2. Mục đích, yêu cầu
3.3.1. Tình hình hoạt động của VPĐKQSD đất
3.3.1.1. Tổ chức bộ máy của VPĐKQSD đất
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐKQSDĐ) huyện Đồng Hỷ được thành lập theo Quyết định số 825/QĐ-UB ngày 01/4/2009 của UBND huyện Đồng Hỷ .
VPĐKQSDĐ của huyện Đồng Hỷ là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của Nhà nước. VPĐK của huyện là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký đất và nhà, chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp UBND huyện trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
a, Tổ chức bộ máy
Tổ chức bộ máy hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Đồng Hỷ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Đồng Hỷ
Giám đốc Văn phòng đăng ký đất Phó Giám đốc Bộ phận kế toán, thủ quỹ, thu phí Bộ phận đăng ký giao dịch đảm bảo Bộ phận thu hồi đất Bộ phận văn thư lưutrữ, cung cấp TT địa chính Bộ phận cấp GCNQ SDĐ
Hiện nay, VPĐKQSD đất huyện Đồng Hỷ có 01 giám đốc, đồng thời là Trưởng phòng TN&MT kiêm nhiệm, 01 phó Giám đốc, là phó trưởng phòng. Cán bộ được phân thành 5 nhóm bộ phận, tương đương với 5 mảng công việc chính, gồm:
- Bộ phận cấp GCNQSD đất: gồm 5 cán bộ, phụ trách toàn bộ thủ tục cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đến in GCNQSD đất và trình ký, trả kết quả.
- Bộ phận Văn thư lưu trữ, cung cấp thông tin địa chính: gồm 1 cán bộ, phụ trách công việc văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ lưu, trích sao hồ sơ địa chính, cung cấp thông tin địa chính.
- Bộ phận Kế toán, thủ quỹ, thu phí: gồm 3 cán bộ, trong đó có 2 cán bộ kiêm nhiệm, phụ trách mảng tài chính của VPĐKQSD đất.
- Bộ phận đăng ký giao dịch đảm bảo: gồm 01 cán bộ kiêm nhiệm, phụ trách công việc đăng ký thế chấp, xoá thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Bộ phận thu hồi đất: gồm 2 cán bộ, phụ trách việc kê khai, xác định tính pháp lý của đất khi thực hiện dự án thu hồi đất, tham mưu và trình Phòng TN&MT ra Quyết định thu hồi đất.
b, Nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê, hiện nay VPĐKQSD đất huyện Đồng Hỷ có tổng số 10 người, trong đó số trong biên chế là 5 người, hợp đồng là 5 người. Số cán bộ có trình độ đào tạo phù hợp với chuyên môn là 8, trong đó trình độ thạc sĩ 2 người, đại học 6 người.
Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, cán bộ của Phòng Tài nguyên nói chung và VPĐKQSDĐ nói riêng thường không ổn định, hay thay đổi tách và sáp nhập với các bộ phận khác.
Bảng 3.4. Thực trạng trình độ cán bộ địa chính của huyện Đồng Hỷ TT Đơn vị Số lƣợng cán bộ Trình độ bằng cấp Trình độ chuyên môn Trên đại học Đại học Trung cấp QLĐĐ Khác Cấp huyện 18 2 13 3 14 4 Phòng TNMT 8 7 1 6 2 VPĐKQSDĐ 10 2 6 2 8 2 Cấp xã 27 17 10 18 9 1 TT Chùa Hang 2 2 1 1 2 TT Sông Cầu 1 1 1 3 TT Trại Cau 2 2 1 1 4 Văn Lăng 1 1 1 5 Tân Long 1 1 1 6 Quang Sơn 1 1 1 7 Hoà Bình 1 1 1 8 Hoá Trung 1 1 1 9 Hoá Thượng 2 1 1 1 1 10 Minh Lập 1 1 1 11 Văn Hán 2 1 1 1 1 12 Khe Mo 1 1 1 13 Linh Sơn 2 1 1 1 1 14 Huống Thượng 2 2 1 1 15 Nam Hoà 2 1 1 1 1 16 Tân Lợi 2 1 1 1 1 17 Cây Thị 1 1 1 18 Hợp Tiến 2 1 1 1 1
3.3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của VPĐKQSD đất huyện Đồng Hỷ
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15/3/2010, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của VPĐKQSD đất huyện Đồng Hỷ cụ thể như sau:
+ Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn cấp huyện đối với đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền (gồm cấp GCNQSD đất lần đầu, cấp GCNQSD đất do biến động quyền sử dụng đất, cấp lại GCNQSD đất theo BĐĐC hoặc do mất GCNQSD đất);
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền;
+ Đăng ký, xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
+ Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính; bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định
+ Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai và tài sản khác gắn liền với đất đối với người sử dụng đất thuộc thẩm quyền;
+ Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất; kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi sử dụng, quản lý;
+ Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã;
+ Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và cung cấp các thông tin khác về đất đai, tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng;
+ Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất, trích lục bản đồ địa chính;
+ Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng TN&MT giao. Cụ thể là: Kê khai thu hồi đất, kiểm tra tính pháp lý của đất để thực hiện dự án thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và đăng ký biến động sau giải phóng mặt bằng.
3.3.1.3. Cơ chế hoạt động của VPĐKQSD đất
a, Cơ chế tài chính
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Nguồn thu: gồm Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và Nguồn thu sự nghiệp (thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất, trích lục bản đồ địa chính; tiền trích lại khi thực hiện kê khai thu hồi đất (0.5% giá trị bồi thường về đất) và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật).
- Khoản chi: Tiền lương, phụ cấp công tác phí, trích nộp BHXH, BHYT, trang thiết bị, văn phòng phẩm, chi cho thực hiện công tác cấp giấy, kê khai thu hồi đất (như đi kiểm tra hiện trạng, thẩm định hồ sơ,…) …
b, Quy trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai
Để thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn huyện, Ngày 15/8/2011, UBND huyện đã ban hành Quy trình thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường - Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động Quản lý nhà nước (gọi tắt là Quy trình ISO), chi tiết về thủ tục hồ sơ, mục đích, nội dung, cơ sở pháp lý, trình tự giả quyết, trách nhiệm và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, trong tổng số 28 thủ tục hành chính thì có 20 thủ tục thực hiện trực tiếp tại VPĐKQSD đất. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng quyết định đến hiệu quả cũng như quá trình hoạt động của VPĐKQSDĐ. Trong đó mỗi thủ tục đăng ký lần đầu hay đăng ký biến động đều có những quy định cụ thể theo từng bước thực hiện, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn, cơ quan dịch vụ công và của công dân đã được quy định rõ ràng điều này đã giúp cho cán bộ thụ lý, giải quyết hồ sơ một cách dễ dàng, công dân hiểu rõ về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi đến giao dịch tại VPĐK.
Bảng 3.5: Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai thuộc thẩm quyền của VPĐKQSD đất huyện Đồng Hỷ
(Theo Quy trình ISO)
STT Thủ tục Thời gian giải quyết (Ngày) Cấp GCNQSD đất lần đầu 1 Cấp GCNQSD đất do trúng đấu giá QSD đất 15
2 Cấp mới GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân 40
Đăng ký biến động
3 Chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép Trong ngày
4 Chuyển nhượng QSD đất 12 5 Nhận thừa kế QSD đất 12 6 Nhận tặng cho QSD đất 12 7 Cấp lại do mất GCNQSD đất 20 8 Cấp đổi theo BĐĐC 23 9 Chỉnh lý biến động 20 10 Đính chính GCNQSD đất 8
11 Đăng ký thay đổi thế chấp QSD đất Trong ngày
12 Đăng ký thế chấp Trong ngày
13 Xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất Trong ngày
14 Đăng ký thế chấp bằng QSD đất và tài sản gắn liền với đất hình
thành trong tương lai Trong ngày
15 Đăng ký văn bản thông báo v/v xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh Trong ngày
16 Đăng ký góp vốn bằng QSD đất 7
17 Xoá Đăng ký góp vốn bằng QSD đất 10
18 Đăng ký cho thuê, cho thuê lại QSD đất 5
19 Đăng ký nhận QSD đất do xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh
cho hộ gia đình, cá nhân 10
20 Đăng ký nhận QSD đất do xử lý hợp đồng góp vốn cho hộ gia
3.3.2. Kết quả hoạt động của VPĐKQSD đất
3.3.2.1. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất đã được thực hiện từ trước khi có
VPĐKQSDĐ huyện Đồng Hỷ. Tính đến hết quý IV năm 2011, kết quả cấp
GCNQSD đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đạt được như sau:
Bảng 3.6 : Kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tính đến hết năm 2011
STT Tên xã, thị trấn cấp GCN (ha) Diện tích cần Diện tích đã cấp (ha) Tỷ lệ (%) 1 TT Chùa Hang 174,18 161,03 92,5 2 TT Trại Cau 450,05 294,39 65,4 3 TT Sông Cầu 114,45 22,46 19,6 4 Huống Thượng 594,93 544,64 91,5 5 Hoá Trung 1.064,33 996,96 93,7 6 Minh Lập 1.568,32 1.273,99 81,2 7 Nam Hoà 2.087,93 1.664,79 79,7 8 Linh sơn 1.003,08 915,32 91,3 9 Hoá Thượng 835,84 808,56 96,7 10 Tân Lợi 1.110,45 897,83 80,9 11 Quang Sơn 742,81 552,82 74,4 12 Hợp Tiến 2.552,22 1.567,01 61,4 13 Văn Hán 3.491,94 2.173,86 62,3 14 Cây Thị 1.110,15 707,00 63,7 15 Văn Lăng 2.227,38 1.179,46 53,0 16 Hoà Bình 1.012,45 670,08 66,2 17 Tân Long 2.082,08 1.123,30 54,0 18 Khe Mo 2.521,29 1.804,85 71,6 Tổng cộng 24.744,24 17.358,35 70,2
Qua bảng 3.6 ta thấy: Tổng số diện tích cần cấp GCNQSD đất toàn huyện là 24.744,24 ha, đã cấp được 17.358,35 ha, đạt tỷ lệ 70,2% với diện tích cần cấp. Toàn huyện có 5 xã, thị trấn cấp được trên 90% giấy chứng nhận, xã có tỷ lệ cấp GCNQSD đất thấp nhất là TT Sông Cầu, mới có 19,6% diện tích đất được cấp. Nguyên nhân là do TT Sông Cầu mới được kê khai cáp GCNQSD đất từ năm 2009.
Số diện tích còn lại chưa được cấp GCNQSD đất là 7.385,89 ha, chiếm 29,8%, nguyên nhân do: chưa kê khai cấp GCNQSD đất, hoặc không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( chuyển nhượng sai thẩm quyền, sai tên trong giấy, không muốn nhận giấy để trả lại ruộng, cán bộ thời đó thống kê tổng hợp chưa hết, một số hộ là do đất của họ nằm trong hành lang bảo vệ đê điều, đất có lấn chiếm, tranh chấp).
Những kết quả đã đạt được trong công tác đăng ký và cấp GCN là khả tốt trong điều kiện có tình hình sử dụng đất phức tạp như huyện Đồng Hỷ. Do đất có nguồn gốc từ rất nhiều hình thức sử dụng khác nhau. Qua quá trình sử dụng, đối tượng sử dụng cũng như mục đích sử dụng đã bị thay đổi nhiều đặc biệt là việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất ở đặc biệt trong 10 năm trở lại đây xu thế đô thị hoá của toàn huyện tăng mạnh.
Qua thực tế thu thập tại VPĐKQSDĐ các hồ sơ xin cấp GCN ngoài những trường hợp có giấy tờ hợp lệ, chủ cũ đã được cấp GCN và đã có hợp đồng mua bán còn có các dạng sau:
- Những trường hợp không có giấy tờ sống ổn định từ năm 1993: Đa số những hộ dân trong khu vực này đều được UBND xác nhận là đã ở ổn định, không tranh chấp từ năm 1980.
- Những trường hợp không có giấy tờ sống ổn định từ năm 1993 - 2004: Đơn mua bán nhà viết tay; Giấy uỷ quyền; Giấy nhượng quyền SD đất viết tay,…. Tất cả các trường hợp mua bán trên đều diễn ra trước ngày 01/7/2004.
- Những trường hợp được thừa kế: GCN được cấp cho những trường hợp nhận quyền kế thừa của người sử dụng đất có các giấy từ hợp lệ như GCN cấp từ năm 1956.
Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện Đồng Hỷ còn 7.385,89 ha chưa được cấp GCN
Theo cơ chế: "một cửa", vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ nói chung là yếu tố quyết định hiệu quả trong công tác đăng ký quyền sử dụng đất. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải là người có năng lực tổng hợp, nắm vững các chính sách pháp luật, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các công việc được đảm nhận. Thái độ của cán bộ và mức độ hướng dẫn của cán bộ được người dân hết sức quan tâm.
Do nhu cầu của công việc UBND huyện đã có sự quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, viên chức của VPĐKQSDĐ tham gia các lớp học chuyên ngành, các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ. Các cán bộ VPĐK của huyện đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao.
Tiến độ cấp giấy chứng nhận của huyện Đồng Hỷ từ năm 2007 - 2011 được thể hiện cụ thể tại bảng 3.7:
Bảng 3.7. Tiến độ cấp GCNQSD đất lần đầu trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 2007 – 20011
Năm
Tổng hồ sơ kê khai đề nghị cấp GCN (hồ sơ) Tổng số hồ sơ đã cấp đƣợc (Giấy CN) Tỷ lệ đạt đƣợc (%) 2007 1315 1059 80,5 2008 1390 1006 72,4 2009 1322 1009 76,4 2010 902 791 87,7 2011 773 702 90,8
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Đồng Hỷ)
Qua bảng 3.7 ta thấy, từ năm 2007 đến năm 2009, là giai đoạn trước khi VPĐKQSD đất thành lập, tỷ lệ hồ sơ được giải quyết, cấp GCNQSD đất đạt được khá thấp. Nguyên nhân do số lượng cán bộ Phòng TN&MT còn ít (6 cán bộ), vừa thực hiện công tác chuyên môn, vừa thực hiện công tác quản lý nhà
nước về đất đai, mặt khác, do hồ sơ địa chính còn sơ sài đã làm tiến độ giải quyết hồ sơ còn chậm. Từ năm 2009 đến năm 2011, khi VPĐKQSD đất thành lập, tỷ lệ giải quyết hố sơ tăng mạnh, trong đó năm 2011, tỷ lệ hồ sơ được giải quyết là 90,8 %. Đây là một kết quả khá cao so với thời kỳ trước khi VPĐKQSD đất thành lập.
Bên cạnh việc cấp GCNQSD đất, VPĐK thực hiện công việc chuyên môn chủ yếu là giải quyết các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất (gồm chuyển nhượng, tặng cho, chuyêrn đổi quyền sửu dụng đất). Tiến độ cấp GCNQSD đất do chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn năm 2007-2011 đạt được như sau:
Bảng 3.8. Tiến độ cấp GCNQSD đất do chuyển quyền sử dụng đất trên địa