Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên (Trang 32 - 35)

3.1.1.1. Vị trí địa lý.

Xã Thuận Thành nằm ở phía nam huyện Phổ Yên, nằm ở cửa ngõ Thủ đô, trên trục Quốc lộ 3 nối giữa Thủ đô Hà Nội, Thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Phía Nam giáp xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

- Phía Bắc giáp xã Tân Phú. - Phía Tây giáp xã Trung Thành.

Xã có 14 xóm, với tổng diện tích tự nhiên 563,38ha. Thuận Thành thuộc vùng 1 của huyện Phổ Yên.

3.1.1.2. Địa hình

Thuận Thành mang đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, ven Sông Cầu và Sông Công.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ bình quân năm là 23oC, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 15oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao (Tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh lệch nhau tới 14oC). Tổng tích ôn khoảng 8000o, tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 1300 giờ và phân bố không đều giữa các tháng.

Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2000mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều do chịu sự chi phối chung của chế độ mưa vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, có những đặc trưng sau:

Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm.

Từ tháng 5 đến hết tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa cả năm. trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất thời gian này thường trùng với mùa mưa bão nên hay sảy ra lũ lụt, ngập úng.

Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình năm là 985mm. Độ ẩm không khí trên địa bàn xã Thuận Thành trung bình là 82%, chỉ số ẩm ướt K hàng năm của xã đạt 2,05 nghĩa là lượng mưa gấp 2 lần lượng bốc hơi, như vậy xét tổng thể xã có độ ẩm tương đối cao, tuy nhiên ở các tháng 1 và tháng 12 hệ số K nhỏ hơn 0,3 nên thường xảy ra hiện tượng hạn hán ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi trong thời gian này.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

*/ Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của xã Thuận Thành theo địa giới hành chính 364 là 563,38ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp là 275,22ha chiếm 48,85% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp được phân bố đều trên toàn xã. chủ yếu là đất phù sa nên rất thuận lợi cho việc trồng cấy lúa và một số cây ngắn ngày.

- Đất phi nông nghiệp là 286,3ha chiếm 50,82% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm nhiều loại đất: đất ở, đất an ninh, quốc phòng, đất công cộng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

- Đất chưa sử dụng là 1,86ha chiếm 0,33% tổng diện tích tự nhiên, đây chủ yếu là đất thùng vũng, hố bom khó khai thác, sử dụng.

*/ Tài nguyên nƣớc

- Nguồn nước mặt: Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối phong phú, với lượng mưa trung bình năm khoảng 2000mm, đây là nguồn nước cung cấp cho các ao, hồ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. Ngoài ra Thuận thành còn được bao bọc bởi Sông Công và Sông Cầu, đây cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở đây tương đối dồi dào và có chất lượng tốt, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng còn hạn chế.

*/ Tài nguyên nhân văn

Thuận Thành là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng người việt, có bản sắc văn hóa đa dạng, người dân trong xã phần lớn là sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp.

*/ Cảnh quan môi trƣờng

Ở đây làng mạc đan xen, hệ thống ao, hồ, kênh mương khá dày đặc tạo nên một cảnh quan trù phú.

Cho đến nay vấn đề môi trường trên địa bàn xã chưa có vấn đền gì nổi cộm nhưng với xu thế phát triển công nghiệp trên địa bàn xã như hiện nay cần phải có biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước.

3.1.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng

- Thuận lợi:

Từ điều kiện là một xã cửa ngõ thủ đô, nằm trên trục Quốc lộ 3 và được bao bọc bởi 2 con sông (Sông Cầu và Sông Công) ta thấy xã Thuận Thành rất thuận lợi về giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy, lưu thông trao đổi hàng hóa nên rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đến đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Tại Thuận Thành là nơi gặp gỡ của Sông Công và Sông Cầu nơi đây đã hình thành nên Cảng Đa Phúc, cảng này nằm cạnh Quốc lộ 3, từ lâu đây đã là nơi trao đổi, nơi trung chuyển hàng hóa lý tưởng của nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư.

Với điều kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước cũng như kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của người dân trong xã ta có thể quy hoạch những vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của xã và dành ra quỹ đất thuận lợi để thu hút phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Như vậy khi thu hồi đất người dân có điều kiện để khôi phục, ổn định và nâng cao đời sống của họ khi bị thu hồi đất nếu có sự quy hoạch, định hướng đúng đắn của Nhà nước; từ đó người dân dễ dàng chấp nhận và đồng tình ủng hộ chủ trương GPMB thu hút đầu tư.

- Khó khăn:

Do Thuận Thành giáp ranh với huyện Sóc Sơn, Hà Nội, chế độ bồi thường, hỗ trợ của Thái Nguyên và Hà Nội có sự chênh lệch rất lớn, làm cho người dân hoang mang, suy nghĩ thậm chí hoài nghi.

Trên địa bàn xã Thuận Thành các hộ thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ lớn nên khi thu hồi đất, không có đất nông nghiệp để cấp cho các hộ thì vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống là rất khó khăn đòi hỏi Nhà nước phải có sự định hướng phù hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên (Trang 32 - 35)