0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá chung về tình hình hoạt động của VPĐKQSD đất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 28 -84 )

2. Mục đích, yêu cầu

1.6.6. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của VPĐKQSD đất

1.6.6.1. Kết quả đạt được

Hệ thống VPĐK các cấp tỉnh, huyện mặc dù mới thành lập và hoạt động, còn rất nhiều khó khăn về điều kiện làm việc, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều nhưng kết quả hoạt động của hệ thống các VPĐK đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến độ và kết quả thực hiện cấp GCNQSD đất trong 3 năm qua so với kết quả 15 năm trước (đất sản xuất nông nghiệp cấp được 1.491.440 giấy (tăng 12,2%); đất lâm nghiệp cấp được 346.853 giấy (tăng 45,3%); đất ở đô thị cấp được 864.258 giấy (tăng 43,8%); đất ở nông thôn cấp được 3.499.786 giấy (tăng 42,6%); đất chuyên dùng cấp được 33.052 giấy (tăng 85,1%). Kết quả đó là chứng minh đầy đủ nhất về sự đúng đắn của việc thành lập hệ thống VPĐK.[22]

với trước đây và đã trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, mang tính chuyên môn sâu, ít bị chi phối bởi các công việc mang tính sự vụ khác về quản lý đất đai của cơ quan Tài nguyên và Môi trường từng cấp; hơn nữa đã phân biệt các rõ công việc mang tính sự nghiệp với công việc quản lý Nhà nước trong hoạt động đăng ký, cấp GCN; trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục cấp GCN và các thủ tục hành chính về đất đai và đã cải cách thủ tục theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện cấp GCN hơn rất nhiều so với trước Luật Đất đai 2003.

Việc hình thành hệ thống VPĐK cũng góp phần hỗ trợ rất tích cực cho cấp xã, nhất là các xã miền núi, trung du do sự thiếu hụt về nhân lực và hạn chế về năng lực chuyên môn trong việc triển khai thực hiện cấp GCN và quản lý biến động đất đai ở địa phương.

1.6.6.2. Các hạn chế

Việc thành lập hệ thống VPĐK các cấp ở các địa phương còn rất chậm so với yêu cầu nhiệm vụ thi hành Luật đất đai: VPĐK cấp tỉnh có 22 tỉnh thành lập chậm, VPĐK cấp huyện đến nay còn khoảng 46% số huyện chưa thành lập; một số VPĐK đã thành lập sau một thời gian hoạt động đã xin giải thể.

Chức năng nhiệm vụ của các VPĐK ở nhiều địa phương chưa được phân định rõ ràng, nhiều VPĐK cấp tỉnh còn có sự chồng chéo với một sè đơn vị khác của Sở, nhất là với Trung tâm Thông tin TN&MT, thậm chí một tỉnh còn chồng chéo chức năng với VPĐK (hoặc phòng TN&MT) cấp huyện.

Việc tổ chức bộ máy các VPĐK các địa phương chưa thống nhất; chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị trực thuộc VPĐK cấp tỉnh chưa phân định rõ ràng, đôi khi còn chồng chéo, thiếu tính chuyên nghiệp, thậm chí có nơi các phòng làm việc chung cùng một công việc.

Điều kiện nhân lực của hầu hết các VPĐK còn rất thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mà Luật đất đai đã phân cấp; đây là nguyên nhân cơ bản của việc cấp GCN chậm và sự hạn chế, bất cập trong việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính hiện nay.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của VPĐK còn rất thiếu thốn, nhiều VPĐK chưa có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy photocopy để sao hồ sơ; đặc biệt diện tích phòng làm việc chật hẹp và không có trang thiết bị bảo quản để triển khai việc lưu trữ hồ sơ địa chính phục vụ việc khai thác khi thẩm tra hồ sơ và cung cấp thông tin đất đai;

Không thống nhất về loại hình hoạt động giữa các địa phương; có địa phương VPĐK phải tự bảo đảm kinh phí để tồn tại và hoạt động, có địa phương VPĐK được bảo đảm bằng ngân sách Nhà nước cho một phần kinh phí hoạt động, cũng có địa phương VPĐK được bảo đảm bằng ngân sách Nhà nước cho toàn bộ kinh phí để hoạt động.

Hoạt động của VPĐK chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, chỉnh lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện thủ tục cấp GCN của VPĐK các cấp ở nhiều địa phương còn một số điểm chưa thực hiện đúng quy định.[23]

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Hoạt động của VPĐKQSD đất cấp huyện

2.2.Phạm vi nghiên cứu.

2.2.1 Về không gian nghiên cứu:

VPĐKQSD đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ.

2.2.2 Về thời gian nghiên cứu:

Thu thập số liệu, tài liệu từ sau khi thành lập VPĐKQSD đất (ngày 01/4/2009) đến nay.

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

2.3.2 Thực trạng tình hình hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

- Tình hình hoạt động của VPĐKQSD đất;

- Đánh giá chung về hoạt động của VPĐKQSD đất.

- Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất.

2.3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất. 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và 18 xã, thị trấn nghiên cứu từ năm 2007 đến 2011.

- Phòng Tài chính, Phòng Thống kê .. Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, các xã thị trấn nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2009 đến 2011.

- VPĐKQSD đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKQSD đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ 1/4/2009 đến hết Quý IV năm 2011

2.4.2 Phương pháp điều tra các số liệu sơ cấp

- Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp. Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, điều tra phỏng vấn các hộ gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện với 100 hộ trên địa bàn 03 thị trấn và 02 xã của huyện Đồng Hỷ.

2.4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

2.4.4 Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan.

Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.

2.4.5 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận văn, tổ chức hội thảo, trao đổi thông tin với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký đất đai trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên với 15 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của Đồng Hỷ là 45.524,44 ha, có toạ độ địa lý từ 21032’ - 21051’ vĩ độ Bắc; 105046’ - 106004’ kinh độ Đông với vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn;

Phía Nam giáp huyện Phú Bình - thành phố Thái Nguyên; Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang;

Phía Tây giáp huyện Phú Lương - thành phố Thái Nguyên.

Huyện Đồng Hỷ có vị trí khá thuận lợi, nằm sát trung tâm thành phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp lớn của tỉnh, với hệ thông giao thông đường bộ khá phát triển (Quốc lộ 1B, tỉnh lộ 269 nối huyện với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang...) tạo điều kiện thuận lợi cho Đồng Hỷ trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như việc tiếp cận các thành tựu khoa học, kỹ thuật và góp phần thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đó chính là động lực để Đồng Hỷ có thể phát triển kinh tế đa dạng với các ngành: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông lâm nghiệp.

3.1.1.2. Địa hình

Mang đặc điểm chung của vùng đồi núi, địa hình của huyện nhìn chung chia cắt phức tạp, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng khá rõ rệt: Vùng Đông Bắc: Là vùng có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều khe suối hiểm trở; Vùng Tây Nam: Có địa hình núi, đồi thấp, xen kẽ là những cánh đồng; Vùng ven sông Cầu: Là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, với nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của huyện Đồng Hỷ vừa mang tính nhiệt đới gió mùa vừa có tính lục địa và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hiện trên địa bàn huyện có các hệ thống sông suối chính: Sông Cầu: Là con sông lớn nhất trên địa bàn huyện, chảy từ phía Bắc xuống, với chiều dài 47 km. Các hệ thống suối lớn như: Suối Linh Nham dài khoảng 28 km, suối Thác Zạc dài khoảng 19 km. Ngoài ra còn hàng trăm con suối, ao, hồ, đập lớn nhỏ khác của huyện.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Đất đai huyện Đồng Hỷ chia thành 8 loại chính là: Đất phù sa, đất bạc màu, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét.

Nhìn chung nguồn tài nguyên đất đai huyện Đồng Hỷ khá đa dạng về loại đất. Đất bằng có độ dốc <80 tương đối thuận lợi cho trồng cây hàng năm với diện tích khoảng 7.000 ha, diện tích thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả khoảng 4.500 ha còn lại chủ yếu dành cho việc phát triển lâm nghiệp.

- Tài nguyên nước:

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được khai thác chủ yếu từ nguồn nước mặt bởi các hệ thống sông, suối bao gồm hệ thống sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Zạc, suối Ngàn Me và hàng trăm sông suối, ao hồ, đập chứa, kênh mương khác. Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các sông suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác và các khu dân cư khá lớn gây hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống.

- Tài nguyên rừng và thảm thực vật: Hiện tại toàn huyện có 21.210 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Độ che phủ của rừng đạt 46,09% song phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn huyện. Nhìn chung, thảm

thực vật trên địa bàn huyện Đồng Hỷ khá phong phú và đa dạng về chủng loại, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên những năm trước đây, rừng bị chặt phá, khai thác khá nhiều. Do vậy, hiện tại rừng Đồng Hỷ phần lớn là rừng nghèo, trữ lượng lâm sản ít.

- Tài nguyên khoáng sản: Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Trên địa bàn huyện có nhiều mỏ và các điểm quặng:

Quặng sắt là loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của huyện bao gồm: + Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng lớn khoảng 20 triệu tấn với hàm lượng 58.8 - 61.8% được xếp vào loại chất lượng tốt.

+ Cụm mỏ sắt Linh Sơn - Tiến Bộ nằm trên trục đường tỉnh lộ 259 gồm nhiều mỏ có quy mô trung bình từ 1 - 3 triệu tấn. Tổng trữ lượng quặng phong hoá đạt trên 30 triệu tấn.

+ Quặng chì kẽm làng Hích, làng Mới và các điểm quặng nhỏ phân bố không tập trung. Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác khắp các vùng phía Đông và phía Bắc huyện, trữ lượng nhỏ. Quặng Phốt pho rít tập trung tại Làng Mới, trữ lượng khoảng 20 - 30 vạn tấn.

Có thể nói tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ rất phong phú có trữ lượng lớn như sắt, vật liệu xây dựng thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng.

* Tài nguyên nhân văn: Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc với bản sắc đa dạng, khác nhau cùng sinh sống, hiện nay có 8 dân tộc anh em trên địa bàn huyện; trong đó: Kinh chiếm 63.75%; Nùng chiếm 13.6%; Sán Dìu chiếm 21.7%; H’Mông chiếm 1.7%; Hoa chiếm 0.17% và một số dân tộc khác.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm trong GDP. Năm 2011 cơ cấu kinh tế đạt được như sau: công nghiệp - xây dựng 48,74%; dịch vụ 30,69%; nông lâm nghiệp, thuỷ sản 20,57%.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2009 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Bình quân thời kỳ 2009-2011 (%) 1. Tổng sản phẩm trong huyện(GDP –Giá 1994) Tỷ đồng 513 568 814 631,67 - Tốc độ tăng trưởng % 13,01 10,71 13,31 12,27 1.1. Công nghiệp - XD 1.2. Nông, lâm,thuỷ sản 1.3. Dịch vụ Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng 173 152 188 200 158 210 410 166 238 261 158,67 212

2. Cơ cấu kinh tế (GDP – giá thực tế)

- Công nghiệp,xây dựng % 35,66 36,78 48,24 48.,74

- Nông, lâm, thuỷ sản % 23,83 21,56 20,78 20,57

- Dịch vụ % 40,51 41,66 30,98 30,69

(Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu huyện Đồng Hỷ lần thứ XVIII)

Trong năm 2011, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp, với sự phấn đấu nỗ lực của các doanh nghiệp doanh nhân và nhân dân các dân tộc trong huyện, Đồng Hỷ đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ước đạt 21,87%, bằng 168,23% KH. - Thu nhập (GDP) bình quân đầu người đạt 24,58 triệu đồng, bằng 109,2% KH (tăng 7,03 triệu đồng/ người so với năm 2010).

- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng c ơ bản trên địa bàn (theo giá cố định 1994) đạt 1.450 tỷ đồng (tăng trên 300 tỷ so với năm 2010).

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 triệu USD, bằng 100% kế hoạch, tăng 19% so với cùng kỳ (trong đó chủ yếu là sản phẩm chè búp khô).

- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá cố định 1994) đạt 307 tỷ đồng, bằng 97,7% kế hoạch, tăng 8,1% so với cùng kỳ.

4.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Theo số liệu thống kê toàn huyện năm 2011 có khoảng 59.230 lao động, chiếm 45,95% dân số. Trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm gần 15%

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 28 -84 )

×