Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 43)

2. Mục đích, yêu cầu

3.2.2. Tình hình quản lý đất đai

Việc tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2003 đã được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Thái Nguyên và các cấp ngành hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện. Do đó, từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã có những kết quả nổi bật như sau:

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ cấp xã đến cấp thành phố được triển khai, thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai 2003; việc lập hồ sơ địa chính gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được các cấp quan tâm thực hiện;

- Việc thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp GCNQSDĐ đã được tổ chức thực hiện đúng trình tự, có hiệu quả và đạt được tỷ lệ cao so với mặt bằng chung của cả nước;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai được quan tâm đúng mức, giải quyết kịp thời theo đúng quy định của Luật đất đai, góp phần lớn cho việc ổn định an ninh, chính trị, xã hội tại thành phố trong những năm qua;

- Việc tổ chức, hình thành hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai từ cấp thành phố đến cấp xã đã cơ bản hoàn thành theo Luật Đất đai 2003 và đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo việc quản lý Nhà nước về đất đai được thông suốt.

- Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp, trình độ quản lý cùa cán bộ địa chính của phòng, xã đã từng bước được nâng cao

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2003 vẫn còn có một số tồn tại sau:

- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đang còn chậm do còn có nhiều vướng mắc khó khăn cần phải tháo dỡ;

- Việc xử lý quy hoạch “treo” và thu hồi các trường hợp vi phạm theo quy định tại Điều 38 của LĐĐ còn chưa được nhiều;

- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của cấp thành phố, cấp xã đang còn làm kéo dài, hiệu quả, hiệu lực chưa cao;

- Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được cấp chính quyền quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và bất cập về chuyên môn, nghiệp vụ; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai hiệu quả chưa được như mong muốn.

- Công tác giao đất và cấp GCNQSD đất thực hiện còn chậm chưa trở thành tác nhân thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Tình hình biến động đất đai không lớn nhưng chưa được đăng ký kịp thời và chưa được chỉnh lý trên tài liệu lưu trữ, đặc biệt là biến động về chủ sư dụng đất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)