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao (Tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh lệch nhau tới 14oC). Tổng tích ôn khoảng 8000o, tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 1300 giờ và phân bố không đều giữa các tháng.

Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2000mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều do chịu sự chi phối chung của chế độ mưa vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, có những đặc trưng sau:

Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm.

Từ tháng 5 đến hết tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa cả năm. trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất thời gian này thường trùng với mùa mưa bão nên hay sảy ra lũ lụt, ngập úng.

Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình năm là 985mm. Độ ẩm không khí trên địa bàn xã Thuận Thành trung bình là 82%, chỉ số ẩm ướt K hàng năm của xã đạt 2,05 nghĩa là lượng mưa gấp 2 lần lượng bốc hơi, như vậy xét tổng thể xã có độ ẩm tương đối cao, tuy nhiên ở các tháng 1 và tháng 12 hệ số K nhỏ hơn 0,3 nên thường xảy ra hiện tượng hạn hán ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi trong thời gian này.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

*/ Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của xã Thuận Thành theo địa giới hành chính 364 là 563,38ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp là 275,22ha chiếm 48,85% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp được phân bố đều trên toàn xã. chủ yếu là đất phù sa nên rất thuận lợi cho việc trồng cấy lúa và một số cây ngắn ngày.

- Đất phi nông nghiệp là 286,3ha chiếm 50,82% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm nhiều loại đất: đất ở, đất an ninh, quốc phòng, đất công cộng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

- Đất chưa sử dụng là 1,86ha chiếm 0,33% tổng diện tích tự nhiên, đây chủ yếu là đất thùng vũng, hố bom khó khai thác, sử dụng.

*/ Tài nguyên nƣớc

- Nguồn nước mặt: Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối phong phú, với lượng mưa trung bình năm khoảng 2000mm, đây là nguồn nước cung cấp cho các ao, hồ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. Ngoài ra Thuận thành còn được bao bọc bởi Sông Công và Sông Cầu, đây cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở đây tương đối dồi dào và có chất lượng tốt, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng còn hạn chế.

*/ Tài nguyên nhân văn

Thuận Thành là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng người việt, có bản sắc văn hóa đa dạng, người dân trong xã phần lớn là sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp.

*/ Cảnh quan môi trƣờng

Ở đây làng mạc đan xen, hệ thống ao, hồ, kênh mương khá dày đặc tạo nên một cảnh quan trù phú.

Cho đến nay vấn đề môi trường trên địa bàn xã chưa có vấn đền gì nổi cộm nhưng với xu thế phát triển công nghiệp trên địa bàn xã như hiện nay cần phải có biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước.

3.1.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng

- Thuận lợi:

Từ điều kiện là một xã cửa ngõ thủ đô, nằm trên trục Quốc lộ 3 và được bao bọc bởi 2 con sông (Sông Cầu và Sông Công) ta thấy xã Thuận Thành rất thuận lợi về giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy, lưu thông trao đổi hàng hóa nên rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đến đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Tại Thuận Thành là nơi gặp gỡ của Sông Công và Sông Cầu nơi đây đã hình thành nên Cảng Đa Phúc, cảng này nằm cạnh Quốc lộ 3, từ lâu đây đã là nơi trao đổi, nơi trung chuyển hàng hóa lý tưởng của nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư.

Với điều kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước cũng như kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của người dân trong xã ta có thể quy hoạch những vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của xã và dành ra quỹ đất thuận lợi để thu hút phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Như vậy khi thu hồi đất người dân có điều kiện để khôi phục, ổn định và nâng cao đời sống của họ khi bị thu hồi đất nếu có sự quy hoạch, định hướng đúng đắn của Nhà nước; từ đó người dân dễ dàng chấp nhận và đồng tình ủng hộ chủ trương GPMB thu hút đầu tư.

- Khó khăn:

Do Thuận Thành giáp ranh với huyện Sóc Sơn, Hà Nội, chế độ bồi thường, hỗ trợ của Thái Nguyên và Hà Nội có sự chênh lệch rất lớn, làm cho người dân hoang mang, suy nghĩ thậm chí hoài nghi.

Trên địa bàn xã Thuận Thành các hộ thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ lớn nên khi thu hồi đất, không có đất nông nghiệp để cấp cho các hộ thì vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống là rất khó khăn đòi hỏi Nhà nước phải có sự định hướng phù hợp.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thuận Thành

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện nghị quyết của huyện Đảng bộ huyện Phổ Yên về việc đổi đầu kinh tế từ “nông nghiệp – dịch vụ - công nghiệp” sang thành “công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp”. Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Thuận Thành nhận thức sâu sắc là phải tạo mọi điều kiện để khai thác tiềm năng phát huy lợi thế nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tạo ra sự đột biến về tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tư từ bên ngoài, huy động nội lực tại địa phương để hoàn thành các mục tiêu kinh tế, chính trị mà huyện Đảng bộ đề ra.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của xã Thuận Thành qua các năm

Đơm vị (%)

Ngành Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nông nghiệp 43,0 14,0 18,5

Công nghiệp 43,0 56,7 58,7

Dịch vụ 14,0 29,3 22,8

( Nguồn UBND xã Thuận Thành)

Qua bảng 3.1 ta thấy, cơ cấu kinh tế của xã Thuận Thành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Để đạt được kết quả như trên là do cấp ủy, chính quyền xã Thuận Thành đã biết phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để quy hoạch các khu công nghiệp như : Khu công nghiệp Nam Phổ Yên, các khu công nghiệp thuộc cảng Đa Phúc và một số diện tích nhỏ lẻ để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trong những năm qua Thuận Thành đã coi trọng và tập trung cao độ vào công tác GPMB, coi đây là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể.

3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động của xã Thuận Thành

Bảng 3.2. Dân số và lao động của xã Thuận Thành năm 2011

Diễn giải Đơn vị tính Số lƣợng Tỷ lệ (%)

I. Tổng số hộ hộ 1501 100

- Hộ nông nghiệp hộ 517 34,44

- Hộ phi nông nghiệp hộ 984 65,56

II. Tổng số lao động 3167 100

1. Theo giới tính

- Nam LĐ 1752 55,32

- Nữ LĐ 1415 44,68

2. Theo lứa tuổi

- Từ 5-17 tuổi LĐ 0 0

- Từ 18-60 tuổi LĐ 3167 100

- Trên 60 tuổi LĐ 0 0

3. Theo trình độ nghề

- Qua đào tạo LĐ 1313 41,46

- Lao động phổ thông LĐ 1854 58,54

4.Theo ngành nghề

- Nông nghiệp LĐ 1190 37,57

- Phi nông nghiệp LĐ 1977 62,43

Ta thấy số hộ phi nông nghiệp chiếm 65,56%, còn hộ nông nghiệp chỉ chiếm 34,44%. Như vậy là nhân dân trên địa bàn xã Thuận Thành không còn quá xa lại với việc li nông để phát triển các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán.

Lao động đã qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ khá lớn 41,46%, lực lượng lao động được đào tạo này chủ yếu là lao động phi nông nghiệp. Đây là một thuận lợi khi thu hồi đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ vì lực lượng lao động này có cơ hội kiếm việc làm phù hợp ngay tại địa phương.

Tuy lao động nông nghiệp chỉ chiếm 37,57% nhưng họ là lực lượng không được đào tạo nên khi thu hồi ruộng đất của họ để phát triển công nghiệp thì vấn đề bố chí công ăn, việc làm cho họ là tương đối khó khăn. Họ bị thất nghiệp ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, kéo theo các tệ nạn xã hội.

Tỷ lệ lao động dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi theo thống kê là không có là vì những độ tuổi đó không lằm trong độ tuổi lao động, nhưng thực tế với các hộ là nông dân lực lượng này vẫn tham gia lao động.

3.1.2.3. Tình hình dân trí và thu nhập của xã Thuận Thành

- Kết quả điều tra tình hình dân trí thể hiện qua bảng 3.3. như sau:

Bảng 3.3. Kết quả điều tra về tình hình dân trí năm 2011

STT Trình độ văn hoá Số ngƣời Tỷ lệ (%)

1 Đại học, Cao đẳng, THCN 936 18,42

2 THCS, THPT 3226 63,50

3 Tiểu học, Mẫu giáo 767 15,09

4 Mù chữ, trẻ em chưa đi học. 152 2,99

Tổng 5080 100

( Nguồn UBND xã Thuận Thành)

Nhìn trung trình độ dân trí của xã là tương đối cao người có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là 936 người chiếm 18,42% tổng số dân, số người có trình độ trung học cơ sở, trung học phổ thông là 3226 người chiếm 63,50% đây là thuận lợi trong công tác tuyên truyền vận động GPMB. Những người này không những có nhận thức nhanh, đúng đắn về chế độ chính sách mà còn có thể

là những tuyên truyền viên trong công tác GPMB đối với các thành viên trong gia đình họ và nhân dân trong các làng, các xóm.

Đối với địa phương có dân trí cao như vậy không có chỗ để các thành phần chống đối, gây rối lợi dụng.

Trình độ dân trí cao, hộ phi nông nghiệp nhiều, lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nên thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn xã tương đối cao. Cụ thể mức thu nhập được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả điều tra về mức thu nhập của các hộ gia đình, xã Thuận Thành, năm 2011 TT Mức thu nhập Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Khá(3.000.0005.000.000đ/hộ/tháng) 450 29,98 2 TBình(1.500.0003.000.000đ/hộ/tháng) 952 63,42 3 Thấp (dưới 1.500.000đ/hộ/tháng) 99 6,60 Tổng số hộ điều tra 1501

( Nguồn UBND xã Thuận Thành)

Qua bảng 3.4 ta thấy số hộ có mức thu nhập khá và trung bình chiếm tỷ lệ lớn. Những hộ này phần lớn là các hộ phi nông nghiệp hoặc làm nông nghiệp nhưng có thành viên làm nghề khác, hộ như vậy khi bị thu hồi đất việc ảnh hưởng đến đời sống là không nhiều.

Hộ có thu nhập thấp (dưới 1.500.000đ/hộ/tháng) chiếm tỷ lệ rất ít chỉ có 6,6% nhưng đây là những hộ thuần nông, không có nghề phụ vì vậy khi thu hồi đất việc tái định cư, ổn định đời sống cần phải đặc biệt chú trọng.

3.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Là xã nằm cuối huyện trên trục Quốc lộ 3, Thuận Thành có hệ thống giao thông tương đối phát triển, tất cả các tuyến đường liên thôn, liên xóm, nội thôn, xóm đã được bê tông hóa nên việc đi lại, giao lưu hàng hóa của nhân dân là rất thuận lợi. Ngoài ra Thuận Thành còn có giao thông đường thủy trên Sông Công và Sông Cầu.

- Thuỷ lợi: Đến nay hệ thống kênh mương nội đồng đã được cứng hóa hầu hết và xã được bao bọc bởi Sông Cầu và Sông Công nên vấn đề thủy lợi của xã là rất thuận lợi.

- Giáo dục: Trên địa bàn xã có trường trung học cơ sở, trường tiểu học trung tâm, trường mầm non trung tâm, các phân hiệu tiểu học, mầm non ở các miền Xây Thượng, Phù Lôi, Phú Thịnh đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong xã. Xã đã hoàn thành phổ cập tiểu học năm 2003, phổ cập trung học cơ sở năm 2004.

- Y tế: Xã có một trạm y tế, trạm y tế đã duy trì tốt chế độ khám chữa bệnh, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

- Thông tin liên lạc: Hiện tại Thuận Thành có một bưu điện văn hóa xã. cơ bản các hộ dân trong xã có phương tiện nghe nhìn nên thông tin liên lạc là rất phổ biến, rộng rãi.

- Hệ thống điện: Xã Thuận Thành đã có lưới điện quốc gia từ lâu, xã đã thành lập hợp tác xã dịch vụ điện, cán bộ quản lý có chuyên môn nghiệp vụ.

- Văn hoá: Các thôn trong xã đã có nhà văn hóa, chưa thôn nào có sân thể dục, thể thao.

- Trụ sở UBND: Xây dựng trên khuôn viên 0,88ha

3.1.2.7. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng

- Thuận lợi: Trình độ dân trí, đời sống nhân dân trên địa bàn xã Thuận Thành là tương đối cao tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ. Những người có trình độ không những họ có thể nhận thức nhanh, đúng đắn về chế độ chính sách mà có thể họ còn là những tuyên truyền viên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên (Trang 30 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)